Nghiên cứu tâm lý người cao tuổi

Ở độ tuổi từ 50 – 60 con người có nhiều chuyển biến quan trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Những khủng hoảng tâm lý càng ngày càng tăng lên theo tuổi tác rõ nét nhất là khoảng 80 tuổi. Hãy hiểu về những khủng hoảng này để biết cách chăm sóc người cao tuổi.

Người cao tuổi với mong muốn tiếp tục lao động, cống hiến

Nhu cầu được làm việc, tiếp tục cống hiến cho gia đình và xã hội phù hợp với sức khỏe và điều kiện của từng người cao tuổi cũng là một yêu cầu của các vị cao niên. Đến hết tuổi lao động thì hưởng chế độ nghỉ hưu song nhiều người cao tuổi vẫn có nhu cầu làm việc để có thêm thu nhập, để được sống có ích, ngoài việc tự mỗi người phấn đấu để có sự cống hiến, nhiều vị cao niên vẫn muốn được gia đình và xã hội quan tâm giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi.

Một số cơ quan và Nhà nước đã và đang nghiên cứu để sử dụng chất xám, khả năng của những vị cao niên, nhất là những vị vừa mới rời khỏi dây chuyền sản xuất và công tác, vẫn còn trí tuệ, kinh nghiệm và sức khỏe nhằm phát huy một cách phù hợp sự cống hiến của họ. Được làm việc, được cống hiến tạo ra niềm vui cho cuộc sống, do đó có tác dụng làm cho trí não và thân thể khỏe mạnh. Đây còn là một quyền của người cao tuổi mà nhiều quốc gia đang quan tâm.

Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Họ phải lo cho cuộc sống của chính họ và con cái. Trong tình hình lao động dư thừa như hiện nay và trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đều đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao thì tìm kiếm được một việc làm thích hợp với người cao tuổi là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là ở thành thị. Mong muốn có việc làm ở người cao tuổi hiện nay trước hết là do họ không có nguồn thu nhập, hoặc có nhưng quá ít ỏi, không đủ sống. Nguyện vọng lớn nhất của người già cô đơn là được xã hội và Nhà nước chăm sóc đời sống vật chất và chữa bệnh, được sống cùng con cháu, họ hàng hoặc được sống trong các cơ sở xã hội, viện dưỡng lão

Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe

Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 95% các cụ cao tuổi có bệnh và có nhu cầu chữa bệnh, nhưng nhu cầu này chưa được đáp ứng. Hiện nay chỉ có nhóm người về hưu được khám chữa bệnh tốt hơn các nhóm khác, nhờ Nhà nước bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế cho họ.

Người già có những hẫng hụt lớn về mặt tâm lý do sự rời bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen công việc đã gắn bó trong nhiều năm. Sự thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, sinh hoạt, thay đổi chức năng vai trò của cá nhân đối với con cái, gia đình, tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời nhanh cùng với sự thoái hóa của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ… Làm cho bệnh lý tâm thần người già tăng cao và trầm trọng. Ngoài các bệnh nội khoa, xương khớp, hô hấp, tim mạch v.v… những vấn đề rối loạn tâm thần người cao tuổi như giảm, mất trí nhớ, loạn tâm thần đang tăng lên và được nhiều nước trên thế giới quan tâm.

Ở Việt Nam người cao tuổi tập trung chủ yếu ở nông thôn, 81,2% làm nông nghiệp, lao động đơn giản, nhiều người cao tuổi  còn phải tiếp tục lao động kiếm sống. Do hậu quả của chiến tranh hầu hết trình độ học vấn của người cao tuổi rất thấp, có đến 59,06% thất học, chỉ có 0,21% có trình độ trung học trở lên, những hiểu biết về y học thường thức, các biện pháp luyện tập, dự phòng và điều trị các bệnh thông thường của người cao tuổi còn rất nhiều hạn chế. Việc chăm sóc người cao tuổi tại các gia đình đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế, công việc của con cái, quan hệ truyền thống giữa các thế hệ đang có sự sa sút. Mặt khác điều kiện tiếp cận nhanh chóng của người cao tuổi với các cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế.

Vì vậy trong những năm qua với sự phát triển kinh tế, xã hội, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuổi thọ người cao tuổi được nâng cao, tình trạng sức khỏe người cao tuổi Việt Nam được cải thiện rõ rệt, nhưng thực tế còn chưa đạt yêu cầu. Có đến 50% số người cao tuổi được hỏi nguyện vọng được hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật; nguyện vọng được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần là 65%; được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên là 30,71%.

Mong muốn một tinh thần tốt

Theo các chuyên gia tâm lý, người cao tuổi hay nhớ quá khứ nên họ thường so sánh với hiện tại, điều này có thể khiến con cháu không thoải mái, muốn tránh xa những câu chuyện đó, vô tình làm người cao tuổi dễ bị tổn thương, tủi thân. Thậm chí có người bị trầm cảm, sống thu mình và mắc “tâm bệnh” - một trong số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và các bệnh mạn tính như: Tim mạch, tăng huyết áp...

Thực tế, không ít trường hợp người cao tuổi do không chia sẻ được với người thân trở nên sống khép mình, bó buộc trong suy nghĩ tiêu cực “bản thân không còn sức lực để lao động, không tự chăm sóc làm gánh nặng cho con cháu”. Qua trao đổi, nhiều người cao tuổi sợ rằng con cháu sẽ không còn quan tâm hay bỏ rơi họ. Đa số người cao tuổi có tinh thần lạc quan, vui vẻ thường là những cụ có tham gia các hoạt động tổ, nhóm và được quan tâm chăm sóc của người xung quanh.

Nhu cầu của người cao tuổi là nhận được sự lo lắng, chăm sóc của con cháu. Ngoài việc quan tâm bổ sung dinh dưỡng thích hợp, người cao tuổi cần thời gian “giải độc” tinh thần. Người thân có thể dành một ít thời gian trò chuyện để người cao tuổi cảm nhận được sự quan tâm hơn, sống vui, sống khỏe trong những ngày tháng về già. Qua đó, góp phần hạn chế các dấu hiệu không tốt về sức khỏe tinh thần.

Tinh thần của người cao tuổi rất quan trọng. Một tinh thần tốt, vui vẻ thì sẽ đẩy lùi được bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh hơn. Người thân có thể khuyên người cao tuổi dành thời gian tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, giảm bớt những suy nghĩ, âu lo về cuộc sống hay tham gia các lớp thể dục dưỡng sinh hoặc câu lạc bộ [CLB] người cao tuổi để có thêm người tâm tình, bầu bạn.

Quan hệ xã hội và nhu cầu được quan tâm, tôn trọng

Người cao tuổi hiện nay là lớp người đã từng tham gia hoạt động ở nhiều lĩnh vực, họ có các mối quan hệ khá rộng. Hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng làng, xã còn rất nghèo nàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lạc hậu về thời cuộc và cô đơn trong cuộc sống của người cao tuổi.

Từ những đánh giá của chính bản thân những người cao tuổi, có thể sơ bộ rút ra một số nhận xét: Phần lớn người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay có cuộc sống ổn định, tâm trạng lớn nhất của họ là muốn gắn bó với gia đình, hòa nhập với xã hội để sống cho mình và sống vì con cháu. Điều này khẳng định rằng: Truyền thống đạo đức xã hội, gia đình Việt Nam, lẽ sống của con người Việt Nam, thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam vẫn được bảo tồn và trụ vững. Tuy vậy, không phải không có những xao xuyến, một số người cao tuổi có sự khủng hoảng về tâm lý. Họ bị con cháu đối xử tệ bạc, cuộc sống của họ bị quẫn bách cả về vật chất và tinh thần, các chuẩn mực về đạo đức, lối sống với gia đình của họ bị đảo lộn.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế [MOH] Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc //moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Hiện nay số lượng người cao tuổi ở Việt Nam không ngừng gia tăng. Theo thống kê điều tra dân số năm 1999, có khoảng 6 triệu người cao tuổi chiếm tỷ lệ 8% dân số. Dự tính đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ lên khoảng 18%. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là "bạn đồng hành” của những người cao tuổi. Các rối loạn tâm lý thường gặp là trầm cảm và lo âu. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy rối loạn trầm cảm và lo âu gặp ở 25% bệnh nhân tại các cơ sở đa khoa. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão Khoa Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm kết hợp với lo âu ở các bệnh nhân cao tuổi nằm viện là rất cao, lên tới 40%.

Một số nguyên nhân thường gặp của rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

Đầu tiên là trạng thái stress khi phải thích nghi với hoàn cảnh sống mới chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Những người cao tuổi sau khi về hưu trải qua một loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do nếp sinh hoạt thay đổi, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế.

Một số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc “hội chứng về hưu”, với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận. Thứ hai là tâm lý tự nhiên của người cao tuổi là thường sợ ốm đau, bệnh tật, sợ chết. Lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể cưỡng lại được, nó làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các stress. Đây là mảnh đất “màu mỡ” để bệnh tật phát triển. Ngoài việc phải “thừa hưởng” những bệnh mãn tính từ giai đoạn trước đó của cuộc đời, người cao tuổi còn mắc thêm các bệnh khác nữa. Do vậy đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi là mắc nhiều bệnh cùng một lúc như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, Alzheimer, Parkinson, các bệnh xương và khớp, bệnh phổi, phế quản, ung thư... Hậu quả là bệnh tật làm thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc tâm lý và nhân cách của người bệnh. Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng.

Những người cao tuổi nào thường bị rối loạn tâm lý?

Về độ tuổi, có hai giai đoạn người cao tuổi hay bị rối loạn tâm lý, đó là độ tuổi từ 50-59 và tuổi trên 70. Các cụ bà thường mắc bệnh nhiều hơn các cụ ông. Những người có trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng dễ bị mắc bệnh hơn. Những người bị mắc nhiều bệnh, kèm theo các chứng đau, phải nằm viện nhiều lần cũng dễ bị rối loạn tâm lý hơn.

Các hình thức rối loạn tâm lý ở người cao tuổi

Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong phú và đa dạng. Những biểu hiện nhẹ là khó chịu, lo lắng. Nặng hơn một chút là các biểu hiện rối loạn thần kinh chức năng, với các biểu hiện suy nhược cơ thể, lo âu, ám ảnh bệnh tật. Nặng hơn nữa có thể có các trạng thái rối loạn tâm thần, biểu hiện bằng các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] về rối loạn tâm thần ở bệnh viện đa khoa trên 25.000 bệnh nhân ở 14 quốc gia cho thấy 1/4 có rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm lý thường gặp nhất là lo âu. Lo âu có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. Các biểu hiện lo âu thường rất đa dạng, phức tạp. Bệnh nhân cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Đôi khi người bệnh trải nghiệm cảm giác khiếp sợ, hoảng loạn, tuyệt vọng về bệnh tật, sợ chết. Bệnh nhân cũng có thể có các suy nghĩ ám ảnh như nghỉ bệnh, sợ bẩn... Khiến phải rửa tay liên tục hay kiểm tra đi kiểm tra lại... Lo âu có thể kéo dài, gây trở ngại rõ rệt đến sinh hoạt, hoạt động nghề nghiệp, quan hệ xã hội của bệnh nhân. Rối loạn tâm lý khác cũng thường gặp là trầm cảm. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy trong đời người, 13% người dân có cơn trầm cảm. Tuy nhiên người cao tuổi hay mắc chứng trầm cảm hơn. Về mặt y khoa, trầm cảm là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người bệnh trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm. Bệnh nhân suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng không nhanh chóng, tự cho mình là thấp kém, có hoang tưởng bị tội, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, có ý nghĩ và hành vi tự sát. Ngoài ra vận động cũng bị ức chế. Người bệnh ít hoạt động, ít nói, sững sờ, đờ đẫn, thường ngồi lâu một tư thế với nét mặt trầm ngâm suy nghĩ. Trầm cảm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cá nhân, gia đình, cũng như khả năng thực hiện các công việc xã hội, nghề nghiệp, nhiều trường hợp còn dẫn đến hành vi nguy hiểm cho bản thân và xung quanh như tự sát hoặc giết người rồi tự tử.

Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày các nhân viên y tế và người thân của bệnh nhân cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân để nhận biết và điều trị kịp thời rối loạn tâm lý, trầm cảm và lo âu ở người cao tuổi.

Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe là một biện pháp tránh trầm cảm cho người cao tuổi.

Video liên quan

Chủ Đề