Mô hình công nghiệp hóa rút ngắn là gì

Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn của Hà Nội hiện nay

01/01/2012

TS. HOÀNG XUÂN NGHĨA

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội Hà Nội

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

1. Công nghiệp hóa và phát triển - vấn đề của thời đại và của Việt Nam

Công nghiệp hóa [CNH] không phải là câu chuyện mới. Thế giới đã trải qua chặng đường CNH mấy trăm năm và thể nghiệm mô hình CNH đến mấy thế hệ. Xin tạm sắp xếp như sau: CNH thế hệ thứ nhất gồm các nước Âu Mỹ hồi thế kỷ XVII-XVIII kéo dài mấy trăm năm [còn gọi mô hình cổ điển tuần tự]; CNH thế hệ thứ hai mà tiêu biểu là Nhật Bản hồi cuối thế kỷ XIX tới nửa đầu thế kỷ XX, mất chừng 50-60 năm [mô hình phi cổ điển tuần tự]; CNH thế hệ thứ ba gồm các nước NICs trong những thập kỷ 60-80 thế kỷ XX, mất 30-35 năm [mô hình phi cổ điển rút ngắn]; ngoài ra, có CNH của các nước Đông Nam Á, các nước Mỹ latinh, các nước chuyển đổi như Việt Nam, Trung Quốc, Nga…

Dĩ nhiên, giữa các thế hệ và mô hình CNH cũng có những khác biệt và đặc trưng riêng, có những kinh nghiệm mang tính phổ quát hoặc những kinh nghiệm mang tính đặc thù không lặp lại. Cũng đã có những tổng kết và đánh giá về CNH, chủ yếu theo hướng tích cực, thuận chiều. Nhưng chúng tôi lại quan tâm tới vấn đề khác còn đang ít được đề cập: đó là câu chuyện về thất bại của CNH. Vấn đề ở chỗ, cùng với mặt trái và mâu thuẫn đang tăng lên, không thể xem thường nguy cơ rủi ro cao của các quá trình CNH và phát triển trong thời đại ngày nay.Lý luận và thực tiễn cũng chỉ ra, CNH không thể không dựa trên cơ sở kinh kinh tế thị trường và hội nhập [thất bại của CNH xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô-viết đã chứng minh điều này]; tuy nhiên, CNH theo con đường phát triển kinh tế thị trường tự do và phương Tây hóa cũng không phải tối ưu. Trong khi một nhóm các nư­ớc công nghiệp hàng đầu ở phương Tây đang gặt hái về phát triển thì trái lại, đa số các nước ngoài phương Tây, kể cả các nước chuyển đổi – tức đa số dân cư trên hành tinh lại thất bại sâu sắc trong những nỗ lực CNH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập.

Thất bại của CNH và phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa [TBCN]đãkhông còn là điều bí mật: "Chủ nghĩa tư bản [CNTB] chỉ giành được thành công trong 10% hoặc 20% dân số thế giới. Còn đối với thế giới thứ ba, đối với những người nghèo chiếm đại đa số dân số mà nói, CNTB chỉ mang tính tai ương, thất bại của CNTB còn sớm hơn cả thất bại của chủ nghĩa xã hội"1. Một câu hỏi luôn ám ảnh các nhà khoa học thế giới: "Tại sao CNTB thắng lợi ở phương Tây nhưng lại thất bại ở các nơi khác?"; “Tại sao nó lại không có khả năng bành trướng và chinh phục toàn xã hội?... Tại sao một phần đáng kể của sự hình thành vốn [tư bản - TG] lại chỉ có thể diễn ra trong những khu vực nhất định chứ không phải toàn bộ nền kinh tế thị trường của thời đại?”2. Vấn đề là ở chỗ, khác với các thế kỷ trước đây, CNH và phát triển kinh tế thị trường hiện đại không thể ra đời tự phát, mà cần những điều kiện về kinh tế, xã hội và thể chế thích hợp, đặc biệt, cần một Nhà nước mạnh và trong sạch để quản lý các quá trình phát triển.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, không thể phủ nhận bên cạnh những cơ hội lớn mà thời đại tạo ra, cũng có nhiều thách đố gay gắt về phát triển. Trong đó, thách đố lớn nhất là đòi hỏi các nước đi sau như Việt Nam phải phát huy được nội lực và nhân tố năng động của chủ thể, để có thể tranh thủ tối đa ngoại lực và lợi thế của người đi sau, nhằm thu hẹp khoảng cách và đạt được sự phát triển hiện đại. Tuy nhiên, do tồn tại khoảng cách lớn về trình độ, nhất là khoảng cách về khoa học công nghệ so với CNTB mà các nước đi muộn vào CNH và kinh tế thị trường toàn cầu phải chịu sức ép lớn trong cuộc cạnh tranh không cân sức; họ buộc phải đề ra yêu cầu bức thiết về phát triển rút ngắn và đuổi kịp, nếu không sẽ bị loại khỏi cuộc chơi toàn cầu hoá. Thậm chí, có ý kiến bi quan còn cho rằng, trong điều kiện chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển như ngày nay thì những nước nghèo mãi mãi không thể vươn lên theo kịp các nước giàu - bởi xét về giá trị tuyệt đối thì các nước giàu như Mỹ, Nhật Bản, EU chỉ tăng 1% GDP là đã lớn hơn hàng chục, hàng trăm % GDP của các nước nghèo!

Ngoài ra, không ngoại trừ các nước phát triển lợi dụng toàn cầu hoá để áp đặt sự thống trị và bóc lột theo kiểu “chủ nghĩa thực dân mới” hay quan hệ “trung tâm - ngoại vi”. Xét về thực chất, nền kinh tế thị trường TBCN toàn cầu ngày nay là sự thống trị của một thiểu số các nước lớn hay các tập đoàn xuyên quốc gia [TNCs] ở “trung tâm” đối với “ngoại vi”, thông qua việc định ra luật lệ và chính sách, điều phối hoạt động kinh tế và trao đổi thương mại bất lợi cho các nước nghèo. Theo tính toán, vào đầu thế kỷ XXI, các nư­ớc công nghiệp phát triển đã giành 350 tỷ USD hàng năm để trợ cấp cho nông dân n­ước họ, tức gấp 7 lần tổng số tiền viện trợ quốc tế cho các nước nghèo. Trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ ngư­ời sống d­ưới mức nghèo khổ với thu nhập chỉ 1 USD/người/ngày; mà nguyên nhân chủ yếu là do chính sách trợ cấp nông nghiệp và việc hạn chế nông phẩm của nư­ớc nghèo tiếp cận thị trường nước giàu3. CNH và phát triển kinh tế thị trường theo mô hình phương Tây,mà Mỹ và các định chế toàn cầu WB, IMF đang cố áp đặt một cách “võ đoán”, đã tỏ ra bất khả thi. Trái lại, nó có nguy cơ tạo ra sự lệ thuộc về chính sách giữa nước nghèo vào nước giàu, đồng thời gây xung đột sâu sắc với các giá trị văn hoá và truyền thống, làm tăng bất ổn xã hội và khoảng cách giàu nghèo trong lòng các xã hội vốn không quen với chủ nghĩa làm giàu vị kỷ, thần tượng hoá đồng tiền đến mức chà đạp cả đạo lý, thuần phong bản địa.

