Nếu biện pháp luyện tập tránh bệnh cận thị và vẹo cột sống ở học sinh

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở trường tiểu học thọ thanh, huyện thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [4.31 MB, 23 trang ]

1
MỤC LỤC
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

NỘI DUNG
Mục lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRANG
1
2
2
4
4
4
4
4
6
8
16
17
17
18


1


2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Sức khỏe học đường đang là một trong những vấn đề nóng hổi được xã hội
quan tâm nhất hiện nay. Chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi học sinh là nhiệm vụ
quan trọng vì đó là thế hệ tương lai của dân tộc. Bên cạnh sự quan tâm về giáo

dục, học sinh cần được chăm sóc tốt cho sức khỏe, phòng chống các bệnh phổ
biến do chính yếu tố học đường gây nên. Trong nhiều năm qua, ngành y tế và
ngành giáo dục đã phối hợp với nhau để thực hiện tốt công tác y tế trường học
nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặc dù hoạt động y
tế trường học, điều kiện vệ sinh học tập của học sinh đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian gần đây, bệnh học
đường đang có nguy cơ gia tăng và trở thành mối lo ngại lớn của nhiều phụ
huynh. Hiện nay, tình trạng các em học sinh mắc các bệnh tật liên quan đến học
đường ngày càng tăng, chỉ vì những thói quen không tốt trong tư thế ngồi học.
Trong số đó bệnh cận thị và cong vẹo cột sống đã và đang trở thành một vấn nạn
đối với lứa tuổi học sinh. Trên khắp cả nước, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày
một tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập và vui chơi của trẻ em.
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức
khỏe của các em học sinh. Cụ thể là nheo mắt khi nhìn vật từ xa có thể gây mỏi
mắt và nhức đầu. Nếu cận thị nặng, võng mạc của mắt có thể mỏng đi, gây tổn
thương đến cửa sổ tâm hồn của trẻ. Nguyên nhân thì có nhiều song do học
sinh học cả ngày ở trường, tối về các em còn xem ti vi, thậm chí xem điện thoại
nên buộc mắt phải làm việc liên tục. Việc tập trung nhìn kéo dài là nguyên nhân
dẫn đến cận thị, nhất là ở học sinh tiểu học [6 - 10 tuổi]. Do ở lứa tuổi này cơ quan
thị giác chưa hoàn chỉnh cả về mặt cấu tạo và sinh lý. Vì thế, tỉ lệ cận thị mới mắc
sau một năm ở học sinh cấp tiểu học cao gấp 5 lần so với học sinh cấp phổ thông
trung học. Chương trình học đã chiếm rất nhiều thời gian, song ngoài giờ học các
em còn giải trí bằng trò chơi điện tử, xem tivi, game trên máy vi tính, điện thoại
đòi hỏi sự tập trung cao độ, sự điều tiết của mắt khiến tình trạng trẻ bị cận thị gia
tăng. Do hình ảnh di chuyển liên tục và các em phải ngồi gần màn hình máy tính
nên độ cận đã tăng lên nhanh chóng. Các truyện tranh, sách in chữ quá nhỏ cũng
làm tăng gánh nặng đối với mắt. Khi đã bị cận thị, nếu không được phát hiện sớm
để điều trị sẽ gây mệt mỏi đôi mắt, thậm chí nhức mắt hoặc nhức đầu ảnh hưởng
đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ cận thị sẽ bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực như quan sát, sự nhanh nhạy,

giao tiếp xã hội, nhận biết hình thể cũng như việc lựa chọn một số nghề. Hơn nữa,
cận thị còn có thể dẫn đến những bệnh lý như lác mắt, nhược thị, co quắp điều
tiết,... gây ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ và còn để lại di chứng cho thế
hệ sau. Để phòng ngừa, hiện nay chưa có một phương pháp nào hiệu quả tối ưu.
Tuy nhiên, nên có một chế độ học tập và làm việc hợp lý xen kẽ với những vận
động thể lực vừa phải. Học tập, làm việc, đọc sách đúng khoảng cách, đúng tư thế,
đủ ánh sáng sẽ giúp cho mắt đỡ mệt mỏi.


3
Khi ngồi không đúng tư thế trẻ không chỉ có nguy cơ mắc bệnh về mắt mà
còn bị cong vẹo cột sống. Theo Bộ Y tế ở Việt Nam tỷ lệ cong vẹo cột sống ở
học sinh chiếm tỷ lệ khoảng từ 15-30%. Ở lứa tuổi học sinh, cột sống còn chưa
phát triển hoàn chỉnh nên khi các em ngồi sai tư thế lâu như: cúi gập, ưỡn, vẹo
sang phải hoặc trái, ngồi lệch một bên, ngồi khom lưng quá mức hoặc ngồi quá
lâu sẽ dẫn đến cong lưng, vẹo lưng; ưỡn lưng do đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra
trước sẽ gây ra bệnh gù vẹo cột sống nhất là ở độ tuổi mới đến trường trong
những năm đầu tiên của cuộc đời. Bệnh cong vẹo cột sống không phải bệnh
nguy hiểm, không gây tác hại nghiêm trọng tức thời. Tuy nhiên bệnh sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của một thế hệ trong tương lai.
Cong vẹo cột sống làm mất đi vẻ đẹp về hình thể, ảnh hưởng đến tâm lý học
sinh, hạn chế khả năng hòa nhập trong cộng đồng. Nếu không được phát hiện
sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng,
gây biến dạng lồng ngực và khung chậu, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể và khả năng mang thai, sinh đẻ đối với nữ học sinh khi trưởng
thành. Cong vẹo cột sống nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
tuổi thọ của người bệnh.
Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học chiếm gần 8% dân số cả nước, là
đối tượng cần được quan tâm. Vì đây là khoảng thời gian đầu đời bắt đầu học
tập và rèn luyện, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe các em ở lứa tuổi này có tác

