Nguồn vốn chủ sở hữu là gì cách tính năm 2024

Vốn chủ sở hữu là gì? Thuật ngữ vốn chủ sở hữu được biết đến là một trong hai điều kiện cần để một doanh nghiệp được thành lập bên cạnh điều kiện về vốn nợ. Do đó việc hiểu về vốn chủ sở hữu, ý nghĩa sự tăng hoặc giảm của vốn chủ sở hữu cũng như sự hình thành của nguồn vốn chủ sở hữu như thế nào là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Qua đó nhà đầu tư sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp và có những quyết định giao dịch đúng đắn và hiệu quả hơn. Sau đây hãy cùng Take Profit tìm hiểu về thuật ngữ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và những kiến thức quan trọng liên quan về loại vốn này qua bài viết nhé! Chúng tôi tin rằng những kiến thức được chia sẻ dưới đây sẽ rất hữu ích đối với bạn.

Vốn chủ sở hữu là gì?

Để hiểu rõ về vốn chủ sở hữu thì trước tiên chúng ta tìm hiểu xem vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì và có ý nghĩa như thế nào nhé!

Trong tiếng Anh vốn chủ sở hữu được gọi là Owner’s Equity.

Như vậy, vốn chủ sở hữu chính là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các cổ đông trong công ty cổ phần hoặc các thành viên của công ty liên doanh.

Ý nghĩa của vốn chủ sở hữu

Sau khi đã nắm được khái niệm Equity là gì thì tiếp theo chúng ta tìm hiểu loại vốn này đóng góp những ý nghĩa như thế nào trong nền kinh tế nhé! Dưới đây là những ý nghĩa chính và quan trọng nhất của vốn chủ sở hữu mà nhà đầu tư cần biết:

  • Vốn chủ sở hữu trong lĩnh vực bất động sản là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại của tài sản và giá trị phần nợ mà chủ sở hữu của tài sản đó phải trả lại cho chủ nợ vì đã đem thế chấp tài sản này.
  • Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn có vai trò là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho các công ty, doanh nghiệp đồng thời là cổ phần hoặc chứng khoán có tính đại diện cho phần trăm tỷ lệ sở hữu của cổ đông trong công ty.
  • Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản thì vốn chủ sở hữu sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ cũng như chia cho các cổ đông công ty theo mức chia dựa theo tỷ lệ số vốn góp của mỗi cổ đông.
  • Trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu chính là tổng lượng tiền mà cổ đông góp và các khoản mà doanh nghiệp thu được hoặc các khoản bị mất trừ đi.
  • Còn trong nghiệp vụ giao dịch mua bán các loại chứng khoán, vốn chủ sở hữu là kết quả sau khi lấy giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản tiền vay từ công ty môi giới.

\=> Ưu đãi 15 ngày trải nghiệm miễn phí toàn bộ tính năng của Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư dành cho các tài khoản mở mới trong tháng 6/2023 (Ưu đãi áp dụng đến hết 30/06). Sử dụng đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư.

\=> Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu?source=web09

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Được xuất hiện thường xuyên trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm các dạng chính như sau:

Vốn đầu tư (hay vốn góp) của chủ sở hữu

Đây được hiểu là số vốn mà các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp. Trong đó:

  • Vốn góp chủ sở hữu (hay vốn cổ phần): là khoản vốn góp thực tế của các cổ đông công ty, đã được điều lệ công ty quy định cụ thể. Số vốn góp theo quy định của công ty cổ phần sẽ được ghi nhận dựa theo mệnh giá của cổ phiếu.
  • Thặng dư vốn cổ phần: là số tiền mà công ty thu được từ sự chênh lệch giữa mức giá phát hành và mệnh giá của cổ phiếu.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

  • Các quỹ được trích lập bởi doanh nghiệp với mục đích dự phòng hoặc đầu tư, ví dụ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,...Nguồn hình thành quỹ là từ nguồn lợi nhuận thu được trong năm. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể tỷ lệ trích lập quỹ dựa theo mức quy định của Pháp luật.
  • Lợi nhuận chưa phân phối: đây là khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp chưa được chia.

