Ngủ không được là điềm gì

Ngủ chập chờn khiến người bệnh mệt mỏi, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt và giảm năng suất lao động. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và phải làm sao để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

1. Ngủ chập chờn là như thế nào?

Ngủ chập chờn là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc hay giật mình khi ngủ,.. Đây chính là những biểu hiện của bệnh rối loạn giấc ngủ. Người ngủ chập chờn sẽ dễ bị tỉnh giấc bởi một số yếu tố như ánh sáng, tiếng ồn hay những cử động của người nằm ngủ bên cạnh.

Ngủ chập chờn khiến bạn mệt mỏi, uể oải

Người bình thường sẽ vẫn có thể ngủ tiếp nếu có hiện tượng rối loạn giấc ngủ xảy ra. Tuy nhiên, với những người bị rối loạn giấc ngủ, họ sẽ rất khó để ngủ tiếp nếu đã bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài. Thậm chí có thể mất ngủ. Sau một đêm mất ngủ, cơ thể rất mệt mỏi, uể oải,... ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động vào sáng hôm sau.

Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải những giấc ngủ chập chờn. Tình trạng này có thể diễn ra vào đêm, vài tuần hoặc cũng có thể kéo dài đến vài tháng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của người bệnh.

2. Những nguyên nhân nào gây ra giấc ngủ chập chờn

Giấc ngủ chập chờn có thể do một số nguyên nhân sau:

- Căng thẳng: Melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, khi thường xuyên gặp phải căng thẳng và áp lực từ công việc cũng như nhiều vấn đề trong cuộc sống, lượng hormone có khả năng chuyển hóa thành melatonin sẽ giảm xuống và người bệnh sẽ khó ngủ hơn bình thường. Trường hợp bệnh nhân bị tự kỷ, trầm cảm cũng có thể mất ngủ vì căng thẳng thần kinh dẫn đến sụt giảm lượng melatonin và dẫn tới mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong suốt một thời gian dài.

Sử dụng điện thoại trước khi ngủ có thể dẫn tới mất ngủ, ngủ chập chờn

- Thay đổi nội tiết tố: Ở giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, cơ thể chị em sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Những thay đổi này chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề như tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, bị bốc hỏa gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, phổ biến nhất là khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Mất cân bằng nội tiết và những căng thẳng về tâm lý khi chăm sóc con vào giữa đêm hay lúc con khóc,... là nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của phụ nữ sau sinh. Do đó, các bà mẹ bỉm sữa thường xảy ra tình trạng ngủ chập chờn, nhất là vào tuần thứ 7 sau sinh.

- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì thời gian ngủ càng ít. Đồng thời cũng tăng nguy cơ gặp phải những rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, có thể kể đến như ăn uống vào đêm khuya, ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên sử dụng điện thoại trước khi ngủ.

- Bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não dẫn tới giảm lượng máu lên não. Do đó, não không nhận được đủ oxy và dưỡng chất, khiến cho hệ thần kinh trung ương bị suy nhược, dẫn tới mất ngủ

- Ngoài ra, ngủ chập chờn còn có thể do một số bệnh lý khác gây ra như viêm xoang, dạ dày, tim mạch,...

3. Phải làm sao để khắc phục giấc ngủ chập chờn?

Nếu bạn mệt mỏi với những giấc ngủ chập chờn, hãy tham khảo một số biện pháp khắc phục dưới đây:

- Duy trì thói quen ngủ khoa học:

+ Hãy cố gắng ngủ đúng giờ và thức dậy vào một giờ cố định mỗi ngày, dù cho đó là ngày nghỉ. Bên cạnh đó, hãy thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học để góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ.

+ Không thức quá khuya: Vì bất cứ lý do gì, bạn cũng không nên thức khuya vì thói quen này có thể dẫn tới rối loạn nhịp sinh học, khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Theo các chuyên gia, thời gian đi ngủ lý tưởng nhất là từ 21 đến 22 giờ.