dụng sâu sắc đến tương lai trưởng thành của các em sau này.
Tuy nhiên thực tế vấn đề quan tâm đến việc phòng, tránh các bệnh học đường
cho học sinh tiểu học trong trường học cũng như tại các gia đình lại chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Bởi với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, trẻ không còn
hứng thú với các trò chơi dân gian nữa mà thay vào đó là các trò chơi hiện đại
như game, phim ảnh, truyện tranh. Việc trò chuyện, tiếp xúc với bố mẹ, với
những người thân trong gia đình và cộng đồng cũng rất hạn chế bởi những lí do:
người lớn thì bận rộn công việc mưu sinh, lo toan cuộc sống gia đình còn trẻ em
thì ngoài thời gian ở trường và lúc ngủ thì hầu như các em chỉ thích làm bạn với
điện thoại mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí các em còn sử dụng điện thoại trong bóng
tối hoặc ngay cả trong khi đang sạc pin. Thói quen này gây ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe của trẻ. Việc trải qua nhiều giờ liên tục sử dụng máy tính, ipad,
điện thoại hay tivi quá lâu, mắt điều tiết liên tục sẽ dẫn đến mỏi mắt, khô mắt và
mắc các tật khúc xạ...
Là một giáo viên và hơn nữa là một người mẹ có con bị cận thị, tôi thấy
mình cần có biện pháp để ngăn chặn thực trạng này. Với mong muốn không còn
học sinh vì thiếu kiến thức, kỹ năng phòng tránh đã gây nên hệ lụy không đáng
có cho cuộc sống tương lai của chính mình. Cũng như cha mẹ vì thiếu quan tâm,
thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc nuôi dạy con cái mà vô tình
đẩy con mình rơi vào tình trạng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí đã mắc bệnh mà
không hay biết.
Xuất phát từ thực trạng trên, Bản thân tôi đã trăn trở nghiên cứu, tìm tòi
trong nhiều năm qua và thực hiện thành công sáng kiến Một số kinh nghiệm


4
hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống, ở
Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của

cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và cộng đồng trong việc
phòng chống các bệnh học đường nói chung và bệnh cận thị, cong vẹo cột sống
nói riêng.
Giúp học sinh biết cách phòng tránh để giảm nhẹ hậu quả do bệnh cận thị
và cong vẹo cột sống gây ra và biết tự bảo vệ sức khỏe bản thân, sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục toàn diện
trong huyện nhà nói chung và Trường Tiểu học Thọ Thanh nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân.
- Thực trạng công tác phòng, tránh bệnh học đường ở Trường Tiểu học Thọ
Thanh.
- Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng, tránh bệnh cận thị và cong
vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Cách phòng, tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp luyện tập thực hành
Phương pháp trải nghiệm thực tế
Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích tổng hợp;
Phương pháp tổ chức tuyên truyền, vận động
Phương pháp đánh giá
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Cùng với việc nghiên cứu trên mạng và đặc biệt là sự tư vấn của bác sỹ để có
được kiến thức chung về bệnh cận thị và bệnh cong vẹo cột sống cụ thể như sau:
Bệnh học đường là bệnh mà học sinh mắc phải trong quãng thời gian đi

học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng học,
bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các bệnh, tật như: tật khúc xạ [chủ yếu là
cận thị], cong vẹo cột sống, rối loạn tâm lý Phòng chống bệnh học đường
đang là vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của toàn xã hội.
* Bệnh cận thị và cong vẹo cột sống là gì?
- Bệnh cận thị: Là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công
suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc.
Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần rõ nhờ chức năng điều tiết của mắt.


5
Cận thị học đường là một loại tật khúc xạ của mắt, thường xuất hiện và tiến triển
ở lứa tuổi học sinh. Cận thị gây tác hại trước mắt là làm giảm thị lực nhìn xa,
giảm khả năng khám phá thế giới xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng học tập, sức khỏe và thẩm mỹ của con người, nếu không phát hiện sớm và
điều trị kịp thời có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc, nặng hơn hơn có thể bong
võng mạc dẫn đến mù.

Hình ảnh mắt cận thị
- Bệnh cong vẹo cột sống: Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong
sang bên phải hoặc bên trái theo hình chữ C hoặc chứ S [thuận hoặc ngược].
Cong cột sống là khi cột sống xuất hiện những đoạn cong bất thường theo hai
dạng: gù [cột sống phần ngực uốn cong quá mức ra phía sau]; ưỡn [cột sống
phần thắt lưng uốn cong quá mức ra phía trước].

Các dạng vẹo cột sống
Cong cột sống [gù hoặc ưỡn]


6

* Biểu hiện của bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở học sinh:
- Bệnh cận thị: Các dấu hiệu của chứng cận thị học đường thường thấy
như trẻ có xu hướng nhìn xa mờ, nhìn gần rõ, ghé sát sách vở khi học tập, đọc
bài thường bị nhảy hàng phải dùng ngón tay để dò theo các chữ, khi viết hay sai
hoặc thiếu, hay dụi mắt, chảy nước mắt, mỏi mắt, nhức đầu, khi xem ti vi, máy
tính phải nhìn gần hơn so với những học sinh mắt bình thường, hay mỏi mắt,
nhìn mờ, hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn. Trẻ cận nặng có thể kèm theo bị
lác mắt.
- Bệnh cong vẹo cột sống: Bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học nếu
quan sát bằng mắt thường ta có thể nhìn thấy như: Nếu bị vẹo thì các gai cột
sống không thẳng hàng, hai vai dốc không đều, xương bả vai nhô ra, khoảng
cách từ xương bả vai đến hai đốt sống không bằng nhau, hai thăn lưng mất cân
đối hoặc có ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn. Nếu cong dạng gù thì lưng tròn, vai
thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước, cong dạng ưỡn thì phần trên của thân hơi
ngả ra phía sau, bụng xệ xuống.

Biểu hiện cột sống bị vẹo

Biểu hiện cột sống bị cong

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Thực trạng:
Qua khảo sát thực tế tại đơn vị và môi trường sống của các em học sinh bản
thân tôi nhận thấy phần lớn học sinh, phụ huynh chưa có những kiến thức cơ bản
về cách phòng, tránh, khắc phục bệnh học đường nói chung và bệnh cận thị,
cong vẹo cột sống nói riêng nên vẫn còn xem nhẹ các căn bệnh này. Số học sinh
trong trường ngồi học chưa đúng tư thế rất nhiều. Đồng thời kết hợp từ các lần
khám bệnh định kỳ của Trạm Y tế xã Thọ Thanh kết quả cho thấy nhiều học sinh
trong trường có biểu hiện rất rõ của mắt cận thị như: nhức, mỏi, chảy nước mắt,
khi nhìn phải nghiêng đầu, nheo mắt, nhìn xa mờ,... Một số em có biểu hiện của

bệnh cong vẹo cột sống như: đau vai, co cứng sống lưng, đau vùng thắt lưng, đi
vẹo lưng, ưỡn lưng hoặc gù lưng...Cụ thể:


7
Kết quả khám bệnh định kỳ vào tháng 10 năm 2018
Bệnh được phát hiện
Số học
Số học
Mắt
Cong vẹo cột
sinh
sinh có
sống
Khối lớp Sĩ số
được
nguy cơ
Phát
Đã
Phát
khám
Đã bị
bị bệnh
hiện
bị
hiện
bệnh
bệnh
mới
bệnh

mới
1
133
133
6
4
0
2
0
2
105
105
7
3
2
1
1
3
70
70
6
2
2
1
1
4
64
64
5
2

1
1
1
5
78
78
7
3
2
1
1
Tổng
450
450
31
14
7
6
4
- Nguyên nhân: Từ thực trạng trên đã thôi thúc bản thân tìm hiểu và biết
được một số nguyên nhân sau:
+ Về phía nhà trường:
Trong chỉ đạo điều hành, đôi lúc chưa thật quyết liệt đối với công tác này,
chưa giám sát, kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
Nhà trường còn thiếu nhân viên y tế học đường nên việc thăm khám phân
loại sức khỏe, truyền thông về phòng chống bệnh tật cho học sinh còn hạn chế.
Việc tuyên truyền nhắc nhở các em học sinh còn chưa được chú trọng.
+ Về phía giáo viên:
Chưa thật sự coi trọng việc phòng, tránh các bệnh học đường nói chung và
bệnh cận thị và cong vẹo cột sống cho học sinh nói riêng.

Khi lên lớp do sĩ số học sinh trong lớp đông nên giáo viên chỉ nhắc nhở
chung chung mà chưa dành thời gian rèn tư thế ngồi cho từng em để các em ngồi
học sai tư thế. Công tác phối hợp tay ba chưa chặt chẽ.
+ Về phía phụ huynh:
Nhiều cha mẹ còn thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho con và xem
nhẹ những bệnh này; phụ huynh không kiểm soát khi con cái đọc sách, xem ti vi
và chưa thường xuyên nhắc nhở con em tư thế ngồi học, góc học tập thiếu ánh
sáng, bàn ghế ngồi học không phù hợp.
Một số gia đình bắt con em học thêm quá nhiều hoặc lao động quá sức; chế
độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lí gây quá tải cho mắt và hệ xương.
+ Về phía học sinh:
Nhiều học sinh chưa bố trí hợp lí thời gian học tập, lao động, nghỉ ngơi
trong ngày; ngoài giờ học còn dành nhiều thời gian để xem ti vi, vi tính, điện
thoại di động,...; không chịu vận động, tập thể dục thể thao khiến cơ thể mệt
mỏi, căng thẳng, quá tải cho mắt và hệ xương.
Học tập hoặc nhìn gần nhiều trong điều kiện thường xuyên thiếu ánh sáng
hoặc ánh sáng không hợp lí.
Một số học sinh còn đeo cặp, ba lô quá nặng, không đều hai vai hoặc xách
cặp nặng một bên thường xuyên gây cong vẹo cột sống.


