Ngày 04 04 là ngày gì o phan lan

Nga tuyên bố tăng cường lực lượng ở phía tây và tây bắc để đáp trả việc Phần Lan gia nhập NATO vào hôm nay, 4.4.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: NATO

Ngày 4.4, Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO, theo thông báo của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Phần Lan gia nhập NATO đánh dấu hoàn thành hành trình nhanh chóng gia nhập liên minh quân sự của quốc gia Bắc Âu này sau chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina.

"Ngày mai, chúng tôi sẽ chào đón Phần Lan với tư cách là thành viên thứ 31 của NATO, giúp Phần Lan an toàn hơn và liên minh của chúng tôi mạnh mẽ hơn" - Reuters dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu với báo giới tại Brussels hôm 3.4, ca ngợi động thái này là "lịch sử".

"Lần đầu tiên chúng tôi sẽ kéo cao quốc kỳ Phần Lan tại trụ sở NATO. Đây sẽ là một ngày tốt lành cho an ninh của Phần Lan, cho an ninh của Bắc Âu và cho toàn bộ NATO" - ông Stoltenberg nói.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto sẽ tới Brussels để tham dự buổi lễ.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto [trái] và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong một cuộc gặp năm 2022. Ảnh: NATO

Phần Lan có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, nghĩa là biên giới của NATO với Nga sẽ dài gần gấp đôi, và động thái này khiến Nga tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng ở các khu vực biên giới.

Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina vào tháng 2 năm ngoái đã thúc đẩy Phần Lan và nước láng giềng Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO, từ bỏ hàng chục năm không liên kết quân sự.

Rào cản cuối cùng đối với tư cách thành viên của Phần Lan đã được gỡ bỏ vào tuần trước khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu phê chuẩn đơn đăng ký của Helsinki ngay cả khi nước này chưa phê chuẩn đơn của Stockholm.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Stockholm chứa chấp các thành viên mà Ankara coi là các nhóm khủng bố - cáo buộc mà Thụy Điển bác bỏ. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu dẫn độ các nhóm khủng bố này như một bước tiến tới việc phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển.

Hungary cũng đang từ chối chấp thuận việc Thụy Điển gia nhập NATO, với lý do bất bình trước những chỉ trích về chính sách của Thủ tướng Viktor Orban. Nhưng các nhà ngoại giao NATO cho biết họ hy vọng Budapest sẽ chấp thuận đề xuất của Thụy Điển nếu Thổ Nhĩ Kỳ làm như vậy.

Ông Stoltenberg cam kết sẽ nỗ lực để Thụy Điển gia nhập NATO càng sớm càng tốt. Ông cũng nhấn mạnh, các quan chức NATO và Thụy Điển đã làm việc để đưa Thụy Điển đến gần hơn với liên minh ngay cả khi họ đang chờ hoàn tất tư cách thành viên.

Tại Mátxcơva, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko tuyên bố Nga sẽ tăng cường lực lượng ở phía tây và tây bắc.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko. Ảnh: BNG Nga

Ông Grushko nói với hãng thông tấn nhà nước RIA: "Trong trường hợp lực lượng và nguồn lực của các thành viên NATO khác được triển khai ở Phần Lan, chúng tôi sẽ thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo an ninh quân sự của Nga một cách đáng tin cậy".

Đây không phải là lần đầu tiên Nga tuyên bố điều chỉnh lại quân đội nếu Phần Lan gia nhập NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu năm ngoái cho biết Nga đang thực hiện "các biện pháp đối phó thích hợp" và sẽ thành lập 12 đơn vị và sư đoàn ở quân khu phía tây.

Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình mở rộng NATO diễn ra như thế nào, mức độ mà cơ sở hạ tầng quân sự di chuyển đến gần biên giới của chúng tôi hơn”.

Bộ Ngoại giao Nga khi đó cho biết quyết định gia nhập NATO "chắc chắn" gây ra mối đe dọa đối với Nga.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tỏ ra bình tĩnh trước thông tin này.

“Đối với việc mở rộng NATO, bao gồm cả việc gia nhập hai thành viên mới tiềm năng là Phần Lan và Thụy Điển, tôi muốn thông báo với các bạn, các đồng nghiệp, rằng Nga không có vấn đề gì với các quốc gia này” - ông Putin cho biết vào tháng 5 năm ngoái.