Với Việt Nam, sau khi đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta phải tham gia vào sân chơi chung, vận hành theo luật lệ thương mại và thị trường toàn cầu. CNH, hiện đại hóa [HĐH] hơn bao giờ hết lại nổi lên, trở thành nhiệm vụ trung tâm và có tính quyết định. Vấn đề là ở chỗ làm sao nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng chậm phát triển hay “thân phận công dân thế giới hạng hai”*, xây dựng thành công nước Việt Nam giàu mạnh, trở thành quốc gia công nghiệp hóa trong thế kỷ XXI, cũng giống như các nước G7, G8 hay G20, các nước NICs. Hơn nữa, Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách, mở cửa và hội nhập, đã luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, GDP/đầu người bắt đầu vượt ngưỡng thu nhập thấp và bước vào hàng các quốc gia có thu nhập trung bình. Nhưng cũng có nhiều cảnh báo, đây là giai đoạn khó khăn nhất trong phát triển. Bởi nó quyết định hoặc chúng ta vươn lên đẳng cấp phát triển cao như các nước Tây Âu hay Đông Á, hoặc sẽ nằm lại trong quỹ đạo “bẫy thu nhập trung bình” và “trần công nghệ cao” như các nước Đông Nam Á và nhiều nước Mỹ latinh, châu Phi khác.

Đánh giá thật nghiêm khắc, có thể thấy rằng, chúng ta chưa thành công, thậm chí là thất bại về CNH. Kể từ khi Đổi mới đến nay, đã hơn ¼ thế kỷ, nếu tính cả thời gian đất nước chấm dứt chiến tranh, xây dựng hòa bình thì đã hơn 35 năm [vừa đủ thời gian cho một thế hệ các nước NICs trở thành những con hổ kinh tế], nhưng chúng ta mới chỉ tạm thoát ra khỏi ngưỡng nghèo và ở tốp dưới của các nước thu nhập trung bình [vượt mốc GDP 1.000 USD/đầu người]. Có ý kiến cho rằng, chúng ta mới đi được 1/3 - 1/4 lộ trình CNH. Lại có ý kiến bi quan hơn cho rằng, sự nghiệp CNH đang chệch hướng và khó tới đích! Từ nay tới năm 2020, chặng đường CNH chỉ còn 10 năm nữa, nhưng là chặng đường đầy khó khăn. Nó sẽ quyết định việc nước ta, sau khi thoát khỏi tình trạng quốc gia thu nhập thấp, có chuyển sang giai đoạn “cất cánh” và gia nhập vào nhóm các nước CNH mới [như Thái Lan, Malaixia, Philippine…], và tiếp sau đó có thể vươn lên đẳng cấp phát triển cao [như Singappore, Hàn Quốc, Đài Loan…] hay không. Có so sánh rằng, xét theo các chỉ tiêu GDP/đầu người, tỷ trọng công nghiệp chế tạo và trình độ khoa học công nghệ, thì chúng ta đang “doãng rộng khoảng cách” và đi chậm hơn so với một số nước trong khu vực từ 15-20 năm4. Theo logic thông thường, Việt Nam không thể hoàn thành nhiệm vụ CNH bởi thời gian còn lại quá ngắn.

2. Con đường thực hiện công nghiệp hóa -hiện đại hóa rút ngắn của Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của đất nước. Vì thế, sự phát triển của Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của cả nước. Với Hà Nội, việc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô tăng lên 3,5 lần và dân số tăng gấp 2 lần, qua việc sáp nhập thêm các tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình, đã đem lại cho Hà Nội vị thế mới, với không gian địa chính trị mở rộng. Nhưng trước mắt, Hà Nội cũng còn nhiều thách thức lớn phải vượt qua, đó là mức thu nhập bình quân GDP/đầu người phải tính toán lại, từ 2.300 USD giảm xuống chỉ còn khoảng 1.700 USD [năm 2008], hoặc từ 5.000 USD chỉ còn khoảng 3.000-3.500 USD [dự kiến năm 2015], 5.100-5.200 USD [năm 2020] và 11.000-12.000 USD [năm 2030]5. Mục tiêu Hà Nội phải hoàn thành CNH-HĐH về trước cả nước vào năm 2015 và sánh kịp các thủ đô trên thế giới lại càng là một thách thức. Vì thế, việc đề ra các giải pháp để Hà Nội cơ bản hoàn thành CNH trước cả nước vào năm 2015 vừa là vấn đề có tính lý luận sâu sắc vừa có tính thực tiễn rất cao.

