Mẫu báo cáo đánh giá thị trường xuất khẩu năm 2024

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cùng những phân tích và dự báo cho thời kỳ tiếp theo.

Báo cáo Xuất nhập khẩu là ấn phẩm thường niên được Bộ Công Thương phát hành đều đặn từ năm 2016 đến nay nhằm cung cấp thông tin minh bạch, có hệ thống, được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu và đào tạo quan tâm, tín nhiệm và đánh giá cao.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021 và tiếp tục thực hiện Kế hoạch của ngành Công Thương triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa định hướng đến năm 2030, triển khai Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Báo Công Thương xây dựng Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022.

Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022 bao gồm 6 chương:

Chương I: Tổng quan

Chương II: Tình hình xuất khẩu các mặt hàng

Chương III: Nhập khẩu các nhóm hàng

Chương IV: Thị trường xuất nhập khẩu

Chương V: Quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu

Chương VI: Hội nhập kinh tế

Mẫu báo cáo đánh giá thị trường xuất khẩu năm 2024

1. Bối cảnh tình hình kinh tế – chính trị thế giới

Những nét chính của tình hình kinh tế thế giới trong năm 2022

Năm 2022, kinh tế thế giới gặp nhiều diễn biến khó khăn: tác động của cuộc xung đột tại Ukraine khiến nhiều mặt hàng đứt gãy nguồn cung hoặc có mức giá tăng mạnh; Trung Quốc duy trì thời gian phong tỏa kéo dài và thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn; lạm phát tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế, lãi suất được nâng mạnh để kiềm chế lạm phát… Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn ước chừng GDP thế giới tăng trưởng 3,4% trong năm 2022, cao hơn con số 2,6% của năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Một số nét chính của kinh tế thế giới ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 có thể kể tới:

Khủng hoảng năng lượng và sự thay đổi của bản đồ năng lượng thế giới

Năm 2022, khủng hoảng năng lượng diễn ra chủ yếu là do các xung đột địa chính trị. Sau khi cuộc xung đột Nga – Ukraine bùng nổ vào cuối tháng 02/2022, các nước phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt ngành năng lượng, lĩnh vực xuất khẩu chính của Nga khiến giá dầu nhanh chóng leo thang. Giá dầu Brent tăng vọt từ 98,08 USD/thùng trước xung đột Nga – Ukraine lên đến mức gần 130 USD/thùng. Với khủng hoảng xăng dầu, chi phí vận tải và giá cước ở mức cao khiến cho hoạt động vận chuyển quốc tế cũng như nội địa của nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, giá năng lượng đã bình ổn trở lại nhờ sự điều chỉnh trong chuỗi cung ứng khi dầu thô và khí đốt của Nga dịch chuyển từ khách hàng châu u sang châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, để bù lại nguồn cung từ Nga, EU tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Hoa Kỳ và Trung Đông, như Đức đã ký hợp đồng mua khí đốt kéo dài 15 năm với Qatar, EU nhập khẩu tới hơn 50% lượng khí LNG từ Hoa Kỳ.

Lạm phát tăng cao

Giá năng lượng tăng cao kéo theo sự gia tăng liên tiếp của giá cả hàng hóa do ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine và các yếu tố khác như sự thiếu hụt nguồn cung, khan hiếm lao động sau đại dịch Covid-19 đã đẩy tỷ lệ lạm phát ở nhiều nước tăng vọt trong năm 2022. Tháng 6/2022, lạm phát tại Hoa Kỳ đạt 9,1% – mạnh nhất kể từ năm 1982. Lạm phát tại Anh và Nhật Bản lập đỉnh trong vòng 40 năm trong tháng 10/2022. Bên cạnh đó, cũng vào tháng 10/2022, lạm phát tại Khu vực đồng Euro lập kỷ lục mới, với 10,7% – cao nhất kể từ năm 1997. Tính chung cả năm 2022, có tới hơn 43% số quốc gia trên thế giới ghi nhận lạm phát ở hai chữ số, lạm phát toàn cầu khoảng 9% – mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát tăng cao và tồn kho cao, ảnh hưởng đến sức cầu nhập khẩu hàng hoá của người tiêu dùng, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là các mặt hàng không thiết yếu, vốn là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường các nước phát triển.