Lễ gia nhập NATO của Phần Lan diễn ra nhanh chóng, trong một nghi lễ nhanh gọn được tổ chức ngoài trời, ngay trên sân trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ vào chiều ngày 4/4.

Quốc hội Phần Lan thông qua dự luật gia nhập NATO

Nga nói gì về việc Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quan điểm, đồng ý để Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO?

Nga phản ứng trước việc Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO

Nga cảnh báo sẽ đáp trả nếu Phần Lan và Thủy Điển gia nhập NATO

Thụy Điển nhận được sự đảm bảo an ninh của Mỹ nếu xin gia nhập NATO

Nga cảnh báo sẽ triển khai hạt nhân giữa lòng châu Âu nếu Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO

Lúc 15h35’, ngày 4/4, giờ Brussels [20h35’, giờ Việt Nam], Lễ gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương [NATO] của Phần Lan đã diễn ra tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ, trong cuộc họp của các Ngoại trưởng NATO, đúng vào ngày kỷ niệm ký kết Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Washington, Mỹ 1949, văn kiện thành lập NATO.

Sự kiện diễn ra với một nghi lễ khá đơn giản, chỉ kéo dài khoảng 20 phút, ở ngoài trời, ngay trên sân trụ sở NATO, được phát trực tuyến trên trang web của NATO.

Với sự kiện này, Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO.

“Phần Lan hôm nay đã trở thành thành viên của liên minh quốc phòng NATO. Kỷ nguyên không liên kết quân sự trong lịch sử của chúng ta đã kết thúc. Một kỷ nguyên mới bắt đầu. Mỗi quốc gia đều tối đa hóa an ninh của chính mình, Phần Lan cũng vậy. Đồng thời, tư cách thành viên NATO củng cố vị thế quốc tế của chúng ta. Là một đối tác, từ lâu chúng ta đã tích cực tham gia các hoạt động của NATO. Trong tương lai, Phần Lan sẽ đóng góp vào khả năng phòng thủ và răn đe tập thể của NATO.”, Tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ca ngợi “một ngày tốt lành cho an ninh của Phần Lan, cho an ninh của Bắc Âu và cho toàn bộ NATO”.

Trước đó ngày 3/4, ông Stoltenberg đã thông tin về sự kiện. “Đây là một tuần lễ lịch sử. Ngày mai chúng ta sẽ chào đón Phần Lan- thành viên thứ 31 của NATO, điều sẽ giúp Phần Lan an toàn hơn và NATO mạnh mẽ hơn.”, ông bày tỏ.

“Chính phủ Ukraine hoan nghênh động thái của Phần Lan. Phần Lan đã lựa chọn đúng. NATO cũng là mục tiêu chính của Ukraine.", Chánh Văn phòng phủ Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak viết trên Telegram.

Phần Lan có biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ khiến biên giới của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương với Nga tăng lên gấp đôi.

Nga luôn coi việc mở rộng NATO về phía Đông là mối đe dọa an ninh đối với nước này.

Chiều ngày 4/4, truyền thông Nga dẫn phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, bình luận về quyết định của Phần Lan gia nhập NATO, nói, việc mở rộng NATO buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh của chính mình, cả về mặt chiến thuật và chiến lược.

“Đương nhiên, điều này buộc chúng tôi phải thực hiện các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh của chính mình, cả về chiến thuật và chiến lược.”, ông Peskov nói.

“Chúng tôi sẽ quan sát cẩn thận những gì sẽ xảy ra ở Phần Lan, về cách thức NATO khai thác lãnh thổ Phần Lan từ góc độ bố trí vũ khí, hệ thống, cơ sở hạ tầng ở đó sẽ gần biên giới của chúng tôi và có khả năng đe dọa chúng tôi. Tùy thuộc vào điều này mà sẽ có các biện pháp thích hợp được thực thi. Hãy tin tôi, quân đội của chúng tôi sẽ thông báo về mọi thứ một cách kịp thời.”, ông Peskov nhấn mạnh.

Theo ông Peskov, việc Phần Lan gia nhập NATO không thể không ảnh hưởng đến bản chất của quan hệ song phương, bởi liên minh Bắc Đại Tây Dương là một cấu trúc thù địch với Nga.

“Tất nhiên, điều này không thể không ảnh hưởng đến bản chất của quan hệ song phương với những quốc gia trở thành thành viên mới của liên minh. Liên minh là một cấu trúc không thân thiện và theo nhiều cách là cấu trúc thù địch với Liên bang Nga.”, ông Peskov nói với truyền thông.

Chủ Đề