Thủ đô Hà Nội có chỉ số công nghiệp cao hơn cả nước 1,5-1,7 lần; khoảng cách về trình độ phát triển của Hà Nội so với các nước trong khu vực ước chừng chậm hơn từ 10-15 năm. Như vậy, trong khoảng thời gian từ nay tới 2015, để đạt trình độ hiện tại của một số nước CNH trong khu vực, thì Hà Nội cần nâng tốc độ tăng trưởng lên cao hơn nữa so với mức khoảng 10%/năm hiện nay. Tuy vậy, sẽ là thách thức lớn đối với một nền kinh tế “quá nóng”.

Chúng ta biết rằng, một nước nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng 7-7,5%/năm liên tục trong vòng 10 năm sẽ bội tăng GDP theo quy luật “nhân đôi”. Việt Nam trong thời kỳ 1994-2008 đã làm được điều này. Với quy mô tương đối nhỏ của Thủ đô Hà Nội, nếu duy trì được tốc độ khoảng 10%/năm trở lên trong vòng 6-7 năm thì có thể nhân đôi GDP của mình. Nước Nhật đã làm được điều thần kỳ như vậy trong những năm 60-70 thế kỷ trước khi thực hiện thành công kế hoạch “bội tăng tiền lương cho người lao động” và “bội tăng lợi tức quốc gia” của Thủ tướng Ikeda Hayato và nhà kinh tế học Nakayama Ichiro trong vòng 07 năm [so với 10 năm kế hoạch đề ra]. Đối với chúng ta, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng là phương án được lựa chọn.

Giả định chúng ta sẽ thực hiện được kế hoạch tăng trưởng đề ra, để vào năm 2015 Hà Nội đạt GDP/đầu người 3.000-3.500 USD, thì vẫn còn thấp hơn chỉ tiêu của nước CNH với mức GDP/đầu người tối thiểu khoảng 5.000 USD. Như vậy, nếu chỉ dựa vào con đường đẩy nhanh tăng trưởng [tăng tốc độ và quy mô GDP], thì việc phấn đấu để Hà Nội trở thành thủ đô CNH sẽ gặp những mối quan ngại khó vượt qua: [i] không thể thực hiện nhiệm vụ này vào năm 2015 như vừa chỉ ra; [ii] mặt khác, nhiều cảnh báo chúng ta đã duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng và CNH ưu tiên số lượng nhờ gia tăng các yếu tố đầu vào [thâm dụng vốn, lao động giá rẻ và tài nguyên thô], mô hình này đã hết tác dụng và có nguy cơ gây khủng hoảng xã hội sâu sắc.

Hạn chế của mô hình tăng trưởng và CNH chạy theo số lượng thay vì chất lượng ngày càng bộc lộ trên các mặt sau:

- Tuy nền kinh tế Thủ đô có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian tương đối dài6, tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn so với GDP; nhưng thành tích này chủ yếu nhờ vào tăng các yếu tố đầu vào, hiệu quả không cao, mang về ít giá trị tăng thêm và năng suất lao động thấp7. Thêm nữa, Hà Nội chưa chủ động phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy nội địa hóa sản xuất, dẫn tới cơ cấu công nghệ lạc hậu, nặng tính chất gia công; chưa có nhiều sản phẩm và doanh nghiệp với thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, CNH nông nghiệp - nông thôn ngoại thành tiến hành còn chậm và có xu hướng gia tăng khoảng cách với khu vực đô thị8; con đường đưa nông dân đi vào CNH, vấn đề thu hồi đất đai nông nghiệp, bố trí việc làm và đời sống sau khi thu hồi đất chưa có lời giải tối ưu, xuất hiện các bức xúc và mâu thuẫn trong quá trình đô thị hóa quá nhanh, đe dọa gây bất ổn xã hội; phân bổ và sử dụng đất đai nông nghiệp đang nổi cộm: nhiều diện tích đất nông nghiệp mầu mỡ, nhiều vùng có truyền thống thâm canh, nhiều loại cây con đặc sản quý, nhiều làng nghề truyền thống của Thăng Long - Hà Nội… đang đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn9.

