Mẫu đăng ký giao dịch bảo đảm mới nhất

Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định khái niệm: Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm. Khi muốn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu cần viết đơn yêu cầu. Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao, những lưu ý gì khi soạn thảo mẫu đơn. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu để giúp người đọc hiểu rõ hơn về mẫu đơn này.

1. Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là gì, mục đích của mẫu đơn?

Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là văn bản được lập ra để yêu cầu về việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, nội dung đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung yêu cầu xóa…

Mục đích của mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: Khi các bên cần xóa đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu xóa đăng ký sẽ viết đơn gửi Trung tâm đăng ký giao dịch yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…, ngày … tháng … năm …

ĐƠN YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

[Về: Giao dịch bảo đảm số…………… được đăng ký ngày…/…./……]

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

Xem thêm: Chuyển công ty có phải đăng ký giảm trừ gia cảnh lại không?

– Căn cứ Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kính gửi: – Trung tâm Đăng ký giao dịch/ Văn phòng đăng ký đất đai…………….

[Là cơ qua mà bạn đã thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm trước đó]

Họ và tên: [1]………… Sinh năm:……

Chứng minh nhân dân số:……… do CA………….….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………

Địa chỉ cư trú hiện nay:………

Số điện thoại liên hệ:………

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên

Xin trình bày với Ông/Bà/Quý cơ quan sự việc  như sau:

………

[Trình bày nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn]

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định:

“Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm

1.Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a] Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b] Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

Xem thêm: Thẩm quyền và các nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm

c] Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d] Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

đ] Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e] Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

g] Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

h] Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

i] Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

k] Theo thỏa thuận của các bên.

Xem thêm: Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

2.Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.”

Tôi thấy mình có quyền yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà tôi đã đăng ký tại Quý cơ quan vào ngày…/…./…… với……………………. giữa…………. và………

Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xóa đăng ký biên pháp bảo đảm mà tôi đã nêu trên, bởi:………………. [lý do bạn cho rằng mình được xóa đăng ký giao dịch bảo đảm].

Tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh cho những thông tin tôi đã đưa ra:……. [liệt kê các tài liệu chứng cứ chứng minh].

Kính mong Quý cơ quan xem xét và đáp ứng yêu cầu trên của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn?

[1] Thông tin người yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm: họ và tên, chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên lạc.

Xem thêm: Thời hạn hiệu lực của số đăng ký thuốc? Hồ sơ đăng ký gia hạn thuốc?

4. Những quy định liên quan đến giao dịch bảo đảm?

4.1.Trường hợp nào phải đăng ký giao dịch bảo đảm?

Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

+ Thế chấp quyền sử dụng đất;

+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

+ Thế chấp tàu biển.

Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

+ Thế chấp tài sản là động sản khác;

Xem thêm: Thế chấp tài sản nhưng không đăng ký giao dịch bảo đảm

+ Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

+ Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

4.2. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:

Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm

– Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

– Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

– Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:

Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;

Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản.

4.3. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển đảm bảo nguyên tắc nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký.

Cơ quan đăng ký không được yêu cầu nộp thêm bất cứ giấy tờ gì mà pháp luật không quy định trong hồ sơ; không được yêu cầu các bên ký kết hợp đồng sửa lại tên hợp đồng bảo đảm, nội dung hợp đồng bảo đảm, nếu không thuộc trường hợp sai sót do lỗi kê khai của người yêu cầu đăng ký.

– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác được thực hiện trên cơ sở nội dung tự kê khai trên phiếu yêu cầu đăng ký, đồng thời người yêu cầu đăng ký chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của các thông tin kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.

– Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.

4.4. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký

– Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu [sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm]; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.

Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật [sau đây gọi là Văn phòng thừa phát lại]; cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.

– Người yêu cầu đăng ký phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp, trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề