Mein chats là gì

Móng tay, móng chân của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, nhìn vào đây bạn có thể biết được phần nào tình hình sức khỏe của con để biết bé có thiếu chất hay không.

Bất thường về móng báo hiệu trẻ đang thiếu chất

Dưới đây là những dấu hiệu được cho là bất thường về móng ở trẻ mẹ cần lưu tâm.

1. Móng nhiều đường kẻ sọc

Nếu mẹ để ý thấy móng của trẻ có một số đừng kẻ sọc mảnh, màu sáng đều từ đáy móng tới đầu ngón tay nghĩa là trẻ đang bị thiếu vi chất là sắt và kẽm. Lời khuyên hữu ích cho mẹ lúc này là nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ. Mẹ cần cho trẻ ăn đúng cách để có thể tăng hấp thụ, tránh tương tác.

Nguồn sắt lý tưởng cho trẻ là tôm, mực, nấm hoặc mẹ có thể kết hợp trái cây giàu vitamin C với thực phẩm chứa sắt, nhờ vậy sắt sẽ hấp thu tốt hơn vào cơ thể trẻ.

2. Móng mềm, dễ gãy

Biểu hiện này cho thấy trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D. Vì vậy, mẹ thấy trẻ rất dễ bị gãy đầu móng tay, dễ uốn cong móng, móng trông rất mỏng.

Móng tay mềm, mỏng, dễ gãy báo hiệu trẻ đang thiếu vitamin A, vitamin B6, vitamin C và D

Thay đổi khẩu phần ăn cũng là cách hay nhất để giúp móng khỏe trở lại và tăng sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng trái cây, các loại rau xanh đậm, lá mềm, ít gân. Mẹ cũng lưu ý, nên nấu canh cho trẻ ăn thay vì xào vì xào sẽ khiến thực phẩm mất chất và trẻ khó hấp thu vi chất.

Để cung cấp đầy đủ vitamin D nên cho trẻ tắm nắng hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, rau xanh.

3. Da xung quanh móng tróc lở

Mẹ sẽ thấy phần da xung quanh móng của trẻ mỏng, dễ tróc lở, có lúc xuất hiện ửng đỏ và sưng. Điều này cho thấy trẻ đnag thiếu vitamin B3 hoặc kẽm, tryptophan.

Lời khuyên cho mẹ là nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin B3 như trái bơ, gan heo, cá hồi, đậu hà làn hoặc thực phẩm chứa tryptophan là các loại hạt, đậu nành luộc, thịt gà.

4. Móng có phần sáng, phần tối

Nếu móng có phần sáng phần tối và thường phần đầu móng thâm đen, đáy móng sẽ đục đồng màu. Như vậy, bé đang có nguy cơ suy dinh dưỡng. Quan sát thể trạng của bé, nếu bé gầy yếu, da xanh, biếng ăn thì cần cho bé khám ngay vì có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.

Tuy nhiên, trong tình huống này, mẹ cũng đừng quá lo lắng, hãy thử thay đổi khẩu phần ăn của trẻ trong 2 tháng, sau 2 tháng nếu không có tiến triển mẹ mới đưa đi bác sĩ. Theo đó, mẹ nên bổ sung thêm tinh bột, chất đạm, chất béo đầy đủ trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Tăng cương các loại hải sản như cá hồi, cá thu, cá chép.

5. Có một số vệt trắng trên móng

Trên móng bé xuất hiện một số vệt trắng có thể hằn sâu và móng. Điều này chứng tỏ bé đã bị thiếu hụt chất lâu dài, phần đáy móng có thể bị bong tróc 1 phần vẩy. Chất bé đang thiếu hụt là đạm, kẽm hoặc vitamin B12, omega3.

Lời khuyên cho mẹ lúc này là thêm khẩu phần đạm vào bữa ăn của trẻ như cá, trứng, thịt. Đồng thời mẹ đừng quên thực phẩm giàu omega3 hay kẽm như cá hồi, cá thu, cá chép, nấm, tôm, mực, đậu đen, rau xanh có viền lá dày, gân nhiều.

Cách chăm sóc móng cho trẻ đúng cách

Lựa chọn thời điểm cắt móng tay cho trẻ

Thường thì các mẹ nên cắt móng tay cho bé sau khi tắm bởi chúng mềm hơn và dễ cắt hơn. Khi cắt móng cho trẻ. Thời điểm tốt nữa để cắt móng tay cho trẻ là khi trẻ ngủ say bởi đây là thời điểm mà tay của trẻ thả lỏng hoàn toàn, bàn tay mở rộng.

Hãy giữ thật chắc tay trẻ khi cắt móng

Việc giữ tay trẻ trong khi cắt móng nhằm để cho ngón tay bé không trượt khỏi bàn tay bạn không đúng lúc, hãy dùng chiếc khăn giấy. Nếu như cạnh móng nhọn hoặc quá dài, hãy dùng giũa nhỏ để làm bằng lại.

Hãy tránh cắn móng tay của trẻ

Một số cha mẹ, đặc biệt là những bà mẹ sợ cắt móng tay cho trẻ, thường dùng phương pháp cắn móng tay. Mặc dù việc này dễ hơn việc sử dụng bấm móng tay nhưng các bác sĩ không khuyến cáo.

Bởi bất kỳ khi nào bạn đặt ngón tay của trẻ vào miệng mình thì bạn đang làm tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ miệng vào những vết đứt rất nhỏ trên tay trẻ mà có thể bạn không để ý. Điều này sẽ khiến trẻ bị ốm hoặc nhiễm trùng đấy nhé!

Hằng ngày chúng ta đều đun nước nhưng chưa chắc đã quan sát một cách tỉ mỉ hiện tượng nước sôi diễn ra như thế nào hay khi nước sôi có đặc điểm gì. Vậy trong bài ngày hôm nay, Monkey sẽ giới thiệu sự sôi là gì? Sự sôi có những đặc điểm gì? Ứng dụng sự sôi trong đời sống thường ngày như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé !

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã
giỏi tiếng Anh như người bản xứ &
phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua
các app của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

*Vui lòng kiểm tra lại họ tên

*Vui lòng kiểm tra lại SĐT

*Bạn chưa chọn mục nào!

ĐĂNG KÝ MUA!

Thí nghiệm về sự sôi 

Trước khi đi đến kết luận về sự sôi, ta cùng tiến hành một thí nghiệm nhỏ đơn giản và dễ làm như sau

  • Chuẩn bị dụng cụ làm thí nghiệm

Dụng cụ làm thí nghiệm bao gồm: 

Giá đỡ 

Đèn cồn 

Cốc thuỷ tinh có nước 

Nhiệt kế 

  • Làm thí nghiệm 

Đặt chiếc nhiệt kế vào ống nước để trên giá đỡ, sau đó ta đốt đèn cồn đun nóng ống nước. Quan sát hiện tượng xảy ra từ khi nhiệt kế chỉ 40 độ C. Từ 40 độ C, sau mỗi một phút ta quan sát và ghi lại kết quả vào bảng dưới đây.  

  • Theo dõi nhiệt độ của nước và hiện tượng xảy ra trên mặt nước ta có kết quả ghi lại trong bảng sau 

Thời gian theo dõi

Nhiệt độ nước [độ C] 

Hiện tượng trên mặt nước

Hiện tượng trong lòng nước 

0

40

  

1

44

Hơi nước bắt đầu bay lên 

Có bọt khí xuất hiện ở đáy bình 

2

46

  

3

52

  

4

58

  

5

64

  

6

70

  

7

76

Mặt nước bắt đầu xáo động

Các bọt khí nổi lên 

8

84

  

9

90

Mặt nước xáo động mạnh 


Hơi nước bay lên nhiều

Nước có tiếng reo lên 

10

99

  

11

100

Mặt nước xáo động mạnh. Hơi nước bay lên nhiều 

Những bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi tới mặt thoáng thì vỡ tung. Nước sôi sùng sục 

12

100

  

13

100

  

  • Rút ra kết luận 

Qua thí nghiệm trên ta thấy rằng: 

  • Nước sôi ở 100 độ C, đây còn được gọi là nhiệt độ sôi của nước 
  • Kể từ khi nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi 
  • Sự sôi còn được xem là một sự bay hơi đặc biệt. Trong khi nước sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng. 