- Mặc dù Thủ đô được coi là trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ của đất nước, có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 50%, nhưng xét về mặt chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực thì hãy còn thấp so với yêu cầu CNH; công tác đào tạo đang mâu thuẫn: thừa thầy thiếu thợ, đào tạo ra nhưng không bố trí được việc làm, trong khi lại thiếu lao động có tay nghề và năng lực chuyên môn sâu, tỷ lệ lao động phổ thông còn lớn. Dịch chuyển cơ cấu lao động và việc làm chậm hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn tới tình trạng dư thừa lao động và gây bức xúc về đời sống, việc làm. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội cũng có nhiều mặt yếu kém; tình trạng ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường… đang là các vấn đề bức xúc thường trực10. Một số công trình, dự án về xây dựng hạ tầng triển khai chậm, hiệu quả đầu tư không cao. Cả hai mặt quan trọng của Thủ đô là phát triển con người và xã hội - đô thị trong quá trình CNH có những tồn tại bất cập sâu sắc.

- Năng lực quản trị điều hành nền kinh tế Thủ đô còn hạn chế, mang dáng dấp hành chính quan liêu chậm chạp, nhất là trong công nghiệp; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn. Phân cấp quản lý còn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, điều hành vĩ mô chưa nhạy bén, đôi khi mang tính tình thế, bị động. Chưa đảm bảo bình đẳng thật sự giữa các thành phần kinh tế, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực đất đai, tín dụng [có vốn nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển ODA]. Môi trường kinh doanh và chỉ số năng lực cạnh tranh của Thủ đô chậm được cải thiện. Không thể phủ nhận, có tư duy quản lý chạy theo số lượng, thành tích, đề cao tốc độ tăng trưởng, đánh đổi mục tiêu tăng trưởng với sự trả giá đắt về xã hội, môi trường và phát triển bền vững...

