Mức điểm tiêu chuẩn đánh giá nhà thầu

  1. Sử dụng thang điểm (100, 1.000,...) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật. Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định tùy theo tính chất của từng gói thầu nhưng phải bảo đảm không thấp hơn 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật; đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao không thấp hơn 80%;

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) còn phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho từng nội dung công việc bảo đảm không thấp hơn 70% mức điểm tối đa của nội dung công việc tương ứng.

  1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đạt số điểm không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật.

Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế), hồ sơ dự thầu được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi số điểm được đánh giá cho từng nội dung công việc không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu của nội dung công việc tương ứng và điểm tổng hợp của các nội dung không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật của cả gói thầu.

2. Sử dụng tiêu chí "đạt", "không đạt"

  1. Tiêu chuẩn đánh giá

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp được nêu tại khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 Nghị định này. Tùy theo tính chất của gói thầu mà xác định mức độ yêu cầu đối với từng nội dung. Đối với các nội dung được coi là các yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu, chỉ sử dụng tiêu chí "đạt" hoặc "không đạt". Đối với các nội dung yêu cầu không cơ bản, ngoài tiêu chí "đạt" hoặc "không đạt", được áp dụng thêm tiêu chí "chấp nhận được" nhưng không được vượt quá 30% tổng số các nội dung yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá.

  1. Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật khi có tất cả nội dung yêu cầu cơ bản đều được đánh giá là "đạt", các nội dung yêu cầu không cơ bản được đánh giá là "đạt" hoặc "chấp nhận được".

Hồ sơ mời thầu yêu cầu các nhà thầu đã đăng ký tên trên mạng đấu thầu quốc gia, nhà thầu phải đạt năng lực tương ứng với hạng II theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 (kèm theo tài liệu chứng minh) và chứng minh được năng lực kinh nghiệm đã thi công các công trình có quy mô, tính chất tương tự như gói thầu đang xét.

- Nhà thầu X có chứng chỉ năng lực xây dựng dân dụng hạng I.

- Giấy đăng ký hoạt động doanh nghiệp của nhà thầu X được đăng ký năm 2009 đăng ký hoạt động xây dựng ở mã ngành nghề 4290 là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (mã ngành xây dựng công trình công nghiệp, trừ nhà cửa) được chi tiết rõ tên ngành trong giấy phép kinh doanh bao gồm “Xây dựng: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, cầu đường, thủy lợi (đập dâng, hồ chứa, xây lắp kè cống, kênh mương, đào đắp kè); xây dựng đường dây tải điện, trạm biến áp có điện áp từ 35KV trở xuống, xây lắp cấp thoát nước; xây dựng công trình văn hóa”.

Hồ sơ dự thầu của nhà thầu X chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình đã thực hiện công trình dân dụng cấp II được xây dựng từ tháng 11/2012 và hoàn thành tháng 1/2015 (Hợp đồng có giá trị 127 tỷ đồng, biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho toàn bộ giá trị công trình và công trình đã được quyết toán năm 2015).

Từ các yếu tố trên tổ chuyên gia chấm thầu của chủ đầu tư có 2 quan điểm trái chiều:

Quan điểm 1: Mặc dù có thi công thực tế nhưng năng lực kinh nghiệm của nhà thầu không được chấp nhận vì thực hiện xây dựng công trình không đúng ngành nghề đã đăng ký hoạt động (vi phạm pháp luật) dẫn đến kết luận năng lực nhà thầu không hợp lệ.

Quan điểm 2: Hồ sơ mời thầu chỉ yêu cầu nhà thầu có đăng ký trên mạng đấu thầu quốc gia và kinh nghiệm thực tế thi công các công các công trình tương tự về quy mô, tính chất phức tạp là đáp ứng yêu cầu cầu hồ sơ mời thầu, bên cạnh đó tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 68/2014/QH13 có quy định quyền của doanh nghiệp “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh” và tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp cũng bỏ nội dung ghi mã ngành nghề trên giấy đăng ký hoạt động doanh nghiệp nhằm mở rộng thông thoáng môi trường kinh doanh cho các nhà thầu.

Nhà thầu đã được cấp chứng chỉ năng lực hạng I về dân dụng. Vậy, năng lực kinh nghiệm của nhà thầu X này hoàn toàn hợp lệ.

Bà Thúy hỏi, vậy đánh giá tư cách của nhà thầu trên như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đấu thầu và hướng dẫn tại các mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, trường hợp nhà thầu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu thì được đánh giá là có đủ tư cách hợp lệ tham dự thầu.

Liên quan đến kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp, theo hướng dẫn tại Khoản 2.1 Mục 2 Chương III Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT thì hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm:

- Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.

- Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.

Đối với vấn đề của bà Thúy, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo hướng dẫn nêu trên.