Ngữ văn 10 tựa trích diễm thi tập năm 2024

Hoàng Đức Lương [?-?], quê ở Hưng Yên, sau dời về Hà Nội. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1478 thời vua Lê Thánh Tông, được bổ làm quan, chức Tham nghị. Ông từng làm phó sứ sang Trung Quốc giao thiệp với nhà Minh.

Sáng tác còn 25 bài thơ. Thơ ông “thâm trầm, ý nhị, đẹp một cách kín đáo và giản dị, có những câu tưởng chừng đạm nhã và thoát sáo đó, ngòi bút của tác giả đã phải dụng công rất nhiều”. [GS.Nguyễn Huệ Chi]

2. Tác phẩm

“Trích diễm thi tập” [Hợp tuyển những bài thơ hay] là tuyển tập thơ từ thời Trần đến thời Lê [thế kỉ XV], gồm 15 quyển [hiện còn 6 quyển].

Bài “Tựa” được viết 1497.

Tựa: [còn gọi là Lời nói đầu hay Lời giới thiệu] là phần đặt ở đầu cuốn sách, nêu lí do và quá trình soạn sách, thường là văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, kết hợp nghị luận với tự sự và trữ tình.

Bố cục bài “Tựa” gồm 3 phần:

  • Nguyên nhân khiến cho thơ văn không được lưu truyền
  • Quá trình sưu tầm, biên soạn sách “Trích diễm thi tập”
  • Lạc khoản: ghi chú cuối bài tựa về thời gian, tên tuổi, quê quán, chức vụ người viết.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nguyên nhân khiến cho thơ văn không được lưu truyền

  1. Chủ quan:
  • Chỉ thi nhân mới nhận thấy và hiểu được cái hay, cái đẹp của thơ ca
  • Người có tài thì bận việc, không rỗi thì giờ; người nhàn tản thì không để ý
  • Người thích thơ văn thì ngại công việc nặng nhọc, tài lực kém cỏi
  • Chính sách in ấn của triều đình quá nghiêm ngặt [thơ văn nếu chưa được lệnh vua thì không được khắc ván lưu hành]
    Mộc bản xưa
  1. Khách quan: Thời gian và chiến tranh huỷ hoại và làm thất lạc khá nhiều sách vở.

Quân Minh xâm lược nước ta đã thiêu hủy sách vở, thư tịch, ... Sau chiến thắng giặc Minh, việc sưu tầm lại thơ văn của người xưa được quan tâm, khuyến khích và trở thành trào lưu phục hưng văn học, văn hóa thế kỉ XV của dân tộc ta.

* Tâm trạng tác giả: vừa tự hào về di sản thơ văn của dân tộc, vừa đau xót, thương tiếc cho di sản đó bị thất lạc.

* Nghệ thuật: Cách lập luận quy nạp và câu hỏi tu từ.

2. Quá trình sưu tầm, biên soạn sách “Trích diễm thi tập”

  • Tìm quanh, hỏi khắp
  • Thu lượm thêm thơ văn của các vị quan trong triều
  • Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được 6 quyển, đặt tên là “Trích diễm thi tập”
  • Phần cuối là thơ của tác giả

Công việc sưu tầm, biên soạn vô cùng khó khăn, vất vả. Nhưng chính ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn học dân tộc, tinh thần độc lập tự cường, tự hào dân tộc đã thôi thúc tác giả vượt qua mọi trở ngại. Qua đó, ta thấy được lòng yêu nước và thái độ khiêm tốn của Hoàng Đức Lương.

III. Kết luận

Bằng một nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, bài Tựa “Trích diễm thi tập” thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc của tác giả Hoàng Đức Lương.

IV. Luyện tập

Tìm các dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc. [SGK/30]

Trong “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi khẳng định:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Văn hiến là tác phẩm, là hiền tài, tác giả văn học. Cùng với “Đại cáo bình Ngô”, tác phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” [Thân Nhân Trung] thể hiện niềm tự hào về nền văn hiến của dân tộc ta.