Bảng1: Các chỉ tiêu tăng trưởng của Hà Nội trong quá trình CNH

Đơn vị tính

2000

2005

2008

2010 KH

1. GDP [giá hiện hành]

Quy đổi USD

- GDP/người

- NSLĐ

2. GDP giá so sánh 1994

3. Vốn đầu tư [giá hh]

- Vốn ĐT/GDP

4. Xuất khẩu

- Xuất khẩu/GDP

- Nhập khẩu

- Chênh lệch X/N

- Chênh lệch XNK/GDP

5. Thu ngân sách

- Thu NS so GDP

- Bội thu NS

- Tỷ lệ bội thu NS so GDP

6. Điện

- Tiêu thụ điện/GDP

tỷ đồng

tỷ USD

USD

USD

tỷ đồng

tỷ đồng

%

triệu USD

%

triệu USD

triệu USD

%

tỷ đồng

%

tỷ đồng

%

triệu kwh

kwh/1USDGDP

39.940

2,82

524

1.221

26.228

19.356

48,5

1.449

51,4

3.937

- 2.488

88,2

14.084

35,3

9.849

24,7

2.271

0,81

92.425

5,38

986

2.180

44.130

42.384

45,9

3.003

51,5

10.687

-7.684

131,8

32.390

35

19.423

21

4.004

0,69

178.535

10,77

1.696

3.594

61.619

99.013

55,5

6.936

64,4

23.544

-16.608

154,2

67.430

37,8

46.931

26,3

5.300

0,49

240.600

13,0

1.973

4.015

70.300

150.000

62,3

7.283

56,0

17.869

-10.586

81,4

90.947

37,8

62.556

26

6.240

0,48

Nguồn: Xử lý số liệu từ Niên giám thống kê Hà Nội và số liệu dự báo

Kết quả là đang xuất hiện những mâu thuẫn và nguy cơ tiềm tàng: Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh, môi trường và chất lượng sống, văn hóa - xã hội - giáo dục chậm được cải thiện, thậm chí có biểu hiện suy thoái. Hà Nội sẽ không thể trở thành thủ đô CNH hiện đại, văn minh nếu các mặt trên đây chưa được quan tâm giải quyết đồng bộ. Cho tới nay, Hà Nội vẫn là thủ đô nghèo so với thủ đô các nước trong khu vực như Băng Cốc - Thái Lan, Cuala Lămpơ – Mailaixia, Manila – Philippinne… Có thể thấy hệ lụy tăng trưởng và CNH theo mô hình cũ ngày càng gây áp lực lớn lên lạm phát, thâm hụt ngân sách và cán cân thương mại, nợ nước ngoài tăng quá ngưỡng an toàn [xem bảng]. Trong khi đó, thế giới sau khủng hoảng, suy thoái, các nền kinh tế sẽ tái cấu trúc và phát triển nhanh chóng, giống như châu Á sau khủng hoảng tài chính năm 1997.

Từ phân tích trên, chúng tôi đi tới kết luận về sự cần thiết chuyển đổi mô hình tăng trưởng và CNH của Hà Nội trong thời kỳ tới. Tuy nhiên, điều nhấn mạnh ở đây là, việc chuyển đổi sang mô hình mới dựa trên ưu tiên chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững chính là giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện CNH rút ngắn, khắc phục khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng đưa Hà Nội trở thành thủ đô CNH hiện đại, giàu mạnh trong thế kỷ XXI. Lập luận của chúng tôi như sau: Việt Nam và Hà Nội dù đi chậm hơn các nước trong khu vực một khoảng cách khá lớn 10-20 năm, nhưng không nhất thiết cần một độ dài thời gian tương ứng để tiến kịp. Phát triển rút ngắn và bền vững đang là xu hướng của thế giới ngày nay. Chỉ tiêu tăng trưởng về số lượng hay GDP/đầu người không phải là duy nhất quyết định. Giả thiết, chúng ta không cần phải cố gắng bằng mọi giá để nâng cao tốc độ tăng trưởng và tăng GDP, mà có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bằng hay thậm chí thấp hơn hiện nay, nhưng nếu đảm bảo phát triển trong sự phân phối công bằng và đồng đều hơn về các nguồn lực và phúc lợi, đồng thời kết hợp với giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và môi sinh, môi trường, thì chúng ta vẫn có thể đạt tới trình độ của Thái Lan, Mailaixia hiện nay với mức GDP/đầu người thấp hơn họ. Đây chính là đảm bảo mặt chất lượng phát triển và chất lượng sống để rút ngắn con đường đi cho Hà Nội.

Có thể lấy ví dụ, nếu xét các chỉ tiêu về tăng trưởng và GDP/đầu người thì Việt Nam và Hà Nội còn cách xa Mailaixia, Thái Lan, Trung Quốc, nhưng xét về các chỉ số HDI, tỷ lệ người biết chữ, trẻ em đến trường, được chăm sóc y tế... thì ta không thua kém nhiều. Đây là một lợi thế và ưu điểm trội cần được phát huy. Một ví dụ khác, vào năm 2004, Mêxico [thành viên OECD] có GDP/đầu người là 7.298 USD và chỉ số HDI là 0,821; Braxil tương ứng 4.320 USD và 0,807; Malaixia 5.042 USD và 0,805; Thổ Nhĩ Kỳ [ứng cử viên gia nhập EU] 5.062 USD và 0,757; Nam Phi 5.106 USD và 0,653; Thái Lan 2.659 USD và 0,784; Trung Quốc 1.709 USD và 0,768; Philippine 1.168 USD và 0,76311. Như vậy, ngoài việc các nước NICs thế hệ thứ 2,3... có GDP/đầu người thấp hơn các nước công nghiệp phát triển hàng chục lần, thì chỉ số HDI cũng thấp hơn so với mức trên 90% chỉ số trung bình của các nước OECD và EU. Ngay trong các nước NICs trên đây cũng phân hóa thành 2 nhóm: nhóm các nước có chỉ số HDI cao và nhóm các các nước có chỉ số HDI trung bình. Dĩ nhiên, để đạt đẳng cấp cao của các nước phát triển thì cần có mức GDP/đầu người và chỉ số HDI đều phải cao; nhưng với các nước NICs – có thể coi như “nước cơ bản CNH”, thì các chỉ tiêu GDP/đầu người và chỉ số HDI tương đối thấp, hơn nữa không cố định ở mức 1.000, 2.000 hay 4.000-5.000 USD/người.

