Nghị luận văn học vào phủ chúa trịnh năm 2024

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” được viết năm 1782, nhân chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm, tác phẩm kết thúc với việc Lê. Hữu Trác được trở lại quê nhà.

2.2. Tác phẩm “Thượng kinh ký sự “

“Thượng kinh ký sự” (ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán, đánh dấu sự phát triển của thể ký Việt Nam thời trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12/1/1782, cho đến lúc xong việc về nhà ở Hương Sơn ngày 2/11/1782. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời, bỗng có lệnh triệu vào kinh, buộc phải lên đường. Từ đây, mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả.

“Thượng kinh kí sự” được khắc in vào năm 1885, được xếp ở cuối bộ Y tông tâm lĩnh như là một quyền phụ lục.

2.3. Tóm tắt Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

Đoạn trích: “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác đã lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử. Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa, uy quyền của chúa Trịnh Sâm, đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình.

2.4. Đặc điểm thể loại Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

  • Là tập kí sự viết bằng chữ Hán.
  • Kí sự là một thể loại kí ghi chép một câu chuyện, một sự việc có thật và tương đối hoàn chỉnh
  • Kí viết về hiện tại, viết về những điều mắt thấy tai nghe. Không gian và thời gian nghệ thuật của kí bao giờ cũng cụ thể, gắn với những sự kiện và con. người đang, đề cập tới.
  • Kĩ sự chỉ thực sự ra đời khi người cầm bút trực diện trình bày đối tượng. được phản ánh bằng cảm quan của chính mình.
  • Thượng kinh kí sự là tác phẩm kí đặc sắc, là đỉnh cao của kí trung đại Việt Nam và đánh dấu bước phát triển mới trong văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam.

2.5. Bố cục Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

  • (1) Từ đầu đến chầu ngay: mở truyện – lí do vào phủ theo lệnh chỉ của chúa.
  • (2) Tiếp đến cho thật kĩ: cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ chúa
  • (3) Tiếp đến khác chúng ra nhiều: Khám bệnh và kê đơn.
  • (4) Còn lại

→ Bố cục mạch lạc, kể, tả theo trình tự thời gian và sự việc, chọn ngôi kể thứ nhất xưng tôi, tái hiện những điều tự người viết chứng kiến và cảm nhận.

2.6. Đọc diễn cảm bản dịch Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

Cách đọc: giọng chậm rãi, từ tốn, chú ý đọc một số câu thoại lời của quan chánh đường, lời thế tử, lời người thầy thuốc trong phủ, lời tác giả.

II. Tìm hiểu Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

1. Cảnh sinh hoạt trong phủ chúa qua cái nhìn và cảm nhận trực tiếp của tác giả.

Nghị luận văn học vào phủ chúa trịnh năm 2024

Quang cảnh nơi phủ chúa được kể – tả lại từ những điều trực tiếp mắt thấy, tai nghe lần đầu của tác giả nên rất cụ thể và sống động. Lần lượt theo chân của người dẫn đường, có khi cùng với quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo, một sủng thần của Trịnh Sâm – Đặng Thị Huệ, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần:

  • Cảnh ngoài: mấy lần cửa, vườn hoa, quanh co hành lang, điểm Hạ mã, ngôi nhà lớn Đại đường lộng lẫy, phòng trà… các quan lại, khách khứa, người giúp việc, bảo vệ, phục dịch đi lại nườm nượp: thị vệ nghiêm trang cảnh giác.
  • Cảnh nội cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáp lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
  • Nhiều thủ tục rườm rà, nhiều khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm Hậu mã, cảnh mọi người chầu hầu thế tử, cảnh chào lạy và xem hầu mạch, khám bệnh cho. thế tử; cảnh chẩn bệnh kê đơn, …
  • Trong những cảnh trên, có lẽ chỉ tiết tả cảnh thế tử cười, khen ông già thầy thuốc lạy mình khéo là chỉ tiết đắt giá nhất. Vì nó vừa chân thực vừa đậm chất hài hước kín đáo. Nó không chỉ cảnh sinh hoạt giàu sang, đài các của gia đình nhà chúa mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp thỏi của các thầy thuốc hầu hạ và thái độ kín đáo và khách quan. của người kể.
  • Giá trị hiện thực trong đoạn trích là ở chỗ tác giả đã vẽ được bức tranh chi tiết về cảnh sống xa hoa, giàu sang tột đỉnh, cách biệt hẳn với bên ngoài nơi chúa ở. Nhưng đó cũng là khung cảnh vàng son quyền quý đầy tù hãm, thiếu không khí. Việc ăn chơi hưởng lạc của nhà chúa vì thế đã tự phơi bày trước mắt người đọc.

