Mẫu tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm năm 2024

(BĐT) - Mục 2.1 Chương II Mẫu HSYC chào hàng cạnh tranh xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT (Mẫu số 03) quy định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

Mẫu tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm năm 2024

Hỏi: Ban Quản lý dự án xây dựng tỉnh A đang tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Trên địa bàn tỉnh này, có rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập từ 1 năm đến 2 năm. Để tạo điều kiện cho các nhà thầu địa phương tham gia chào hàng, hồ sơ yêu cầu (HSYC) có thể quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian 2 năm trước thời điểm đóng thầu được không, hay nhất thiết phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập mẫu HSMT xây lắp (TT03) là từ 3 năm đến 5 năm?

Trả lời: Mục 2.1 Chương II Mẫu HSYC chào hàng cạnh tranh xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT (Mẫu số 03) quy định căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà bên mời thầu có thể tham khảo tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm quy định tại Mẫu hồ sơ mời thầu (HSMT) số 01 ban hành kèm theo TT03 để quy định cho phù hợp, tránh đưa các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp có giá trị dưới 5 tỷ đồng, áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh thì chỉ có các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ mới được phép tham gia chào hàng theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (NĐ63). Khi lập HSYC, chủ đầu tư, bên mời căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu hoặc năng lực của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để đưa ra tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm cho phù hợp, trường hợp quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian từ 3 năm đến 5 năm trước thời điểm đóng thầu dẫn đến hạn chế nhà thầu tham dự thầu, làm giảm tính cạnh tranh của gói thầu thì bên mời thầu có thể quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trong khoảng thời gian 2 năm trước thời điểm đóng thầu nhằm thu hút nhiều nhà thầu tham dự, tăng tính cạnh tranh của gói thầu.

Ngoài ra, trường hợp gói thầu xây lắp có giá dưới 5 tỷ đồng, đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và là công trình đơn giản mà nhà thầu không cần nhiều thời gian để chuẩn bị hồ sơ đề xuất (HSĐX)/báo giá thì được phép áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp công trình đòi hỏi nhà thầu phải mất nhiều thời gian hơn để chuẩn bị HSĐX/báo giá so với thời gian chuẩn bị HSĐX tối thiểu quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 58 NĐ63 thì cần áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác cho phù hợp.

Mẫu tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm năm 2024

Nội dung Text: MẪU ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU HỒ SƠ DỰ THẦU

  1. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM CỦA NHÀ THẦU HSDT của nhà thầu: __________ Kết Mức yêu cầu quả được đánh giá T Ghi đánh Nội dung đánh giá (1) là đạt theo yêu T chú giá cầu của HSMT (2) 1 K inh nghiệm: - Số lượng các hợp đồng tương tự đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian ___ năm gần đây. - Số lượng các hợp đồng tương tự với phần công việc đảm nhận trong liên danh của các thành viên trong liên danh. - Số năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp Dịch vụ kỹ thuật - Các nội dung khác (nếu có). 1
  2. 2 Năng lực kỹ thuật: - Khối lượng sản phẩm chính thực hiện trong thời gian ____ năm gần đây. - Cơ sở vật chất kỹ thuật. - Tổng số lao động, trong đó số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hiện có. - Các nội dung khác (nếu có). 3 Năng lực tài chính 3.1 Doanh thu 3.2 Tình hình tài chính lành mạnh 4 Các yêu cầu khác (nếu có) KẾT LUẬN (3) Người đánh giá (4) (Ký và ghi rõ họ tên) Ghi chú: 2
  3. - (1) Nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo các tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nêu trong HSMT. - (2) Đối với từng nội dung đánh giá, nếu được đánh giá là “đạt” thì ghi “Đạt”(trường hợp đạt sau khi bổ sung, làm rõ thì nêu rõ tại cột Ghi chú tương ứng), nếu được đánh giá là “không đạt” thì ghi “Không đạt” vào ô tương ứng của cột “Kết quả đánh giá” và nêu rõ lý do không đạt tại cột Ghi chú tương ứng. - (3) Nhà thầu được kết luận là ĐẠT khi tất cả nội dung được đánh giá là “đạt”, nhà thầu được kết luận là KHÔNG ĐẠT khi có ít nhất một nội dung được đánh giá là “không đạt”. - (4) Trường hợp tổ chuyên gia đánh giá theo nhóm thì cần có chữ ký và họ tên của tất cả các thành viên trong nhóm. 3