Lý thuyết về lợi thế so sánh adam năm 2024

                                          
  • Tư bản lưu động: là tư bản không đem lại thu nhập nếu nó vẫn ở trong tay người chủ sở hữu và giữa nguyên hình thái, như: tiền, lương thực dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, thành và bán thành phẩm.
                          
  • Tư bản cố định: là tư bản đem lại lợi nhuận mà không chuyển quyền sở hữu, như: máy móc, công cụ lao động, các công trình xây dựng đem lại thu nhập, những năng lực có ích của dân cư.
  • Về tích luỹ tư bản: Ông khẳng định chỉ có lao động mới là nguồn gốc của tích luỹ tư bản: "tích luỹ tư bản tăng là do kết quả của sự tiết ước và chúng giảm đi là do hoang phí và không tính toán cẩn thận".
  • Lý luận về thu nhập:

Đây là điểm trung tâm và là cơ sở xuất phát giải quyết các vấn đề lý luận trong học thuyết kinh tế của Adam Smith:

                      

  • Lý luận về tiền lương:
                          
  • Ông quan niệm tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao.
  • Hai yếu tố quyết định đến mức tiền lương là cầu về lao động và giá cả trung bình của các tư liệu sinh hoạt, ông cũng đã phân biệt sự khác nhau giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa.
  • Lý luận về lợi nhuận, lợi tức:
  • Adam Smith chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận: là một khoản khấu trừ do công nhân tạo ra là kết quả của lao động đem lại.
  • Về lợi tức ông cho rằng lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận, được đẻ ra từ lợi nhuận. Lợi túc của tư bản cho vay được trả bằng cách lấy vào lợi nhuận thuần tuý và do mức lợi nhuận thuần tuý quyết định.
  • Ông cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận như: tiền công, quy mô tư bản, lĩnh vực đầu tư, cạnh tranh, sự can thiệp của nhà nước...
  • Ông cũng là người chỉ ra xu hướng giảm xuống của tỷ suất lợi nhuận, và cho rằng tư bản đầu tư ngày càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng thấp.
  • Lý luận về địa tô:
  • Adam Smith có hai luận điểm về khái niệm địa tô: một là, địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm lao động, hai là, địa tô là khoản tiền trả về việc sử dụng đất đai, phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu của đất đai và việc người nông dân có khả năng trả tiền cho ruộng đất.
  • Về hình thức địa tô, Adam Smith đã phân biệt hai hình thái của địa tô chênh lệch I, nhưng ông lại chưa nghiên cứu địa tô chênh lệch II.
  • Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội
  • Lý luận về tái sản xuất của Adam Smith được xây dựng trên quan điểm của giá trị hàng hoá bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, địa tô. Trong quá trình phân tích, ông đã trình bày các khái niệm: tổng thu nhập, thu nhập thuần tuý, nhưng ông không lấy tổng thu nhập làm điểm xuất phát mà lấy thu nhập thuần tuý làm điểm xuất phát và toàn bộ lý luận tái sản xuất chỉ xoay quanh thu nhập thuần tuý.
  • Mặt khác, ông phân chia tư bản xã hội làm hai bộ phận: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, nhưng sự phân chia này chưa rành mạch, ông đã đồng nhất tư bản với của cải xã hội, chứ không phải tư bản là bộ phận dự trữ.

Tóm lại:

                      

  • A.Smith đã hiểu một số vấn đề của lý luận tái sản xuất xã hội gần giống với lý luận về tái sản xuất xã hội mà Mác xây dựng sau này. Ông đã có gợi ý thiên tài là: phân chia nền sản xuất xã hội thành hai khu vực [sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng], phân biệt tích luỹ và cất trữ trong tái sản xuất mở rộng.
                          
  • Hạn chế lớn nhất của a.Smith là ở chỗ: Cho rằng sản phẩm xã hội chỉ thể hiện ở hai phần là tiền công [v] và giá trị thặng dư [m], loại bỏ phần giá trị tư bản bất biến [c], đồng nhất thu nhập quốc dân và toàn bộ tổn sản phẩm xã hội. Theo ông giá trị tổng sản phẩm gồm: tiền công, lợi nhuận và địa tô. Từ đó dẫn đến sai lầm tiếp theo: cho rằng tích luỹ chỉ là biến giá trị thặng dư thành tư bản khả biến phụ thêm mà không có tư bản bất biến phụ thêm. Tức là bỏ qua giá trị tư bản bất biến trong phân tích tái sản xuất và không tính đến tư bản bất biến phụ thêm trong phân tích tái sản xuất mở rộng.

Mác đặt tên cho sai lầm này là "Tín điều của A.Smith" [từ sai lầm này và đi chứng minh cho các sai lầm đã dẫn A.Smith đến chỗ bế tắc].

                      

  1. Lý thuyết về "lợi thế so sánh"
                          
  • Adam Smith là người đưa lý thuyết về "lợi thế tuyệt đối". Ông cho rằng, việc buôn bán giữa các nước diễn ra trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước khi quốc gia này có lợi thế hơn quốc gia khác về sản xuất một loại hàng hoá nào đó, ngược lại quốc gia khác lại có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nào đó, do đó khi tiến hành trao đổi cả hai nước đều có lợi ích cao nhất. Bởi vậy mỗi quốc gia phải biết chuyên môn hoá sản xuất loại hàng hoá mà họ có lợi thế hơn.
                          
  • Nhưng trong thực tế hiện tượng này không nhiều, bởi vậy lý thuyết này của Adam Smith có những điểm hạn chế, về sau chính Ricardo là người phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, xây dựng lý thuyết về lợi thế so sánh.
Những tư tưởng của A.Smith còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cả phương pháp khoa học và phương pháp tầm thường song ông đã xác định được nhiệm vụ của kinh tế chính trị học, đã đưa các tư tưởng kinh tế có từ trước đó trở thành hệ thống, là một trong những đỉnh cao của tư tưởng xã hội thế kỷ XVIII.
                              

Chủ Đề