Như thế, Việt Nam và Hà Nội cũng nên tham khảo và không câu nệ quá vào chỉ tiêu GDP/đầu người [cố định ở một mức giả thiết 3.500 hay 5.000 USD]. Trước mắt, ta cần coi trọng và tập trung cho các chỉ tiêu về chất lượng. Nếu chất lượng sống, phát triển con người và công bằng xã hội được cải thiện tốt hơn, thì chúng ta vẫn có thể không thua kém so với các nước có mức GDP/người tương đương hay cao hơn [như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, Philippine]. Các nước cho dù GDP/người cao hơn, nhưng phân phối của cải thiếu bình đẳng, phúc lợi và cuộc sống người dân không được đảm bảo, thì rõ ràng thu nhập GDP/đầu người thực tế của họ sẽ bị cắt xén, suy giảm đáng kể, thậm chí không bằng so với nước có mức GDP/đầu người thấp.

Nhìn xa hơn, khi các khía cạnh xã hội, môi trường và chất lượng sống, chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng cải thiện, có nghĩa rằng trong tương lai hứa hẹn một “tiềm năng tăng trưởng mới”, tức sự tăng trưởng dài hạn và bền vững cho quốc gia; ngược lại, nếu không được cải thiện, sự tăng trưởng hôm nay sẽ trở thành “ẩn họa” và đe dọa “nuốt mất” sự phát triển trong tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững còn là cách thức và là con đường duy nhất trong điều kiện ngày nay để Việt Nam và Hà Nội đạt được mục tiêu chiến lược: trở thành nước CNH và vươn lên đẳng cấp cao trong phát triển như các nước Đông Á, tránh được“bẫy thu nhập trung bình” như các nước Philippine, Inđônexia, Thái Lan... Việt Nam và thủ đô Hà Nội đang có lợi thế của người đi sau; mà lợi thế trước tiên là có thể tham khảo từ bài học kinh nghiệm thành công/thất bại của các nước Đông Á so với các nước Đông Nam Á về giải quyết bài toán phát triển bền vững ngay trong toàn bộ quá trình tăng trưởng12:

[a] Giáo dục các nước Đông Á có tầm nhìn chiến lược toàn diện nhằm phát triển nguồn lực con người; hoạt động dạy nghề cung cấp cho người dân di cư từ nông thôn ra thành thị kỹ năng cần thiết để họ có thể tìm việc làm trong nhà máy với thu nhập tốt hơn; giáo dục đại học mở rộng nhanh chóng, nhất là đào tạo kỹ sư về kỹ thuật và công nghệ; ưu tiên cao độ cho các trường đại học đẳng cấp, có nhiều trường lọt vào top đại học quốc tế.

[b] Cơ sở hạ tầng và đô thị các nước Đông Á được chính phủ tập trung đầu tư nguồn lực với hiệu quả cao, các Thủ đô và thành phố trở thành động lực tăng trưởng và đổi mới kinh tế; tuy nhiên, chính phủ khi ra quyết định đầu tư rất thận trọng và căn cơ. Trong khi các thành phố ở Đông Nam Á bị nạn ô nhiễm, ùn tắc, ngập úng, đắt đỏ, nghèo đói, tội phạm và bất lực về cung cấp dịch vụ đô thị, đồng thời chính phủ bị tham nhũng và có xu hướng đầu tư quá mức vào các dự án khổng lồ nhưng chưa cần thiết khiến suy giảm nguồn lực quốc gia.

