Cách hạch toán cước dịch vụ viễn thông năm 2024

Nhu cầu giao dịch kinh tế, chuyển tiền thông qua ngân hàng gắn liền với mọi doanh nghiệp. Phí chuyển tiền qua ngân hàng này dù rất ít nhưng được xem như một phần chi phí hoạt động của doanh nghiệp và phải được hạch toán minh bạch. Vậy hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cách hạch toán cước dịch vụ viễn thông năm 2024

1. Phí chuyển tiền qua ngân hàng hạch toán vào tài khoản 642 hay 635?

Khi hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng, nhiều kế toán sẽ gặp bối rối khi không biết nên hạch toán vào tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp hay tài khoản chi phí tài chính. Để hạch toán đúng kế toán cần nắm rõ ý nghĩa của hai tài khoản này:

– Tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; các loại bảo hiểm của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài…

– Tài khoản chi phí tài chính phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…

Kế toán thường nhầm lẫn với tài khoản 635 vì ngân hàng có liên quan đến hoạt động tài chính nhưng chi phí chuyển tiền qua ngân hàng là chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch nên nếu hạch toán vào tài khoản 635 (dùng để hạch toán các khoản lãi, lỗ của hoạt động tài chính) sẽ không đúng bản chất.

Cách hạch toán cước dịch vụ viễn thông năm 2024
Kế toán sử dụng tài khoản 642 để hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng

2. Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng

Doanh nghiệp nhận giấy báo thu các khoản phí dịch vụ chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền, phí giao dịch… kế toán hạch toán khoản phí đó như sau:

  • Trường hợp 1: Giao dịch chi tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản

Kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền…)

Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)

Có TK 112 (tổng số tiền)

  • Trường hợp 2: Giao dịch thu tiền qua ngân hàng phải chịu thêm phí chuyển khoản

Lúc này, kế toán vẫn ghi nhận phí chuyển khoản vào TK 6428:

Nợ TK 112 (Số tiền thu được thực tế sau khi đã trừ phí chuyển khoản)

Nợ TK 6428 (Số phí chuyển tiền, phí dịch vụ thu tiền…)

Nợ TK 133 (thuế GTGT gắn với phần phí chuyển tiền)

Có TK 131, TK 138 (Số tiền phải thu qua ngân hàng)

Lưu ý:

  • Phí chuyển tiền qua ngân hàng là dịch vụ chịu thuế GTGT, nếu doanh nghiệp muốn khấu trừ phần thuế này và được tính khoản này vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN, doanh nghiệp phải lấy hóa đơn phí dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng. Thông thường cuối tháng, khi xuất sổ phụ ngân hàng cho DN, phía ngân hàng cũng sẽ trả một giấy báo nợ với nội dung “Phí chuyển tiền”.
  • Tuy nhiên, do phần phí chuyển tiền này khá nhỏ, trong khi để kê khai thêm sẽ tốn khá nhiều thời gian, vì vậy một số doanh nghiệp lựa chọn hạch toán toàn bộ khoản phí chuyển tiền qua ngân hàng (bao gồm cả VAT) vào TK 642 (bỏ qua TK 133) và chấp nhận loại bỏ chi phí này này khi xác định chi phí hợp lý để tính thuế TNDN.

3. Bài tập ví dụ

Doanh nghiệp A thanh toán cho nhà cung cấp 7 triệu đồng tiền hàng dưới hình thức chuyển khoản qua ngân hàng. Phí chuyển tiền ngân hàng là 11 nghìn đồng (đã bao gồm thuế GTGT).

Ta hạch toán như sau:

  • Bút toán thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp:

Nợ TK 331: 7,000,000

Có TK 112: 7,000,000

  • Bút toán ghi nhận chi phí chuyển tiền qua ngân hàng

Nợ TK 6428: 10,000

Nợ TK 133: 1,000

Có TK 112: 11,000

Tạm kết

Hạch toán phí chuyển tiền qua ngân hàng là nghiệp vụ không quá khó khi kế toán cần hiểu đúng bản chất các loại tài khoản. Nếu như trước đây việc hạch toán được thực hiện bằng việc ghi chép thủ công thì ngày nay một số bút toán đã đã được phần mềm hỗ trợ tự động.

Không chỉ hạch toán, phần mềm kế toán online MISA AMIS được ra đời để tự động hóa đến 80% công việc mà một kế toán phải xử lý hàng ngày như: kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nhập liệu hóa đơn, sổ sách, tạo lập báo cáo, kê khai thuế… Đặc biệt, tất cả nghiệp vụ trên đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị máy tính có kết nối internet.