2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của Lê Hữu Trác

☼ Thái độ và tâm trạng của Lê Hữu Trác trên đường vào phủ chúa: Ngạc nhiên, khâm phục trước cảnh giàu sang phú quý tột bậc. Vốn là con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, biết, quen nhiều cảnh giàu có, sang trọng, thế mà: bước chân đến đây mới thấy sự giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.

☼ Nhận xét bài thơ của tác giả: Lời lẽ, hình ảnh miêu tả cảnh giàu sang trong phủ chúa theo lối ước lệ, với thái độ ngợi ca, sùng kính: cả trời Nam sang nhất là đây; lầu từng gác vẽ tung mây, bóng mại ánh vào rèm châu, hiên ngọc, vẹt nói vườn ngự, hương hoa ngạt ngào, khác gì đào nguyên ngự phủ…. Đó là kiểu viết của văn xuôi trung đại: thường xen lẫn với thơ.

☼ Thái độ của cụ Lê qua lời đối thoại với ông lang đồng hương: Câu hỏi khá đột ngột, tiếp theo là câu trả lời như giãi bày, nhũn nhặn. Đó là thái độ không xu phụ, học đòi những kẻ quyền quý, tự hào về cách sống và nơi sống của mình, giữ kẽ, thận trọng mà vẫn lộ ra phẩm cách cứng cỏi.

☼ Diễn biến thái độ và tâm trạng của cụ trong và sau khi khám bệnh – hầu mạch, kê đơn cho thế tử:

  • Đầu tiên là thái độ sợ hãi (tôi nín thở đứng chờ ở xa, tôi khúm núm đến trước sập xem mạch). Theo lệnh quan Chánh đường, cụ lang hai lần quỳ lạy 8 lạy một đứa bé – một bệnh nhân 5 – 6 tuổi một cách thành kính.
  • Suy nghĩ của Lê Hữu Trác được bày trực tiếp: ý kiến chẩn bệnh của ông khác hẳn ý Chánh đường và các thầy thuốc trong cung. Nhưng ông đúng, giỏi và sâu sắc hơn họ. Hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nêu ra những luận giải hợp lí thuyết phục và cách điều trị đúng nhưng ông băn khoăn chưa nói ngay, chưa muốn sử dụng cách đúng ấy vì sợ chữa hiệu quả ngay sẽ được chúa tin dùng, phải ở lại kinh đô, không được sống như sở nguyện.
  • Có cách chữa hoà hoãn: chỉ bằng ta dùng phương thuốc vô thưởng vô phạt, cầm chừng.
  • Hai ý nghĩ trái ngược nhau cùng xuất hiện trong lòng ông.
  • Cuối cùng, ý thức về nhà nho trung với chúa, với nước, cho xứng với truyền thống của cha ông, trọng trách chân chính đã thắng. Ông gạt tất cả sở thích cá nhân sang một bên, thẳng thắn đưa ra ý kiến và kiên trì bảo vệ quan điểm của mình: ông tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần, nhưng tôi vẫn cứ giải thích mãi. Rõ ràng Lê Hữu Trác là: một thầy thuốc quê mùa nhưng rất giỏi, rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn; một thầy thuốc có lương tâm, đức độ, một nhà nho chân chính và cứng cỏi; một con người khinh thường danh lợi, yêu thích tự do và lối sống thanh đạm, giản dị nơi làng quê dù tận mắt chứng kiến cảnh giàu sang tột bực nơi đế đô và bản thân mình đang có cơ hội để có cuộc sống giàu sang phú quý ấy.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

Với tài quan sát sự vật, sự việc, cách kể hấp dẫn, Lê Hữu Trác đã góp phần thể hiện vai trò, tác dụng của thể ký với hiện thực đời sống

2. Nội dung Đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh

Đoạn trích mang đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh và thể hiện phẩm chất của một thầy thuốc giàu tài năng, coi thường danh vọng, suốt đời chăm lo giữ gìn y đức của mình.