+ Không nên dậy quá muộn: Hãy dậy sớm để tập thể dục, ăn sáng đúng giờ và giao lưu, gặp gỡ bạn bè hoặc làm những việc mình yêu thích. Đây là thói quen rất tốt giúp bạn có cảm giác khỏe mạnh hơn, tỉnh táo và luôn tràn đầy năng lượng.

+ Không ngủ trưa quá nhiều: Giấc ngủ trưa giúp bạn có một buổi chiều làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên có một giấc ngủ ngắn. Không nên ngủ quá nhiều để tránh tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào buổi tối.

- Không nên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Nguyên nhân là ánh sáng xanh từ điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến não bộ của bạn tỉnh táo hơn và từ đó bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.

Tập thể dục giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ

- Thường xuyên tập luyện thể dục: Đây là thói quen sống lành mạnh giúp bạn khỏe mạnh hơn và phòng chống nhiều loại bệnh tật. Không chỉ vậy, tập luyện thể dục còn giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn. Đặc biệt, vận động vào buổi tối sẽ giúp tăng lượng endorphin và chuyển hóa thành melatonin giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, không tập luyện quá sát giờ đi ngủ, dẫn đến phản tác dụng.

- Không dùng chất kích thích: Những chất kích thích không làm bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn mà sẽ khiến bạn đau đầu hơn và khó ngủ hơn. Vì thế ít nhất 4 giờ trước khi ngủ, bạn không nên tiêu thụ các chất kích thích.

Loại bỏ căng thẳng giúp bạn ngủ ngon hơn

- Loại bỏ căng thẳng: Khi bạn căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều cũng gây mất ngủ, ngủ chập chờn. Một số biện pháp giúp bạn loại bỏ căng thẳng có thể kể đến như tập yoga, tập thiền, nghe nhạc, đọc sách hoặc làm những việc mình yêu thích. Khi tinh thần thoải mái, không còn quá áp lực bạn sẽ ngủ dễ dàng và sâu giấc hơn.

Nếu tình trạng ngủ chập chờn kéo dài, đã áp dụng những phương pháp trên nhưng vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Chuyên khoa Tâm Thần của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm và được trang bị những trang thiết bị hiện đại giúp phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thần kinh, bao gồm tình trạng ngủ chập chờn.

Nếu có nhu cầu thăm khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Không ngủ trọng bao lâu sẽ chết?

Nếu tiếp tục không ngủ thêm 12 tiếng nữa, chúng ta sẽ bắt đầu nhìn thấy những ảo giác và còn có thể quên cả tên của mình. Thậm chí, bạn có thể tử vong bất kỳ lúc nào nếu không chợp mắt suốt 3 ngày liền. Sau khi mất ngủ trọn một đêm, tương ứng với thời gian 6 tiếng, chúng ta sẽ bắt đầu đối mặt với stress.

50 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trẻ mới sinh cần 20h/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6 tuổi trẻ cần 10h - 12h/ ngày để ngủ. Thanh thiếu niên [14-17 tuổi] cần ngủ 8 - 10h/ngày. Thanh niên và người trưởng thành [18-64 tuổi] cần ngủ 7 - 9h/ngày. Người già [trên 65 tuổi] cần ngủ 7 - 8h/ngày.

Ban đêm không ngủ được là bệnh gì?

Các bệnh lý như tiểu đêm, viêm khớp, gout, trào ngược dạ dày – thực quản, khó thở, bệnh về hô hấp… có thể là nguyên nhân gây mất ngủ đêm. Bên cạnh đó, tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ ban đêm cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh thiểu năng tuần hoàn não, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Làm sao để dễ ngủ vào ban đêm?

20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu.

Hạ nhiệt độ phòng. ... .

Sử dụng phương pháp thở 4-7-8. ... .

Lên lịch đi ngủ ... .

Hấp thụ ánh sáng cả ban ngày và ban đêm. ... .

Tập yoga, thiền. ... .

Tránh nhìn vào đồng hồ ... .

Tránh ngủ vặt trong ngày. ... .

Đồ ăn có thể tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ.

Chủ Đề