Hơn nữa, việc sưu tầm lại thơ văn của tiền nhân Đại Việt [trước thế kỉ XV] là việc làm xuất phát từ tinh thần dân tộc và niềm tự hào về nền văn hiến đất nước, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn di sản văn học dân tộc của nhiều trí thức bấy giờ: “Hồi quốc sơ [ý nói đầu nhà Lê], Phan Phu Tiên chép những bài thơ của vua chúa, công khanh và sứ thần về đời Trần, lại chép những bài ngự chế của Cao Đế [tức Lê Thái Tổ], Văn Đế [tức Lê Thái Tông] cùng những bài ngâm vịnh của các nho thần về bản triều [tức triều Lê], thành quyển “Việt âm thi tập”; Dương Đức Nhan lại chép nối những bài không có trong “Việt âm thi tập” thành “Tinh tuyển thi tập”; Hoàng Đức Lương lại chép nối theo những bài còn thiếu trong hai tập trên, thành “Trích diễm thi tập”. Hợp cả ba tập thơ ấy mà xem, thì văn thơ nước Nam có thể tìm thấy đầy đủ”. [Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn].

Các công trình của Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích: “Toàn Việt thi lục”, “Hoàng Việt văn hải”, “Hoàng Việt thi văn tuyển”, “Lịch triều thi sao” đều căn cứ vào các công trình của các soạn giả thế kỉ XV. Chính nhờ những công trình sưu tập đó mà thơ văn đời trước còn lưu lại được đến ngày nay.

- Tựa “Trích diễm thi tập” [Tuyển tập những bài thơ hay] do Hoàng Đức Lương quê Văn Giang, Hưng Yên, trú tại Gia Lâm, Hà Nội, đỗ Tiến sĩ năm 1478 sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn.

- Tựa là bài viết thường đặt ở đầu sách, tương tự như lời nói đầu, lời giới thiệu, lời tự bạch... để giới thiệu với độc giả mục đích, động cơ sáng tác, kết cấu, bố cục nội dung hoặc tâm tư, tâm sự của tác giả.

- Tựa “Trích diễm thi tập” ra đời sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Kẻ thù muốn hủy diệt nền văn hóa của dân tộc, đồng hóa nhân dân ta. Trong bối cảnh ấy, công việc sưu tầm thơ văn của Hoàng Đức Lương có ý nghĩa rất lớn.

II. Văn bản [SGK]

1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Nghệ thuật lập luận của tác giả.

- Bốn lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời sau gồm:

+ Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca - "ít người am hiểu".

+ Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca - "Danh sĩ bận rộn".

+ Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì – “Thiếu người tâm huyết".

+ Triều đình chưa quan tâm - "Chưa có lệnh vua"...

- Ngoài bốn lí do chủ quan, tác giả còn nêu lí do khách quan ở đoạn tiếp theo, từ "Vì bốn lí do kể trên... mà không rách nát tan tành" là lí do thứ năm: Thời gian và binh hỏa có sức hủy hoại ghê gớm.

- Đoạn văn kết lại bằng một câu hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định "... thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?", câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trước thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhân thôi thúc tác giả làm sách Trích diễm thi tập.

- Nghệ thuật lập luận của tác giả:

+ Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp...

+ Phương pháp lập luận quy nạp.

+ Dùng câu hỏi tu từ: Làm sao giữ mãi... được mà không...

- Bài tựa có lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hòa quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hóa, niềm đau xót trước thực trạng. Qua lời tựa, người đọc còn cảm nhận được không khí thời đại cùng tâm trạng của tác giả.

2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

- Đoạn văn trực tiếp bày tỏ tâm trạng, tâm sự của tác giả trước thực trạng đau lòng. Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác giả thường thở than, trách lỗi các trí thức đương thời. Ông có ý thức trân trọng văn thơ của ông cha, yêu quý di sản văn học dân tộc.

- Tác giả trình bày những động cơ khiến mình phải sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn Trích diễm thi tập:

+ Thực trạng sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm "Không khảo cứu vào đâu được". Người học làm thơ như Hoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".

+ Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách Trích diễm thi tập bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản".

- Đó là những động cơ thôi thúc tác giả soạn sách Trích diễm thi tập. Việc làm của ông lớn lao, công phu và ý nghĩa nhưng tác giả thể hiện thái độ hết sức khiêm tốn. Hoàng Đức Lương coi mình là "tài hèn sức mọn" khi nói về việc đưa thơ của mình vào cuối các quyển, tác giả nói "mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết".

- Để hoàn thành Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương đã phải "Tìm quanh hỏi khắp" để sưu tầm thơ ca của những người đi trước và "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều". Sau đó đặt tên sách là Trích diễm gồm 6 quyển. Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ không làm được.

- Công việc của ông có ý nghĩa giáo dục và ý thực tiễn. Bởi vì nếu không có ông thì đời sau không biết đến Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu..

3. Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh [chị] có cảm nghĩ gì vế công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn do ông tiến hành?

Chủ Đề