Mục tiêu chống khủng bố là gì năm 2024

Khủng bố là gì? Việc lôi kéo, xúi giục nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác có bị xem là khủng bố?

Khủng bố và các hành vi được cho là khủng bố được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định của pháp luật khủng bố là các hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.

Theo quy định trên thì hành vi lôi kéo xúi giục nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác có thể bị xem là khủng bố nếu mục đích của việc thực hiện hành vi trên là nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng.

Mục tiêu chống khủng bố là gì năm 2024

Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào? (Hình từ internet)

Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào?

Các nguyên tắc phòng chống khủng bố được đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Nguyên tắc phòng, chống khủng bố
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, tham gia của toàn xã hội, lực lượng Công an nhân dân chủ trì phối hợp với Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra.

Như vậy theo quy định của pháp luật về các nguyên tắc phòng, chống khủng bố sẽ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.

Cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố nếu bị thiệt hại thì có được bồi thường không?

Cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng chống, khủng bố được quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 như sau:

Chính sách phòng, chống khủng bố
...
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố. Cá nhân tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì được bồi thường.
...

Như vậy theo quy định của pháp luật về chính sách phòng, chống khủng bố thì cá nhân có tài sản được huy động để phục vụ công tác phòng, chống khủng bố, nếu bị thiệt hại thì sẽ được bồi thường.

Ngoài ra, cá nhân trong quá trình tham gia phòng, chống khủng bố mà bị thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc thân nhân sẽ được hưởng những chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Mục đích của khủng bố là gì?

Theo định nghĩa khái quát nhất, khủng bố là việc sử dụng bạo lực và nỗi sợ hãi để đạt được một mục đích về mặt ý thức hệ. Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để chỉ bạo lực có chủ ý trong thời bình hoặc trong bối cảnh chiến tranh chống lại những người không tham chiến (chủ yếu là dân thường và quân nhân trung lập).

Mục tiêu của khủng bố là gì?

Về mục đích, ở từng loại đối tượng khủng bố khác nhau, mục đích của chúng cũng khác nhau, song về cơ bản thường nhằm: sát hại, bắt giữ, khống chế công dân nước ngoài, lãnh đạo cấp cao; phá hoại các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh trọng yếu, v.v. Thông qua đó, gây tâm lý hoảng loạn ...

Phòng chống khủng bố viết tắt là gì?

Sáng 30/11/2023, tại Hà Nội, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống khủng bố (PCKB) Bộ KH&CN phối hợp với Cục An ninh nội địa, Bộ Công an tổ chức “Hội nghị phổ biến kiến thức, pháp luật về PCKB trong lĩnh vực KH&CN”.

Theo luật về phòng chống khủng bố khủng bố là gì?

Luật giải thích rõ, khủng bố là thực hiện các hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của quốc gia hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng như: Xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân ...