New Conversion là gì

Tomorrow Marketers – Là Marketer, chúng ta sẽ dành nhiều thời gian thôi thúc khách hàng “móc hầu bao” cho sản phẩm/ dịch vụ của mình. Nhưng nên nhớ rằng, người tiêu dùng thường sẽ không đưa ra quyết định chi trả ngay sau khi tiếp cận với một sản phẩm mới toanh. Họ sẽ tương tác để hiểu rõ sản phẩm/ thương hiệu trước. Và đây chính là lúc mà Micro Conversion “ra tay”, sẵn sàng giúp đỡ bạn “chốt đơn” khách hàng. 

Trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ giúp bạn tìm hiểu “micro conversion” là gì, lợi ích của việc sử dụng micro conversion và các dạng micro conversion thường gặp trong các chiến lược digital marketing. 

Micro Conversion là gì?

Micro conversion là những hành động tương tác, thể hiện sự quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, trước khi họ đưa ra quyết định chi trả/ sử dụng cuối cùng. Chẳng hạn, hầu hết mọi người khi truy cập vào các trang web E-commerce sẽ không mua hàng ngay, mà thường xem review sản phẩm hay đánh dấu, cho vào giỏ hàng trước. Hành động này là những hình thức micro conversion mà bạn dù có để ý hay không, thì cũng đã trở nên quá quen thuộc.

Ngược lại, ta có Macro Conversion, chính là hành động cuối cùng mà bạn muốn người tiêu dùng thực hiện – điển hình nhất là giao dịch mua hàng. Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích của từng chiến dịch Digital Marketing, các hình thức Macro Conversion khác có thể kể đến là: đăng ký nhận bản tin, đăng ký nhận tư vấn dịch vụ hoặc đăng ký dùng thử miễn phí. 

Phân loại Micro Conversion

Micro conversion thường thuộc một trong hai loại — [1] loại cột mốc và [2] loại bổ trợ: 

[1] Micro Conversion cột mốc: Là các hành động tuyến tính, theo thứ tự lần lượt để khách hàng đi đến Macro Conversion. 

Ví dụ:

Một bạn A có hứng thú với ngành marketing, muốn đi học thêm kiến thức để có nền tảng bắt đầu công việc trong ngành. Bạn này tìm thấy ebook kiến thức marketing của Tomorrow Marketers được share trên Facebook, thấy kiến thức bổ ích và rất thiết thực nên quyết định tin tưởng vào thương hiệu TM. Cuối cùng, bạn A nhấn vào banner trong Ebook để đăng ký khóa học.

[2] Micro conversion bổ trợ: Là các hành động không trực tiếp dẫn tới Macro Conversion, nhưng báo hiệu được tiềm năng xảy ra Macro conversion trong tương lai. 

Ví dụ:

Một bạn B vô tình tìm được blog của Tomorrow Marketers trên Google. Bạn vào đọc và tìm thấy 1-2 bài hữu ích, liên quan đến công việc của mình, nên share bài trên social media cũng như gửi cho bạn bè cùng đọc. 

Rõ ràng, bạn B chưa có ý định đăng ký khóa học, những bắt đầu có hứng thú với brand TM. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, rất có thể bạn B sẽ trở thành học viên của TM trong tương lai.

Lợi ích của việc triển khai micro conversion trong các chiến lược Digital Marketing

Bằng cách triển khai và theo dõi thường xuyên các “micro conversion”, bạn có thể phân tích hành vi của người dùng và tối ưu hóa chiến lược Digital Marketing của mình tốt hơn, nhờ vậy có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Ngoài ra, Micro conversion cũng cho phép bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, xây dựng phễu Digital Marketing hiệu quả và đo lường độ hiệu quả của các kênh truyền thông của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các lợi ích của việc triển khai micro conversion nhé:

1. Thấu hiểu hành vi khách hàng

Trong các chiến dịch Digital Marketing, khách hàng luôn có rất nhiều kênh, phương tiện, cũng như hình thức tương tác để tiếp cận nhãn hàng. Việc tiến hành, theo dõi Micro Conversion có thể giúp bạn kiểm soát được những thông tin này, qua đó phân tích được hành vi khách hàng.

Thêm vào đó, khi đã phân tích được hành vi, bạn có thể dựa vào đó để phân loại tệp khách hàng khách hàng tiềm năng. Nhờ vậy, bạn sẽ có căn cứ để xây dựng những chiến lược Digital Marketing theo từng đối tượng cụ thể, nuôi dưỡng họ với tính cá nhân hóa cao nhất, cuối cùng điều hướng thực hiện Macro Conversion dễ dàng hơn.

2. Đo lường hiệu quả của các kênh truyền thông

Khi theo dõi micro conversion thường xuyên, bạn có thể nhận thấy kênh tương tác nào hiệu quả nhất giữa bạn và đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Điều này sẽ cho bạn insight để tập trung đầu tư vào kênh mang lại hiệu quả lớn nhất. 

Chẳng hạn, khi chia sẻ nội dung trên 2 kênh Instagram và Facebook, bạn theo dõi thì nhận ra khách hàng chỉ tập trung tương tác trên Facebook. Nhờ vậy bạn có thể tiết kiệm chi phí đầu tư cho kênh Instagram, thay vào đó dồn nguồn lực cho kênh Facebook đang “ăn nên làm ra”.

3. Xây dựng một phễu marketing hợp lý

Micro conversion diễn ra trong bất cứ giai đoạn nào của phễu chuyển đổi Digital Marketing, nên việc tận dụng, cài cắm những hành động này một cách khôn khéo có thể giúp điều hướng hành trình mua hàng của người dùng dễ dàng hơn. Ví dụ như sau:

  • Một khách B truy cập vào trang chủ của bạn [micro conversion]
  • Khách B tìm kiếm sản phẩm trên website [micro conversion]
  • Khách B nhấp vào trang sản phẩm cho sản phẩm [micro conversion]
  • Khách B thích những gì họ thấy, vì vậy họ thêm sản phẩm vào giỏ hàng của mình [micro conversion]
  • B đăng ký, đăng nhập hoặc quyết định tiếp tục vào trang thanh toán [micro conversion]
  • Cuối cùng, khách B trở thành khách hàng mua sản phẩm [macro conversion]

Để đưa khách hàng vào phễu chuyển đổi, khiến họ thấy hứng thú và quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ là cả một chặng đường không hề ngắn, nhất là trong thế giới mà công nghệ kỹ thuật số phát triển như ngày nay. Trước khi đi vào tìm hiểu một số hình thức Micro Conversion phổ biến, chúng ta sẽ cùng khám phá sức ảnh hưởng của thế giới số tới cách thức làm Marketing hiện đại trong video ngắn dưới đây.

Một số hình thức Micro Conversion phổ biến và cách ứng dụng

1. Email Newsletter

Email newsletter là hình thức micro conversion [2] đầu tiên TM muốn nhắc tới. Hình thức này phổ biến tới mức hầu hết mọi trang web đều có form đăng ký nhận email newsletter, bất kể là trang blog cá nhân hay các trang thương mại điện tử, trang web của một nhãn hiệu nào đó.

Lý giải cho sự phổ biến này cũng tương đối đơn giản: Gửi Email Newsletter là hình thức nuôi dưỡng khách hàng cực kỳ hiệu quả! Theo thống kê, cứ mỗi $1 bạn chi ra cho việc gửi email, thì bạn cơ hội nhận nhận lại doanh thu lên tới $42.

Vậy, làm thế nào để có thể khiến khách hàng nhanh chóng thực hiện hành động micro conversion này? Bạn hãy theo dõi phần thống kê dưới đây:

Nếu bạn đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm theo bảng thống kê trên, chắc chắn họ sẽ không ngần ngại để lại email. Có được email, đồng nghĩa với việc bạn có được phương tiện trao đổi thông tin trực tiếp với khách hàng.

Lúc này, để dạng micro conversion này phát huy được tối đa hiệu quả, bạn cần có một chiến lược content cố định – thường xuyên gửi những nội dung kiến thức hữu ích, cập nhật sản phẩm mới hay khuyến mãi, chào hàng. Qua đó, bạn mới có thể thôi thúc khách hàng thực hiện hoạt động mua sắm/ macro conversion cuối cùng.

Đọc thêm: 7 lưu ý giúp tăng hiệu quả gửi Email Marketing cho Cold Data

2. Cho vào giỏ hàng

Khi mua sắm trên các trang E-Commerce, hành động “Thêm vào giỏ hàng [add-to-cart]” là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn chi trả cho một sản phẩm. Và nếu như bạn chưa biết, đây chính là một loại micro conversion [1]. 

Tất nhiên, khi khách hàng thực hiện hành động micro conversion này, chưa đồng nghĩa với việc họ đã chắc chắn mua hàng. Hãy cùng xem tỷ lệ chuyển đổi macro conversion trung bình trên các trang E-Commerce bên dưới đây để có thêm thông tin: 

Tuy nhiên, việc khách hàng có thực hiện hành động cho sản phẩm vào giỏ, cũng khẳng định rằng họ có sự quan tâm nhất định tới nhãn hàng. Bởi vậy, bạn vẫn còn có cơ hội để convert họ trong những lần “chạm mặt” tiếp theo. 

Để micro conversion này phát huy được hiệu quả lớn nhất, hãy tìm cách tăng số lần cho mặt hàng vào giỏ tăng lên. Điều này vô hình chung sẽ khiến % mua hàng tăng lên, cũng chính là khiến macro conversion, hay doanh số bán hàng được cải thiện.

Để tăng số lần cho mặt hàng vào giỏ, bạn đơn giản chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ như: di chuyển vị trí hay thay đổi màu sắc nút “thêm vào giỏ hàng” để thu hút sự chú ý của khách hàng trên màn hình.

Một cách khách để tối ưu bước này, đó là thêm một “progressing bar” như hình minh họa dưới đây: 

Các nghiên cứu cho thấy rằng 75% khách hàng yêu thích việc một website có “progressing bar” ở phần check-out cuối cùng. Đây cũng là một cách để cải thiện sự hài lòng của khách hàng và giảm thiểu tỷ lệ thoát giỏ hàng của người tiêu dùng. “Progressing bar” sẽ giúp khách hàng biết được họ cần phải thực hiện bao nhiêu bước nữa và mang lại cảm giác nhẹ nhõm khi không phải điền một lúc hàng loạt thông tin cá nhân.

3. Chia sẻ nội dung 

Chia sẻ nội dung là một micro conversion [2] quan trọng khác. Thực tế thì mỗi lượt chia sẻ của khách hàng chẳng đem lại cho bạn một đồng lợi nhuận nào, nhưng chính sức mạnh lan tỏa của nó mới được xem là vô giá.

Việc được khách hàng chia sẻ nội dung chẳng khác nào một hình thức Marketing miễn phí. Tùy thuộc vào đối tượng người chia sẻ, nội dung của bạn sẽ có thể tiếp được tới cả chục, trăm hay hàng ngàn người. Và nhờ vậy, nó sẽ cải thiện brand awareness [nhận diện thương hiệu] cho bạn. 

Bởi vậy, hãy luôn khuyến khích và làm nổi bật chức năng chia sẻ với tất cả nội dung của bạn. Bởi việc chia sẻ nội dung có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng. Nó có thể đơn giản như chuyển tiếp một email newsletter, hoặc chia sẻ những bài đăng trên mạng xã hội với bạn bè, người thân hay follower của khách hàng.

4. Ebook download

Hãy cân nhắc việc cung cấp các ebook miễn phí trên website của bạn để đổi lấy địa chỉ email. Đây là hình thức micro conversion [2] rất thú vị: “một mũi tên trúng hai đích”. 

Một bên, bạn sẽ lấy nhận được email để phục vụ cho việc gửi newsletter. Như đã nói ở trên, đây chính là một dạng micro conversion. Bên còn lại, việc tải xuống ebook cũng chính một micro conversion khác, một micro conversion thứ hai. 

Một người dùng tải xuống ebook của bạn chứng tỏ chắc chắn họ đang quan tâm đến những sản phẩm, vấn đề về ngành nghề, dịch vụ bạn cung cấp. Nếu khéo léo lồng ghép sản phẩm vào trong nội dung ebook, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những CTA kêu gọi họ đăng ký mua hàng hay nhận tư vấn thông tin ngay [macro conversion].

Để hình thức micro conversion này hoạt động hiệu quả, trước hết, bạn phải xây dựng được những cuốn ebook có nội dung độc đáo và hình thức thiết kế bắt mắt. Sau đó, hay nhanh chóng chia sẻ ebook này rộng rãi trên các kênh digital. Đồng thời cài đặt ngay một nút “download ebook” trên chính website của bạn, để người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận ebook. 

5. Brand mentions [Nhắc tới thương hiệu trên MXH]

Ở những phần trước, chúng ta đã nhắc đến “content sharing” như là một micro conversion, khi nội dung của doanh nghiệp bạn nên được chia sẻ trên mạng xã hội, thì brand mentions cũng là một dạng chia sẻ trên nền tảng MXH, nhưng khác biệt hơn một chút. 

Với brand mentions, người dùng không nhất thiết phải chia sẻ nội dung gì trên website của bạn, thay vào đó, người tiêu dùng sẵn sàng nhắc tới thương hiệu của bạn một cách tự nhiên. 

Ví dụ, một học viên của TM sau khi tham gia khóa học, nhận được chứng chỉ, hào hứng chụp hình post lên trang Facebook cá nhân cũng một caption có tag Fanpage TM. Đây chính là Brand Mention.

Tất nhiên, cũng giống như hình thức chia sẻ nội dung, Brand mentions không trực tiếp đem lại lợi nhuận, nhưng lại mang ý nghĩa như một phương tiện Marketing miễn phí. Brand mentions không chỉ là khiến khách hàng cũ tiếp tục mua hàng của bạn mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu cho người thân, bạn bè của những khách hàng này. 

Brand mentions trên mạng xã hội còn là một hình thức của e-WOM [marketing truyền miệng], vì vậy, bạn cần sáng tạo nhiều chiến dịch để thúc đẩy việc thương hiệu của mình được nhắc đến trên nền tảng này. Có thể kể đến như: brand hashtags, give-aways, chương trình khuyến mãi khác kích thích khách hàng thực hiện micro conversion này. 

Tạm kết

Tóm lại, tầm quan trọng của micro conversion và macro conversion là như nhau. Một số micro conversion còn được coi là những bước cần thiết trong quá trình chuyển đổi khách hàng. Bằng cách theo dõi và triển khai các micro conversion như Tomorrow Marketers đã gợi ý ở trên, bạn có thể thấu hiểu hơn hành vi của khách hàng, nuôi dưỡng thêm nhiều leads tiềm năng và xây dựng được một phễu chuyển đổi hợp lý. 
Tối ưu hóa chuyển đổi từ những bước nhỏ nhất không hề đơn giản, yêu cần digital marketers cần có tư duy và tầm nhìn chiến lược, biết vận dụng tích hợp các nền tảng digital. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về cách sử dụng các nền tảng digital, tham gia ngay khóa học Digital Foundation của Tomorrow Marketers nhé!

Video liên quan

Chủ Đề