8
Mặt khác nhiều em ngồi học sai tư thế, thậm chí nhiều trẻ còn bò ra bàn
hoặc nằm lên giường để học. Không chỉ trong khi học mà trong cuộc sống sinh
hoạt vui chơi như xem ti vi, chơi điện thoại các em cũng đứng, ngồi, nằm sai tư
thế. Với công nghệ ngày càng hiện đại, trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để
phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt cũng phải điều tiết ở cự ly gần trong
thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt
là lứa tuổi 7-9 tuổi và 1214 tuổi. Thậm chí các em còn sử dụng điện thoại trong
bóng tối hoặc ngay cả trong khi đang sạc pin. Thói quen này gây ảnh hưởng

không tốt đến sức khỏe của trẻ và là hậu quả của các bệnh học đường ngày một
tăng nhanh.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để giải quyết được những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp
toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và phụ huynh phải chung tay để tuyên
truyền hướng dẫn các em học sinh phòng, tránh được bệnh cận thị và cong vẹo
cột sống. Nắm vững điều này nên bản thân mạnh dạn trao đổi, tham mưu, đề xuất
thiết thực nhất đến Ban giám hiệu nhà trường và Tổng phụ trách đội mong muốn
toàn trường thực hiện phong trào: Chung tay đẩy lùi bệnh cận thị và cong vẹo
cột sống ra khỏi lứa tuổi học đường. Nhận thấy vấn đề cần thiết và cấp bách
Hiệu trưởng nhà trường đã chỉ đạo: Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh
gồm:
- Bà Lê Thị Nga - Phó Hiệu Trưởng - Trưởng ban
- Bà Lê Thị Phượng - Trạm trưởng Trạm Y tế xã - Phó ban
- Ông Lê Công Tính - Tổng phụ trách Đội - Ủy viên
- Bà Nguyễn Thị Huế - Giáo viên - Ủy viên
- Ông Lê Hữu Sơn - Giáo viên - Ủy viên
- Bà Lê Thị Thắm - Nhân viên - Ủy viên
- Ông Lê Sỹ Thịnh - Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh - Ủy viên
Với cương vị là ủy viên Ban chăm sóc sức khỏe học sinh nhà trường, bản
thân tôi đã chủ động tham mưu, đề xuất đưa ra sáng kiến và góp phần không nhỏ
trong việc Chung tay đẩy lùi bệnh cận thị và cong vẹo cột sống trong trường
học với những biện pháp cụ thể sau đây.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi
Trước thực trạng ngày càng gia tăng của bệnh cận thị và cong vẹo cột sống
ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Muốn nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi
của học sinh để các em tự giác thực hành vệ sinh học đường, nâng cao sức khỏe và
phòng chống cận thị thì trước hết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán
bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh đối với công tác này. Để ngăn chặn và đẩy
lùi bệnh cận thị và cong vẹo cột sống trong nhà trường thì công tác chăm sóc

sức khỏe học sinh trong nhà trường phải đủ có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn
thể cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và mọi tầng lớp nhân dân.
Bản thân tôi cùng với các thành viên trong ban chăm sóc sức khỏe học sinh nhà
trường đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên,
học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân, làm cho mọi người, mọi nhà có


9
những nhận thức sâu sắc và hiểu rõ về nguyên nhân, tác hại, hậu quả và cánh
phòng tránh của căn bệnh này. Để làm được điều đó, tôi đã chủ động tham mưu
với đồng chí Trưởng ban chăm sóc sức khỏe nhà trường tổ chức tập huấn theo
các nhóm đối tượng khác nhau như: Tập huấn cho cán bộ, giáo viên nhân viên,
mời trưởng các ban ngành đoàn thể địa phương, trưởng, phó các thôn. Về giảng
viên đã mời bác sỹ Nguyễn Thị Xuân Bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân
triển khai.
- Tập huấn cho học sinh, mời đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp đó cùng
tham gia với các em.

Học sinh được tham gia tập huấn về biện pháp
phòng tránh bệnh cận thị và cong vẹo cột sống.
Công tác tuyên truyền, được chúng tôi triển khai dưới nhiều hình thức
phong phú như: tổ chức các buổi truyền thông, lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt
dưới cờ, Sinh hoạt Đội Sao, qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các
buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và sinh hoạt cuối tuần, hội thi, lồng ghép trong
các buổi họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tổ chuyên môn. Đặc biệt trong các
buổi truyền thông, các hội thi nhà trường đều mời đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân


10
dân và các ban ngành đoàn thể địa phương đến dự và phát biểu ý kiến rút kinh

nghiệm và cùng nhà trường tuyên truyền cho nhân dân địa phương.

Buổi truyền thông về phòng, tránh các
bệnh học đường

Học sinh tham gia Hội thi Tìm
hiểu về bệnh cận thị và cong vẹo
cột sống

Tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về bệnh cận thị và cong vẹo cột sống.
Thông qua Hội thi các em được tìm hiểu về nguyên nhân, tác hại, hậu quả, cánh
phòng tránh và khắc phục bệnh cận thị và cong vẹo cột sống.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thọ Thanh, ông Lê Xuân Dũng
trao phần thưởng cho những tập thể, cá nhân đạt thành tích trong cuộc thi
tìm hiểu về bệnh cận thị và cong vẹo cột sống.


11
Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như: nhảy dây, kéo co, ... để
giảm áp lực học tập, tăng cường sức khỏe.

Học sinh Trường Tiểu học Thọ Thanh tham gia các hoạt động tập thể
Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các
giờ chính khóa và ngoại khóa. Từ đó, học sinh biết được nguyên nhân, tác hại,
cách phòng tránh và khắc phục của bệnh cận thị và cong vẹo cột sống thông qua
các bài học, giờ học trên lớp, các buổi truyền thông, hội thi, ...
Khi một người được chứng kiến cảnh con mình, cháu mình, bạn mình thậm
chí là chính bản thân mình bị bệnh và đã gặp phải không ít khó khăn trong học
tập, trong công việc, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì mọi người sẽ nhận

thức rõ được tác hại và hệ lụy của hai bệnh này. Từ đó sẽ tự giác thay đổi thái độ
và hành vi trong cuộc sống hàng ngày để phòng tránh cho bản thân, gia đình và
góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền ra cộng đồng dân cư.
Để biến lời nói thành hành động, chúng tôi đã tổ chức cho học sinh viết
cam kết Chia tay thói quen có hại để nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh
cận thị và cong vẹo cột sống.
Thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nêu trên đã giúp cho học
sinh có được những kiến thức, kỹ năng thiết thực cần cho cuộc sống hiện tại và
sau này.
Biện pháp 2: Cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh
Cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh bao gồm môi trường
học tập, trang thiết bị, kể cả thời gian biểu, chương trình học tập bằng cách đảm
bảo góc học tập đủ ánh sáng và ngồi học đúng tư thế; thực hiện thời gian biểu
học tập, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe, thư giãn thị giác.
Để phòng, tránh và góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các bệnh học đường nói
chung bệnh cận thị và cong vẹo cột sống nói riêng cho học sinh, nhà trường đã
có nhiều biện pháp hữu hiệu. Trong đó cải thiện điều kiện học tập và sinh hoạt
của học sinh là một việc làm cấp thiết, được lãnh đạo nhà trường quan tâm thực
hiện như cắt cây, tỉa cành để đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng, mua sắm thay thế
bảng lớp, bàn ghế,... Năm học 2018-2019, nhà trường đã mua mới 238 bộ bàn


12
ghế rời thay toàn bộ số bàn ghế liền có kích thước không phù hợp với học sinh
lớp 1, 2 gây khó khăn và hạn chế trong việc tổ chức học nhóm; mua mới 5 bảng
thay các các bảng cũ đã bị phồng, rộp.
Bàn ghế trong từng lớp được chúng tôi bố trí phù hợp với đa số học sinh.
Do chênh lệch về chiều cao của học sinh trong lớp nên trong mỗi phòng học,
chúng tôi có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số bàn ghế nhằm đảm bảo cho các em
ngồi học được thoải mái và đúng tư thế.

Các điều kiện về phòng học, bàn ghế, bảng viết, chiếu sáng, tiếng ồn, sân
chơi, bãi tập của nhà trường đều đảm bảo theo quy định và được các đoàn kiểm
tra của ngành giáo dục và ngành y tế ghi nhận và đánh giá cao. Qua các lần kiểm
tra về công tác y tế học đường nhà trường đều được xếp loại tốt.
Khi vào lớp, chúng tôi thường xuyên quan tâm bố trí bàn ghế trong lớp học.
Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh
ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến
tâm bảng không nhỏ hơn 300 và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 600. Đặc biệt
là khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng, khoảng cách từ mép bàn
đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học, khoảng cách từ mép
bàn đến tường không phải hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học, khoảng
cách giữa hai hàng bàn, khoảng cách từ hàng ghế cuối đến tường phía sau phòng
học đã đảm bảo chưa nếu chưa thì cho học sinh kê lại rồi mới bắt đầu vào học.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chúng tôi đã trực tiếp đến thăm
góc học tập của học sinh ở nhà để tuyên truyền vận động và tư vấn cho phụ huynh
cách bố trí sắp xếp góc học tập phù hợp như: gần cửa để lấy ánh sáng tự nhiên,
dùng đèn bàn có bóng điện dây tóc, có chụp để tránh lóa mắt. Bàn ghế ngồi học:
chiều cao của ghế không được cao hơn chiều cao từ bàn chân đến kheo, chiều
rộng ghế phải tương ứng chiều rộng của mông, mặt bàn hơi nghiêng về phía
trước. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các em tư thế ngồi học
đúng, giảm thời gian học thêm, giành cho các em thời gian vui chơi, giải trí hợp
lí. Khi phát hiện thấy học sinh có những dấu hiệu bất thường cần phối hợp động
viên gia đình đưa đến các cơ sở y tế để thăm khám và kịp thời điều trị.

Góc học tập hợp lí


13
Tư vấn cho phụ huynh không để con lao động, làm việc, học tập quá sức.
Đặc biệt cải thiện chế độ ăn uống giàu vitamin: bổ sung các loại thực phẩm giàu

vitamin như cà rốt, bí đỏ, cà chua, trứng, thịt, cá, trong bữa ăn hằng ngày để
nuôi dưỡng mắt, rau có màu xanh đậm [rau muống, rau cải, rau ngót...] và cua,
tôm, ghẹ, ốc, trứng, sữa, thịt... có chứa nhiều vitamin A, C, D, E, K2; protein và
khoáng chất như: kẽm, sắt, magiê, canxi... để tăng sức khỏe cho mắt và xương.

Sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
Biện pháp 3: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ
Công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong nhà trường có vai trò rất
quan trọng. Học sinh có sức khỏe tốt mới có thể học tập tốt cũng như tham gia
tốt các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó khám sức khỏe định kì là
một chương trình rất thiết thực trong hoạt động y tế học đường. Hàng năm, nhà
trường phối hợp với trạm y tế xã tổ chức khám bệnh định kỳ 2 lần/năm vào
tháng 3 và tháng 10. Thông qua những chương trình khám bệnh như thế này, nhà
trường và gia đình sẽ biết rõ được tình trạng sức khỏe của các em học sinh và
lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả.
Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp nhà trường phát hiện được những bệnh như
tình trạng thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, bệnh về tật khúc xạ, các bệnh răng
miệng, bệnh tim và một số bệnh xương khớp, thậm chí là một số bệnh mà gia
đình chưa phát hiện vì bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Một số nội dung khám cơ
bản như đo cân nặng, chiều cao, đo thị lực, đo huyết áp, khám răng, kiểm tra hệ
tiêu hóa, hệ hô hấp, cơ xương và những bệnh ngoài da,Từ những kết quả
khám, các y bác sĩ sẽ tư vấn cho nhà trường và các bậc phụ huynh về tình trạng
sức khỏe của các em. Đồng thời tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện với
mong muốn tất cả học sinh đều có được một sức khỏe tốt để học tập hiệu quả.


14

Trạm y tế xã Thọ Thanh khám sàng lọc một số bệnh học đường.
Với những ý nghĩa thiết thực từ chương trình chăm sóc mắt học đường,

nhà trường đã phối hợp với Chương trình Phát triển vùng Thường Xuân tổ chức
khám mắt và tặng kính miễn phí cho học sinh với mong muốn Mắt sáng cùng
em đến trường.

Tổ chức Y tế thế giới khám mắt và tặng kính miễn phí cho học sinh
Từ việc làm trên, học sinh đã mạnh dạn trao đổi với các cô chú trong
Chương trình Phát triển vùng Thường Xuân về những điều khó nói của mình mà
không còn rụt rè, e ngại. Bởi vì, trước đây khi mới mắc tật cận thị, tâm lý chung
của các học sinh hoặc là không biết vì sao tự nhiên lại xảy ra như vậy, vì tuổi
còn quá nhỏ nên sợ sệt không dám nói, hoặc tâm lý e ngại nói ra thì bạn bè và
mọi người chế giễu. Ngoài ra, nhờ việc làm đó mà bản thân chúng tôi cũng có
thêm kinh nghiệm nhận biết được chính xác hơn những học sinh có dấu hiệu
hoặc đã mắc bệnh cận thị như khi ngồi học, các học sinh này thường phải nheo
mắt để nhìn cho được rõ hơn hoặc nhìn sang vở bạn, mượn vở của bạn, ghi chép
rất chậm, thậm chí không ghi chép được gì hoặc ghi chép ngắt quãng, có đoạn
ghi, đoạn không. Trong vở có những khoảng ghi chép xen kẽ với bỏ giấy trắng.


15
Từ đó chúng tôi tư vấn cho phụ huynh và đồng nghiệp thường xuyên để ý các
biểu hiện này, nhận ra điều bất thường của học sinh để đi khám và điều trị kịp
thời.
Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập lành mạnh và mối liên kết
nhà trường - gia đình - cộng đồng
Mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội có tầm quan trọng lớn trong
việc nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho học sinh.
Đây là mối quan hệ tác động qua lại. Truyền thống gia đình ảnh hưởng sâu sắc
đến nhân cách của trẻ em. Gia đình là nơi hình thành, phát triển và bồi đắp nhân
cách của trẻ em. Gia đình là cầu nối trẻ em với nhà trường và cộng đồng, là nơi
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất

trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Nhà trường đóng vai trò quan trọng
trong việc truyền thụ kiến thức kỹ năng, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Cộng đồng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường văn
hóa, môi trường giáo dục. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia
đình và cộng động, sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả của quá trình giáo dục trẻ em. Bác Hồ chỉ ra: "Giáo dục trong nhà trường
chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp
cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù
tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả
cũng không hoàn toàn. Chúng ta đều biết rằng, trong môi trường xã hội mà trẻ
sống, học tập và phát triển, bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích
cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển
nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động, ít vốn sống, trẻ dễ bắt chước theo,
dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến hành vi của trẻ. Hiện
tượng lạm dụng ti vi, máy tính, điện thoại thông minh là một minh chứng cụ thể.
Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình,nhà trường và xã
hội là đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng
một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích
thích hành vi của học sinh. Gia đình và cộng đồng là nơi mà trẻ được trải
nghiệm những điều các em đã được học ở trường. Cùng với sự quan tâm động
viên khích lệ của gia đình và mọi người xung quanh giúp cho các em có niềm tin
và động lực để các em thực hiện tốt hơn.
Bên cạnh xây dựng chương trình dạy phù hợp tạo môi trường học tập khoa
học, vừa sức học sinh thì còn cần phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy cô
giáo và học sinh một cách thân thiện, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Giữa học
sinh với học sinh cũng cần có mối quan tâm sâu sắc, các em biết cách chia sẻ,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Tất cả những mối quan hệ này, cần
thiết phải được toàn thể những ai sinh hoạt trong nhà trường đều phải quan tâm
và tạo dựng nó. Nếu như mình nhà trường không thể xây dựng được một trường
học nâng cao sức khỏe thành công. Sự hỗ trợ, góp sức của cộng đồng, gia đình

là cực kỳ quan trọng. Cần xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng


16
vững mạnh và khăng khít để cùng nhau tạo dựng một nhà trường an toàn lành
mạnh.
Xây dựng Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Phát động các
phong trào Đôi bạn cùng tiến, Lớp học đồng lòng, Điều em muốn nói.
Phối hợp trong 03 đợt họp phụ huynh học sinh vào đầu, giữa và cuối năm
học nhà trường vận động để gia đình xây dựng góc học tập cho học sinh đảm
bảo đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp; khuyến khích trẻ tăng cường tham gia các
hoạt động thể dục, thể thao rèn luyện cơ thể tại gia đình và phát các tài liệu
truyền thông. Duy trì mối liên hệ gia đình, nhà trường thông qua họp cha mẹ học
sinh, theo dõi sổ liên lạc điện tử, zalo, Messenger,.Vận động gia đình quan
tâm tới học sinh, cùng con xây dựng thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện;
thường xuyên quan tâm, nhắc nhở học sinh học bài, duy trì chế độ học tập tại
nhà, vui chơi giải trí hợp lý,; không để con học bài, làm việc quá sức, xem ti
vi, chơi điện thoại quá lâu hay ngồi không đúng tư thế.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến, bản thân đã thu được
nhiều kết quả khả quan:
Đã làm thay đổi nhận thức và thái độ của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ
huynh đối với bệnh cận thị và cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh tiểu học.
Tất cả học sinh đều có kiến thức và kỹ năng phòng tránh bệnh cận thị và
cong vẹo cột sống. Các em đều xây dựng được cho mình một thời gian biểu học
tập, sinh hoạt phù hợp và áp dụng thực hiện hàng ngày dưới sự theo dõi, đôn đốc
nhắc nhở của gia đình.
Học sinh có hành vi, thói quen tự kiểm soát được bản thân không lạm dụng
ti vi, điện thoại. Bên cạnh đó các em được rèn luyện kĩ năng tự lập, kĩ năng nhận

thức, kĩ năng vận dụng thực hành, trải nghiệm ngồi đúng tư thế trong cuộc sống
hàng ngày của mình.
Các em được được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo an toàn, phòng
bệnh tốt
Cha mẹ học sinh tích cực trong việc phối hợp với nhà trường đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
học sinh là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe
học đường.
Tất cả cán bộ giáo viên học sinh đều được tập huấn về kĩ năng phòng tránh
bệnh học đường đặc biệt là bệnh cận thị, cong vẹo cột sống. Từ đó giáo viên có
ý thức trách nhiệm hơn trong việc phòng tránh bệnh học đường đặc biệt là bệnh
cận thị và cong vẹo cột sống cho học sinh; thường xuyên quan tâm, nhắc nhở
học sinh khi các em có biểu hiện, hành vi chưa đúng.


17
Kết quả khám bệnh định kỳ vào tháng 10 năm 2019

Bệnh được phát hiện
Số học
Mắt
Cong vẹo cột
sinh có
sống
Khối lớp Sĩ số
nguy cơ
Phát
Đã
Phát
Đã bị

bị bệnh
hiện
bị
hiện
bệnh
mới
bệnh
mới
1
89
89
2
1
0
1
0
2
133
133
7
0
4
1
2
3
105
105
8
1
5

0
2
4
70
70
7
0
4
1
2
5
64
64
6
1
3
0
2
Tổng
461
461
30
3
16
3
8
Qua kết quả khám bệnh định kỳ do Trạm y tế xã Thọ Thanh phối hợp với
Trung tâm y tế huyện Thường Xuân thực hiện tháng 10 năm 2019 cho thấy:
+ Số học sinh đã mắc cận thị trong trường phần lớn số độ cận thị không
tăng chỉ có một số em số độ cận thị tăng nhẹ.