Chênh lệch đánh giá tài sản

  • Chênh lệch đánh giá lại tài sản: đây là khoản chênh lệch xuất hiện sau khi đánh giá tài sản. Chủ yếu các tài sản được đánh giá lại là tài sản cố định, hàng tồn kho, bất động sản đầu tư,...
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái: đây là khoản chênh lệch phát sinh do thực tế các hoạt động mua bán, giao dịch hay thanh toán bằng ngoại tệ; hay chuyển đổi từ báo cáo tài chính ngoại tệ sang VND; hoặc hoạt động đánh giá lại các mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Nguồn khác

  • Cổ phiếu quỹ: đây là giá trị của số cổ phiếu được mua lại bởi doanh nghiệp. Trong đó bao gồm giá của cổ phiếu tại thời điểm mua lại và tất cả chi phí khác có liên quan.
  • Nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản,...

Nói tóm lại, vốn chủ sở hữu gồm những gì? Theo như thống kê trên đây thì vốn chủ sở hữu bao gồm 4 nguồn chính. Trong đó có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và vốn đầu tư là hai nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn chủ sở hữu.

Sự tăng - giảm của vốn chủ sở hữu?

Việc doanh nghiệp được hạch toán tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu sẽ dựa theo thông tư 133 của Bộ tài chính. Cụ thể các trường hợp tăng hoặc giảm của vốn chủ sở hữu như sau:

Vốn chủ sở hữu tăng khi nào?

Các trường hợp vốn chủ sở hữu tăng:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp góp thêm vốn
  • Nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từ các quỹ do doanh nghiệp trích lập.
  • Khi cổ phiếu được phát hành cao hơn mệnh giá
  • Khi giá trị của khoản tài trợ, quà biếu, khoản tặng trừ đi khoản thuế phải nộp có giá trị dương và được cấp phép ghi tăng bởi các cấp có thẩm quyền.

Vốn chủ sở hữu giảm khi nào?

Các trường hợp vốn chủ sở hữu giảm:

  • Cổ phiếu phát hành ra thấp hơn mệnh giá
  • Doanh nghiệp phải hoàn lại cho chủ sở hữu vốn phần vốn góp
  • Khi doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động
  • Cổ phiếu quỹ bị hủy bỏ (đối với công ty cổ phần)
  • Phải bù lỗ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định bởi các cấp có thẩm quyền

Như vậy qua nội dung này chúng ta đã hiểu được khi vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ điều gì cũng như những trường hợp vốn chủ sở hữu giảm.

Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành như thế nào?

Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau, dưới đây là từng loại hình doanh nghiệp và nguồn vốn chủ sở hữu của mỗi loại hình đó:

  • Doanh nghiệp nhà nước: vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp nhà nước hình thành từ vốn hoạt động được nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chính vì vậy nhà nước là chủ vốn sở hữu của loại hình doanh nghiệp này.
  • Công ty cổ phần: nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần là từ các cổ đông. Họ cũng chính là chủ vốn sở hữu của doanh nghiệp loại này.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Các thành viên tham gia thành lập nên công ty chính là nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của dạng doanh nghiệp này. Tương ứng họ cũng chính là chủ vốn sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Công ty hợp danh: Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của công ty hợp danh là từ các thành viên tham gia thành lập nên công ty. Loại hình doanh nghiệp này được quy định phải có ít nhất hai thành viên tham gia hợp danh và có thể có thêm các thành viên góp vốn. Các thành viên này chính là những chủ vốn sở hữu của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm cả xí nghiệp liên doanh và công ty liên doanh): Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này là từ các cá nhân và tổ chức bởi việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các tổ chức trong nước hoặc giữa tổ chức trong nước với tổ chức ngoài nước. Do đó chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp tư nhân chính là chủ doanh nghiệp bởi vốn của doanh nghiệp loại này là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Chủ của doanh nghiệp tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng tài sản của mình.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp sẽ đều có thêm nhiều nguồn huy động vốn khác nhau do đó có thể có nhiều chủ sở hữu vốn đồng thời số vốn huy động được sẽ được sử dụng xuyên suốt trong thời gian doanh nghiệp tồn tại.

