Nguyên tắc sử dụng thuốc huyết áp

Tuân thủ các nguyên tắc trong điều trị mới đạt được hiệu quả tốt [Nguồn: pixabay.com]

Huyết áp được quyết định bởi lượng máu mà tim bơm đi và sức cản dòng chảy của máu trong động mạch. Tim bơm máu càng nhiều và động mạch càng hẹp thì huyết áp sẽ càng cao, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh cao huyết áp.

Chỉ số huyết áp lớn hơn 140/>90 mmHg thì gọi là cao huyết áp. 

Bệnh cao huyết áp thường tăng theo độ tuổi và hay gặp ở người già. Mà người già thì các hệ thống mạch máu bị não hóa dẫn đến xơ vữa, không còn khả năng đàn hồi vì vậy dễ gây ra những tai biến nghiêm trọng.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số phương pháp để người bệnh có thể "sống chung" với bệnh cao huyết áp cũng như cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình. 

Nguyên tắc trong quá trình điều trị 

1. Kiểm tra thường xuyên

Bệnh nhân cần đến khoa tim mạch để thăm khám, uống thuốc đều đặn để kiểm soát huyết áp, tránh tai biến.

Tăng huyết áp là bệnh không thể khỏi hoàn toàn được, nhưng nếu phát hiện và điều trị đúng cách có thể giảm đáng kể nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Nhiều người bệnh bỏ việc thăm khám, kiểm tra thường xuyên, tự ý sử dụng những phương pháp chưa có cơ sở khoa học chứng minh để điều trị là sai lầm.

Việc sử dụng thuốc tùy thuộc vào thể trạng từng người, nên cần phải có sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Việc hạ huyết áp đến mức nào cũng phải do bác sĩ quyết định.

Thông thường thì nên dưới 140/90 mmHg, trong trường hợp đã có biến chứng tim mạch, đái tháo đường hoặc suy thận thì cần hạ thấp hơn nữa dưới 130/80 mmHg.

2. Tạo thói quen vận động

Vận động là yếu tố không thể thiếu trong điều trị cao huyết áp. Vận động thường xuyên giúp máu được lưu thông tốt hơn, tránh xuất hiện cục máu đông, hay xơ vữa thành mạch. Đồng thời cũng giúp người bệnh duy kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ béo phì.

Do đó, người bệnh nên tập thể dục, vận động làm ấm cơ thể trước khi ra bên ngoài. Vào mùa đông, nhiệt độ buổi sáng thường thấp, không nên dậy sớm quá, thời gian tập thể dục sẽ muộn hơn mùa hè.

Tập thể dục đều đặn - Ảnh: Pixabay

3. Chế độ ăn uống phù hợp

Duy trì chế độ ăn nhạt

Duy trì chế độ ăn nhạt 5-6g muối/ngày với người trưởng thành. Càng ăn mặn thì khối lượng máu càng tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng.

Nếu mạch máu bị xơ cứng [xơ vữa],nhất là mạch máu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch máu não - một thảm họa đối với người cao huyết áp.

Không ăn nội tạng

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Một số loại chất béo trong máu có thể làm tăng huyết áp.

Theo đó một số thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol như các loại nội tạng, tim, gan, óc, thận sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cho người tăng huyết áp.

Bổ sung nhiều rau, quả trong bữa ăn

Ăn nhiều rau xanh sẽ rất tốt cho người cao huyết áp, người mắc bệnh cao huyết áp có thể sử dụng những thực phẩm dưới đây trong bữa ăn của mình.

Rau củ quả có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh cao huyết áp [ Nguồn : Pixabay.com ]
  1. Cần tây: dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước [nếu có máy ép thì càng tốt]. Thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml. Nghiên cứu cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp.
  2. Cải cúc: là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ huyết áp. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
  3. Rau muống: chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.
  4. Cà chua: có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ huyết áp. Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.
  5. Cà tím: là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
  6. Cà rốt: có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
  7. Hành tây [hành tây tím càng tốt]: trong thành phần không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể nên làm giảm huyết áp. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não
  8. Mộc nhĩ: mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày. Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
  9. Tỏi: có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2 tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
  10. Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g.

Đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa

Đại đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước, không phải trường hợp nào cũng có đau đầu, đỏ mặt,... Tăng huyết áp là bệnh nếu không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: 

  • Các biến chứng tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim,...
  • Tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhũn não...
  • Các bệnh về thận như suy thận
  • Nặng có thể dẫn đến mù lòa...

Do vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có nguy cơ cao là hết sức cần thiết và quan trọng.

Việc thay đổi lối sống của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh đó, phải dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự chẩn đoán và tự quyết định phương pháp điều trị.

Sau đây là một số bác sĩ giỏi [hoặc đơn vị uy tín] chuyên Khám và điều trị cao huyết áp. Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Bác sĩ khám tư vấn bệnh tim mạch từ xa thông qua cuộc gọi có hình Video, bệnh nhân ở tại nhà gặp bác sĩ từ xa nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả.

Trong quá trình điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân, đứng trên phương diện là một bác sĩ. Bạn sẽ phải tìm ra hướng điều trị và đưa ra lời khuyên cho tốt nhất cho mỗi người bệnh. Bằng việc áp dụng những kiến thức vào việc chữa trị, kê đơn, bạn còn phải là người tư vấn cho bệnh nhân áp dụng những thói quen sống lành mạnh nhằm tăng hiệu quả điều trị. Muốn làm tốt được những điều trên, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc điều trị cao huyết áp.

