Móng cột là gì

Trong thiết kế và xây dựng có rất nhiều loại móng như: móng trụ, móng cọc, móng băng, móng bè,… Loại móng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay chúng ta phải nhắc đến là móng trụ [móng cột]. Vậy móng trụ là gì? Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công của móng trụ thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

>>> Tư vấn sửa nhà uy tín tại TPHCM – Hotline –  0978.466.859

Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công móng trụ [móng cột]

Móng trụ [móng cột] là gì?

Móng trụ [móng cột] còn có tên gọi thông dụng là móng đơn. Móng trụ là một loại móng nông. Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Khi kết cấu bên trên của tòa nhà sử dụng kết cấu khung hoặc kết cấu uốn cong một lớp để chịu tải trọng, móng trụ thường sử dụng móng hình vuông, hình chữ nhật, có dạng bậc hoặc dạng hình nón,… 

>>>> Có thể bạn quan tâm: Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thi công móng cọc

Đặc tính kỹ thuật của móng trụ [móng cột]

Cấu tạo móng trụ rất đơn giản, gồm bê tông cốt thép dày và một trụ đơn. So với các loại móng khác thì móng trụ cần chi phí thấp và dễ dàng thi công hơn.  Để phòng tránh móng trụ bị tác động của thời gian cần tránh đặt móng trên nền đất yếu, dễ sụt lún,…

Móng trụ dưới nhà cao tầng thường bằng bê tông cốt thép, thích hợp khi xây dựng công trình trên nền đất tốt với số lượng tầng không lớn lắm.

Móng trụ thường kết hợp với hệ thống đà kiềng và có khi còn cấu tạo thêm các giằng móng ở cổ móng để làm tăng độ cứng không gian các kết cấu và hạn chế được biến dạng [độ lún] không đồng đều giữa các bộ phận của hệ kết cấu.

Một số loại móng trụ thông dụng trong thi công:

  • Móng trụ dưới cột: Bê tông hoặc bê tông cốt thép.
  • Móng trụ dưới cột nhà: Đá xây, gạch, bê tông,…
  • Móng trụ dưới trụ cầu.
  • Móng trụ dưới chân trụ điện, tháp ăng ten.
thi công móng trụ

Phân loại móng trụ

Có nhiều cách để phân loại móng trụ, có thể dựa vào cách thức chế tạo, độ cứng của móng hoặc đặc điểm tải trọng.

Theo cách thức chế tạo chúng ta có hai loại móng trụ như sau:

  • Móng lắp ghép: Là loại móng được lắp ghép bởi nhiều khối chế tạo sẵn lại với nhau khi thi công móng trụ.
  • Móng toàn khối: Là loại móng được đổ tại chỗ và được làm bằng các vật liệu khác nhau.

Theo độ cứng của móng trụ ta có thể chia làm ba loại móng:

  • Móng cứng hữu hạn: Là loại móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài và cạnh ngắn đều >> Xem thêm: Dịch vụ sửa nhà trọn gói tại Nga Việt – Hotline: 0978 466 859

    Yêu cầu chung:

    Cắt thép và gia công thép: Cần chọn thép tốt, đảm bảo chất lượng, không bị gỉ.

    Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng. Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế, các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

    Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện. Và cần được thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm.

    Qua bài viết này Nga Việt mong các bạn có được những thông tin hữu ích về móng trụ [móng cột]. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

    Video liên quan

Chủ Đề