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh từ khoản lợi nhuận thu được, từ các quỹ hoặc khoản chênh lệch sau khi đánh giá lại tài sản,...Do đó thông qua sự đóng góp của các nhà đầu tư thì nguồn vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp sẽ có thể được thành lập mới hoặc sử dụng để mở rộng quy mô kinh doanh. Cơ cấu tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp cũng có thể thay đổi tùy vào loại hình và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp.

Cách tính vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán là tổng của lượng tiền mà cổ đông đóng góp và các khoản doanh nghiệp thu hoặc các khoản doanh nghiệp mất đi.

Nguồn vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả

Trường hợp công ty đang trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu sẽ là phần còn lại sau khi thanh toán xong tất cả các khoản nợ. Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thể bị âm. Vậy âm vốn chủ sở hữu là gì? Đây là trường hợp xảy ra khi giá trị nợ phải trả vượt quá giá trị của tổng tài sản doanh nghiệp.

Qua đó có thể thấy rằng để một doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động ổn định thì vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết phải được đảm bảo.

Chứng minh vốn chủ sở hữu

Đối với các doanh nghiệp thì việc chứng minh cho vốn chủ sở hữu của mình là rất cần thiết. Dưới đây là quy định về những thủ tục cần chuẩn bị để chứng minh vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp hoạt động trên 1 năm và doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với doanh nghiệp đã hoạt động trên 1 năm

  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 02 năm gần nhất: Báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ và đúng theo như quy định tại Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
  • Riêng các doanh nghiệp sau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác có vốn nhà nước trên 50% thì báo cáo tài chính bắt buộc phải được kiểm toán theo quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP.
  • Trường hợp mà doanh nghiệp đã sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để đầu tư vào các dự án khác thì bắt buộc phải có bảng kê danh mục các dự án đang triển khai và lượng vốn chủ sở hữu đã sử dụng cho các dự án.

Đối với doanh nghiệp mới thành lập

Cần chuẩn bị giấy xác nhận số dư tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà nhà đầu tư cần nắm được về vốn chủ sở hữu. Qua bài viết có thể thấy đây là một loại vốn rất quan trọng và có ý nghĩa với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hy vọng nhà đầu tư đã nắm được khái niệm và vai trò của Equity là gì cũng như cách tính vốn chủ sở hữu là gì. Đồng thời nhà đầu tư có thể vận dụng hiệu quả trong việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư và đem lại kết quả đáng mong muốn. Chúc các nhà đầu tư thành công!

Vốn chủ sở hữu được tính như thế nào?

Vốn chủ sở hữu \= Tài sản - Nợ phải trả Còn nợ phải trả ở đây có thể hiểu là các khoản vay của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hoặc các loại chi phí được sử dụng để duy trì công ty, doanh nghiệp hoạt động. Công thức tính toán vốn chủ sở hữu này khá đơn giản.

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu được hình thành bởi 4 thành phần chính lần lượt là: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, chênh lệch tài sản và tỷ giá, các nguồn khác.

Vốn chủ sở hữu bình quân tính như thế nào?

Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của tổng vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ. Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất vì đảm bảo sự kết hợp giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Vốn chủ sở hữu giảm nói lên điều gì?

Vốn chủ sở hữu sẽ giảm trong các trường hợp sau đây: Khi doanh nghiệp đó phải trả lại khoản vốn mà các nhà đầu tư đã đóng góp trước đó mà không có phần góp thêm vào. Cổ phiếu doanh nghiệp phát hành với mức giá thấp hơn mệnh giá. Doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn, bị vỡ nợ hoặc bị phá sản, giải thể doanh nghiệp.