+ Số học sinh có biểu hiện cong vẹo cột sống trong trường hiện tại tỉ lệ tăng nhẹ.
+ Đặc biệt là số học sinh mắc bệnh cận thị và cong vẹo cột sống hiện nay
so với lần khám định kỳ tháng 10 năm 2018 tăng nhẹ, số học sinh phát hiện
bệnh mới không nhiều. Phải nói rằng, đây là một thành công lớn trong việc
mạnh dạn trao đổi, tham mưu, tuyên truyền của bản thân tới Ban giám hiệu nhà
trường, tổng phụ trách đội, ban chăm sóc sức khỏe học sinh nhà trường và đồng
nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua thực tế thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cùng các đồng nghiệp
đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau đây. Chăm sóc sức khỏe học đường là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để chăm sóc tốt sức khỏe học đường trong đó có
phòng chống cận thị, cong vẹo cột sống cho học sinh, chúng ta cần:
- Cần có sự đồng thuận, ủng hộ và quan tâm từ Chính quyền địa phương,
Lãnh đạo nhà trường trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục toàn diện
cho học sinh.
- Cần có sự hỗ trợ nguồn lực, kinh phí từ các nguồn tài chính hợp lệ nhằm
cải tạo cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh trường học, lớp học, trang thiết bị y tế
để chăm sóc sức khỏe học sinh tốt hơn.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống bệnh tật học đường cho giáo
viên nhà trường để đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong
trường học. Giáo viên là người tiếp xúc trực tiếp và gần gũi nhất với các em học
sinh. Việc giáo viên quan tâm đến sức khỏe các em và có hiểu biết về bệnh học
đường sẽ góp phần phát hiện sớm và tư vấn có hiệu quả cách phòng bệnh cho
học sinh.
Số học
sinh
được
khám
bệnh



18
- Đẩy mạnh công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
trong nhà trường để học sinh có cơ hội chia sẻ các vấn đề sức khỏe. Tích cực
truyền thông giáo dục sức khỏe thông qua nhiều hình thức chính khóa, ngoại
khóa cho học sinh nâng cao kiến thức phòng chống bệnh tật.
- Vai trò chủ động của học sinh trong phòng chống bệnh tật là cực kỳ quan
trọng. Cần nâng cao kiến thức, tạo môi trường học hỏi, chú trọng giảng dạy kỹ
năng sống cho các em để các em biết chủ động bảo vệ bản thân mình.
- Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với vấn đề sức khỏe của con em là
không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của học sinh. Phụ huynh cần tham
gia vào việc xây dựng thời gian biểu của con và cùng giáo viên chủ nhiệm lập kế
hoạch chăm sóc sức khỏe học sinh của lớp và phối hợp cùng giáo viên triển khai
hoạt động.
- Tổ chức khám bệnh định kỳ 2 lần/năm để biết rõ được tình trạng sức khỏe
của các em học sinh và lên kế hoạch chăm sóc hiệu quả. Thông qua khám sức
khỏe định kỳ cho các em học sinh, các bác sĩ còn tuyên truyền về các dịch bệnh
để các em có nhận thức tốt và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống hiệu quả.
Sáng kiến kinh nghiệm đã và đang được áp dụng đạt hiệu quả ở Trường
Tiểu học Thọ Thanh và còn có thể áp dụng có hiệu quả ở tất cả các trường học,
bậc học trên toàn huyện và rộng hơn nữa.
Sáng kiến kinh nghiệm có thể làm cơ sở để phát triển các sáng kiến kinh
nghiệm khác về đề tài phòng, tránh các bệnh học đường tiếp theo của bản thân
cũng như của đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị
- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quan tâm chỉ đạo các nhà trường
nhiều hơn nữa đến công tác phòng, tránh các bệnh học đường cho học sinh.
- Đối với nhà trường: Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyên truyền, tập huấn
nâng cao năng lực cho giáo viên nhà trường về phòng chống cận thị, cong vẹo

cột sống; Xây dựng các quy định, nội quy phòng chống cận thị, cong vẹo cột
sống trong nhà trường.
- Đối với giáo viên: Tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ
cho học sinh, cha mẹ học sinh qua nhiều hình thức.
- Đối với phụ huynh: Thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để
xây dựng thời gian biểu thích hợp cho học tập, hoạt động thể chất, vui chơi giải
trí ...và cần quan tâm đến thời gian vui chơi ngoài trời, đảm bảo sự phát triển thể
chất, tinh thần của con.
Trên đây là những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phòng, tránh bệnh cận
thị và cong vẹo cột sống ở Trường Tiểu học Thọ Thanh, huyện Thường Xuân mà
tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong thời gian qua. Trong quá trình nghiên cứu
kinh nghiệm còn hạn hẹp nên những vấn đề được trình bày trong sáng kiến này
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân tình từ
đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin
chân thành cảm ơn!


19

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thường Xuân, ngày 20 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Huế



Tài liệu tham khảo
- Tham khảo kiến thức về bệnh cận thị, cong vẹo cột sống với bác sỹ
Nguyễn Thị Xuân bệnh viện đa khoa huyện Thường Xuân.
- Sử dụng một số hình ảnh minh họa trên trang: //www.google.com.vn


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Huế
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Thọ Thanh

TT

Tên đề tài SKKN
Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 3 khắc phục lỗi chính tả do
ảnh hưởng phương ngữ
Một số kinh nghiệm trong giải
toán có lời văn cho HS lớp 4

1.
2.
3.

Một số kinh nghiệm dạy học số
thập phân cho HS lớp 5

4.


Kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn
tả người cho HS lớp 5
Một số kinh nghiệm hướng dẫn
HS quan sát tìm ý để học tốt
môn tập làm văn

5.

Cấp đánh
giá xếp loại
[Phòng, Sở]
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Sở GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
[A, B,
hoặc C]
C

B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2005-2006
2009-2010

B
C

2011-2012

B

2014-2015

A

2016-2017




Video liên quan

Chủ Đề