Sự sôi là gì? Ví dụ về sự sôi 

Khi hiểu rõ về hiện tượng sôi của nước ở thí nghiệm trên, ta có định nghĩa chung về sự sôi của chất lỏng như sau

Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. 

Ví dụ: Đun ấm nước trên bếp, khi nước sôi ta thấy hơi nước thoát ra khỏi ấm nhiều. Bên trong ấm nước có tiếng sôi sùng sục của nước. 

Đặc điểm của sự sôi 

Những đặc điểm của sự sôi không khó để hiểu và ghi nhớ. Ta chú ý những đặc điểm của sự sôi như sau 

  • Sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng 

  • Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi 

  • Nhiệt độ của một chất lỏng khi sôi gọi là nhiệt độ sôi của chất đó. 

  • Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau. 

  • Khi chất lỏng sôi, khí hơi bay lên và ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường 

Xem thêm: Giải thích sự nóng chảy và đông đặc dễ hiểu nhất [Vật lý 6]

Phân biệt sự sôi với sự bay hơi 

Sự sôi và sự bay hơi đều có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, tuy nhiên vẫn có điểm khác nhau cần lưu ý 

Sự bay hơi 

Sự sôi 

Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng 

Chất lỏng vừa bay hơi trên mặt thoáng vừa hoá hơi trong lòng chất lỏng 

Sự bay hơi có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào 

Sự sôi chỉ xảy ra khi ở nhiệt độ sôi nhất định tuỳ từng chất  

Trong quá trình bay hơi, nhiệt độ chất lỏng tăng

Trong quá trình sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi 

Bảng nhiệt độ sôi của một số chất 

Mỗi chất lại có nhiệt độ sôi khác nhau, nên ta có bảng nhiệt độ sôi của một số chất phổ biến dưới đây 

Chất 

Nhiệt độ sôi [độ C] 

Ête

35

Rượu 

80

Nước 

100

Dầu hoả

290

Thuỷ ngân 

357

Đồng 

2580

Sắt 

3050

Ứng dụng của sự sôi 

Để an toàn khi ăn thực phẩm, lúc chế biến ta phải đun sôi nấu chín thức ăn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể con người

Dầu ăn đun sôi giúp rán đồ ăn ngon hơn 

Do nước sôi ở 100 độ C, nên nước dùng để uống ta phải đun sôi để đảm bảo sức khỏe

Bài tập sự sôi vật lý 6 

Bài 1: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi? 

A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào 

B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng 

C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng 

D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng 

Đáp án: D

Bài 2: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. Tăng dần

B. Không thay đổi

C. Giảm dần

D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Đáp án: B

Bài 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.

C. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

Đáp án: D

Bài 4: Sự sôi có tính chất nào sau đây?

A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.

D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

Đáp án: B

Bài 5: Nước chỉ bắt đầu sôi khi

A. các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.

B. các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng.

C. các bọt khí từ đáy bình nổi lên.

D. các bọt khí càng nổi lên càng to ra.

Đáp án: B

Bài 6: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc

A. khối lượng của chất lỏng.

B. thể tích của chất lỏng.

C. khối lượng riêng của chất lỏng.

D. áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng.

Đáp án: D

Bài 7: Ở nhiệt độ trong phòng, chỉ có thể có khí ô-xi, không thể có ô-xi lỏng vì

A. Ô-xi là chất khí.

B. Nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ sôi của ô-xi.

C. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ sôi cùa ô-xi.

D. Nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ bay hơi cùa ô-xi.

Đáp án: B

Kết luận 

Bài viết trên đã giải thích cho bạn sự sôi là gì một cách chi tiết nhất. Kèm theo đó là những câu hỏi vận dụng làm bài tập về sự sôi giúp các bạn học sinh nắm chắc phần kiến thức này hơn. Cảm ơn các bạn đã cùng theo dõi bài học vật lý này, theo dõi kiến thức cơ bản từ Monkey để có thêm nhiều bài học thật bổ ích nhé. 

Chủ Đề