Hạch toán kế toán gồm các bước như sau:

1/+Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối: Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi: + Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi: Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước. + Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi: Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay. – Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành. 2/ thuế môn bài phải nộp trong năm Hạch tóan: Nợ TK 6425/Có TK 3338 Ngày nộp tiền: Nợ TK 3338/ Có TK 1111 3/Công tác tính giá thành: – Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê nhu cầu sử dụng lao động của các gia đình, doanh nghiệp như: + Giúp việc nhà (lau dọn nhà cửa, đi chợ nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp vệ sinh..) + Chăm trẻ. + Chăm sóc ông bà già, người ốm, người bệnh. + Tạp vụ văn phòng hoặc giúp việc theo giờ. Song song đó còn đáp ứng nhu cầu của các nhà hàng, quán xá, tổ chức, doanh nghiệp như: + Cung cấp bảo vệ, vệ sỹ chuyên nghiệp. + Cung cấp lao động làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp lớn, nhỏ. + Lao động phổ thông làm các công việc như: Bán hàng, phụ bàn, tiếp tân khách sạn, trông internet, phụ bàn quán cafe, hầu bàn tại các nhà hàng, khách sạn, chuyên chở, nấu cơm và phụ tại các quán ăn, nhà hàng, vận chuyển đồ đạc, sửa chữa điện nước, đồ hỏng hóc trong gia đình +Cho thuê Lao động làm Giúp việc, + Tạp vụ theo giờ tại các gia đình, bảo vệ, công nhân, bốc vác tại các cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp… + Kế toán văn phòng, tạp vụ văn phòng đã tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, hệ trung cấp – cao đẳng, có khả năng làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp,.. …. Các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động: công ty, cửa hàng, xí nghiệp,nhà máy khu chế xuất,….với công ty dịch vụ: căn cứ đó xác định được giá trị hợp đồng ký kết, hoặc yêu cầu đặt dịch vụ băng văn bản thỏa thuận khác=> doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn dịch vụ giới thiệu tư vấn nhân lực cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng. Giá thành: do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động giới thiệu dịch vụ lao động và dịch vụ cung ứng lao động cho các chủ đầu tư => dịch vụ giới thiệu, tư vấn và cung ứng lao động cho thuê lao động theo giờ…= > Tập hợp lương nhân viên trực tiếp được điều đi cung ứng lao động theo giờ, và môi giới người giúp việc tại nhà …. => để cấu thành nên giá thành dịch vụ, và cung ứng dịch vụ lao động -Với dịch vụ cung ứng giúp việc theo giờ: là nhân công và chi phí sản xuất chung -Với dịch vụ tư vấn môi giới là lương nhân viên tư vấn viên cho các doanh nghiệp,hộ gia đình… Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lựơng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm: -Lương = 70% -Sản xuất chung=20% -Lợi nhuận định mức =15% Ví dụ: doanh thu = 100.000.000 Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 Chi phí cần phân bổ tính giá thành=100.000.000-100.000.000×15%=85.000.000 –Lợi nhận mục tiêu=100.000.000×15%=15.000.000 sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp: khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: điện, internet…. +Tập hợp chi phí để tính giá thành 154 là : 622,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ +Nhân công: lương cho nhân viên từ vấn viên môi giới, lương nhân viên trực tiếp đi giúp việc theo yêu cầu đặt dịch vụ của khách hàng được theo dõi hàng ngày và chấm công đối với tư vấn viên thì phân bổ, còn đối với nhân viên trực tiếp được điều đi cung ứng thì theo dõi chi tiết…. . thì càng tốt => Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ công ty bạn cung cấp. -Chi phí: Nợ TK 622,627/ có TK 334 -Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112 Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau + Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào + Bảng chấm công hàng tháng + Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó + Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi + Tất cả có ký tá đầy đủ +Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ \= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN +Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….=> gói lại một cục + Tạm ứng: – Dự toán chi đã được Kế toán trưởng – BGH ký duyệt -Giấy đề nghị tạm ứng. – Phiếu chi tiền Nợ TK 141/ có TK 111,112 +Hoàn ứng: -Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,…công tác,…) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm. Nợ TK 111,112/ có TK 141 Chú ý: -Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ -Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.” + Chi chi phí sản xuất chung: để phục vụ công tác tư vấn công ty bạn phải trang bị cho nhân viên vật dụng và đồ dùng phục vụ việc tư vấn : điện thoại, internet, sổ danh bạ, máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc…..quần áo vật dụng giày dép, găng tay… cho những lao động và nhân viên trực tiếp được điều hành cung ứng dịch vụ cho khách hàng, những thứ này phân bổ trên tài khoản 142,242 vào các hợp đồng dịch vụ bên công ty bạn cung cấp khách hàng Hóa đơn đầu vào: +Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : – Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi Nếu là dịch vụ: Nợ TK 627,1331 Có TK 111,112,331… Nếu là công cụ: Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,112,331 Đừa vào sử dụng: Nợ TK 142,242/ Có TK 153 Phân bổ: Nợ TK 627/ Có TK 142,242 \=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ Nợ TK 154/ Có TK 622,627 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng +Kết thúc hòan thành dịch vụ theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phiếu đặt hàng…. -Xuất hóa đơn hoạch tóan doanh thu: Nợ TK 111,112,131/ TK có 511,33311 -Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ dịch thuật: Nợ TK 632/ có TK 154 Hóa đơn đầu ra: +Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có. +Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : – Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có +Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan….chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính…… ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp Nếu là dịch vụ: Nợ TK 642*,1331 Có TK 111,112,331… Nếu là công cụ, tài sản cố định: Nợ TK 153, 211,1331/ có TK 111,112,331 Đừa vào sử dụng: Nợ TK 142,242/ có TK 153 Phân bổ: Nợ TK 642*/ có TK 142,242,214 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng + Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán -Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515 -Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112 Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214 Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng + Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212 Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng: Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911 Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng : Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811 Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0 Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212 Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0 Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911 Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp: Nợ TK 8211/ có TK 3334 Kết chuyển: Nợ TK 911/ có TK 8211 Nộp thuế TNDN: Nợ TK 3334/ có TK1111,112 ST