[c] Công bằng và thịnh vượng cho toàn xã hội dựa trên phân phối thu nhập quốc dân tương đối đồng đều, thậm chí ngay cả khi đã đạt được mức phát triển cao như hiện nay thì các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapore vẫn duy trì mức thu nhập đồng đều hơn so với các nước Đông Nam Á

[d] Doanh nghiệp đảm đương sứ mệnh cạnh tranh quốc tế: thay vì duy trì bảo hộ sản xuất nội địa thì các doanh nghiệp được chính phủ ưu tiên hỗ trợ nguồn lực với điều kiện nhanh chóng đạt được kỹ năng, công nghệ và sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp khi thành công xuất khẩu mới được nhận đơn hàng nhà nước và được ưu đãi thâm nhập thị trường nội địa.

[e] Các nước Đông Á quan tâm xây dựng hệ thống tài chính chặt chẽ và minh bạch, nhằm tạo dựng lòng tin cho các nhà đầu tư; chính phủ dành phần lớn thu nhập quốc dân cho đầu tư phát triển, đồng thời đảm bảo hiệu quả đầu tư công. Ví dụ, Đài Loan chỉ đầu tư 26% GDP nhưng đảm bảo tăng trưởng 10%/năm liên tục trong 20 năm từ 1962-1980. Trong khi các nước Đông Nam Á thành công về huy động tỷ lệ lớn GDP cho đầu tư nhưng lại thất bại duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục do yếu tố tham nhũng và đầu cơ tài chính, xuất hiện các bong bóng tài sản.

[g] Cuối cùng, Đông Á có nhà nước hiệu năng và trong sạch với đặc trưng: không có câu kết giữa giới làm chính sách và các nhóm lợi ích; chính phủ đảm bảo về cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, an ninh công cộng, kiểm soát kinh tế vĩ mô; chính phủ cũng có quyết tâm chính trị mạnh để tạo các thay đổi bước ngoặt; đảm bảo pháp luật tôn nghiêm, tính thượng tôn pháp luật không tùy thuộc vào các đảng phái và nhóm lợi ích; quyết sách chính phủ được dựa trên các phân tích chính sách khoa học, giới chuyên gia được tôn trọng lắng nghe, duy trì tinh thần tranh luận dân chủ.

3. Chỉ tiêu Hà Nội cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa rút ngắn vào năm 2015 và một số giải pháp định hướng

Dựa vào cơ sở lập luận trên, chúng tôi xin đề xuất các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành CNH cho Hà Nội vào năm 2015 như sau:

Bảng 2: Các chỉ tiêu Hà Nội cơ bản hoàn thành CNH vào năm 2015**

[Gồm 24 chỉ tiêu, chia làm 3 nhóm chính]

[a] Nhóm chỉ tiêu kinh tế [gồm 6 chỉ tiêu]

1. GDP bình quân đầu người [USD/người]

3.000-3.500

[mới 4.000]

2. Cơ cấu kinh tế [%/GDP]

- Dịch vụ

54-55

- Công nghiệp

38-40

- Nông nghiệp

3-4

3. Cơcấu lao động [%/tổng số lao động]

- Dịch vụ

53-54

- Công nghiệp

32-34

- Nông nghiệp

18-20

4. Tỷ lệ đóng góp của công nghiệp chế biến trong GDP [%]

70-75

5. Tỷ lệ đóng góp của du lịch trong GDP [%]

18-20

6. Kinh tế tri thức về cơ bản hình thành [KEI]

55-60

[b] Nhóm chỉ tiêu văn hoá - xã hội [gồm 11 chỉ tiêu]

1. Tỷ lệ đô thị hoá [%]

>50

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động [%]

65-70

3. Tỷ lệ đầu tư R & D so với GDP [%]

2,5 - 3

4. Chỉ số phát triển con người [HDI]

0,85-0,86

5. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị so với tổng số lao động đô thị [%]

< 5

6. Tỷ lệ hộ nghèo so với Tổng số hộ [%]

Chủ Đề