Các Ngân hàng trung ương (NHTW) thắt chặt chính sách tiền tệ

Trước tình trạng lạm phát tăng cao và lan rộng trên toàn cầu, NHTW các nước phải tăng lãi suất nhiều đợt để ngăn chặn, dẫn đầu bởi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED). Tại Hoa Kỳ, đến tháng 12/2022, lãi suất cơ bản đã nằm trong ngưỡng 4,25-4,5%, cao nhất trong vòng 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Tại Anh, Ngân hàng Trung ương Anh ngày 15/12 đã tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp lên 3,5%, mức cao nhất trong 14 năm. Tại Khu vực đồng Euro, Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) đã kết thúc giai đoạn 15 năm lãi suất cơ bản âm hoặc bằng 0 để kích cầu nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 và đẩy mặt bằng lãi suất lên mức 2,5%. Mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên đồng nghĩa với việc chi phí vay nợ của doanh nghiệp và người dân tăng lên, khiến kinh tế nhiều nước phát triển tăng trưởng chậm lại, làm giảm sức cầu hàng hóa nhập khẩu.

Tình hình kinh tế một số đối tác thương mại lớn của Việt Nam Hoa Kỳ

Năm 2022, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm lại do lạm phát cao và tiếp sau đó là chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. GDP nước này cả năm tăng 2,1%, thấp hơn mức 5,9% của năm 2021.

Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ thu hẹp lại trong bối cảnh nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước chậm lại khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Thâm hụt thương mại giảm từ mức 89,2 tỷ USD tháng 01/2022 xuống 61,5 tỷ USD tháng 11/2022, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020.

2. Bối cảnh tình hình kinh tế trong nước

Năm 2022, ở trong nước, hoạt động xuất khẩu nhập khẩu đối mặt với những thuận lợi, khó khăn đan xen.

Khó khăn

Thứ nhất, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 cần có thời gian để tích lũy, phục hồi; trong khi đó, nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, năng lực nội tại, sức chống chịu, khả năng thích ứng còn hạn chế, lại đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi với những tồn tại kéo dài từ trước chưa thể khắc phục triệt để… đặt ra những khó khăn, thách thức đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.

Thứ hai, hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đứt gãy nguồn cung, giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao. Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, đã ảnh hưởng đến nguồn cung và sức mua trong nước và tăng chi phí vốn sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ ba, càng về cuối năm, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá trên thị trường thế giới càng giảm sút khi khó khăn kinh tế ở các nước phát triển ngày càng trầm trọng sau xung đột tại Ukraine, lạm phát ở châu u ở mức cao, sức mua giảm sút rõ rệt. Tại thị trường Trung Quốc,

các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được duy trì chặt chẽ cả năm 2022, chỉ có tín hiệu dần mở cửa thời điểm đầu năm 2023.

Thuận lợi

Thứ nhất, trước bối cảnh tình hình địa chính trị bất ổn của thế giới, nền kinh tế Việt Nam duy trì được các chỉ số kinh tế vĩ mô ổn định. Năm 2022, nền kinh tế được hồi phục và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022, GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021, thuộc nhóm phục hồi khả quan nhất trên thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Thứ hai, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA trải qua một quá trình thực thi bước đầu, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các ưu đãi mang lại. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng thích ứng nhanh, linh hoạt trong đa dạng hoá thị trường xuất, nhập khẩu.

Thứ ba, giá cước vận tải biển giảm đáng kể trong năm 2022 cũng hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thứ tư, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và công tác đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu, xúc tiến thương mại. Nhờ đó, xuất nhập khẩu năm 2022 tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 371,3 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (tăng trên 8%).