Nguyên tắc 1: Bạn phải xác định mục tiêu điều trị bệnh!

Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh cao huyết áp là ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tim mạch do tổn thương tim và mạch máu. Do huyết áp cao trong thời gian dài, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là suy giảm chứng năng sinh lý của tim và mạch máu. Từ đó gây ra những biến chứng tại nhiều cơ quan.

Ở bệnh nhân mắc cao huyết áp trên nền bệnh lý của tim mạch, điều trị cao huyết áp đóng vai trò ngăn ngừa sự tiến triển hoặc tái phát bệnh. Do đó, giúp cho bệnh nhân có thể sinh hoạt như những người khỏe mạnh. Mặt khác, việc điều trị cao huyết áp càng tốt cũng sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Theo những số liệu thống kê trong nhiều nghiên cứu trên lâm sàng. Nguy cơ đột quỵ giảm 30-40% trong khi bệnh lý của tim và bệnh mạch vành giảm từ 15-20% với mức hiệu quả điều trị hạ áp từ 10-20mmHg huyết áp tâm thu và 5-10mmHg với huyết áp tâm trương.

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là đạt số đo huyết áp lý tưởng và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm

Mục tiêu chung về số đo huyết áp khi điều trị:

  • Tiến hành điều trị hạ áp tích cực với bệnh nhân có số đo huyết áp trên 140/90mmHg
  • Ở người trẻ tuổi và trung niên, số đo huyết áp sau điều trị lý tưởng là dưới 130/85 mmHg.
  • Huyết áp dưới 130/80 mmHg ở bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, nhồi máu cơ tim.
  • Ở người cao tuổi và bệnh nhân mắc một số bệnh mạch máu não, con số này là dưới 140/90 mmHg.

Khi điều trị cao huyết áp đã đạt được hiệu quả đưa về số đo huyết áp lý tưởng, bạn phải phối hợp cùng với người bệnh tiếp tục điều trị duy trì. Kèm theo việc hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm tra huyết áp tại nhà và tái khám định kỳ. Để thấy được sự thay đổi của chỉ số huyết áp chính xác bạn nên khuyến nghị người bệnh sử dụng chung 1 loại máy đo huyết áp trong các lần đo. Chỉ với mức giá khoảng 1 triệu đồng người bệnh hoàn toàn có thể trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp Omron phù hợp với nhu cầu. Omron đang là thương hiệu máy đo huyết áp hàng đầu thế giới được rất nhiều người Việt tin dùng.

Tiến hành điều trị kiên trì với những bệnh nhân đã xuất hiện tổn thương ở cơ quan đích là tim, thận, não, mắt. Tránh việc hạ huyết áp quá nhanh sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tại nhiều cơ quan trừ trường hợp cấp cứu tăng huyết áp.

Nói như vậy để thấy, tầm quan trọng của điều trị cao huyết áp nhằm ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Trong đó, biến chứng về bệnh tim và bệnh mạch vành là thường xuất hiện hơn cả trong nhiều biến chứng của tăng huyết áp.

Nguyên tắc 2: Lập kế hoạch điều trị và kiểm tra huyết áp thường xuyên

Theo dõi huyết áp cho bệnh nhân vào nhiều thời điểm trong ngày, tối thiểu là 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Ngoài ra, hướng dẫn hướng bệnh tự kiểm tra huyết áp tại nhà và báo cáo lại với bác sĩ điều trị, nhằm có phương án can thiệp kịp thời khi huyết áp có chiều hướng tăng cũng như đánh giá được hiệu quả điều trị.

Bạn sẽ phải tiến hành tư vấn và lập kế hoạch điều trị cho từng nhóm người bệnh theo cách phân loại sau:

Nhóm người bệnh có nguy cơ cao tăng huyết áp điều chỉnh lối sống của mình. Bao gồm một số bệnh như: Đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch, hội chứng bệnh chuyển hóa[MetS]… là những bệnh có nguy cơ gây ra tăng huyết áp.

Nhóm người bệnh có nguy cơ trung bình, cao huyết áp độ II[ 160-179/100-109 mmHg], có kèm theo theo từ 1 đến 2 yếu tố nguy cơ và tiền sử tăng huyết áp gia đình.

Ở bệnh nhân có nguy cơ thấp, bị cao huyết áp độ I [140-149/90-99 mmHg], nhưng không kèm theo một số bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ tăng huyết áp nào khác.

Lập kế hoạch điều trị cao huyết áp cho bệnh nhân dựa vào phác đồ của bộ y tế và bệnh viện

Với mỗi nhóm bệnh nhân thì việc lựa chọn phác đồ và lập kế hoạch điều trị sẽ khác nhau. Kết hợp điều trị hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Kế hoạch điều trị sẽ bắt đầu bằng quá trình điều trị tích cực để hạ huyết áp và điều trị duy trì để giữ vững được số đo huyết áp lý tưởng.

Kế hoạch điều trị cho bệnh nhân phải tuân theo phác đồ của bộ y tế và bệnh viện

Nguyên tắc 3: Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp với người bệnh

Cao huyết áp có sự liên quan mật thiết giữa yếu tố di truyền và môi trường sống, cách sinh hoạt của người bệnh. Do đó, lựa chọn hướng điều trị cao huyết áp cũng sẽ tác động chủ yếu vào khâu sử dụng thuốc hạ áp cho người bệnh kết hợp với điều chỉnh lối sống.

1. Phối hợp với bệnh nhân điều chỉnh lối sống tích cực

Tăng huyết áp đã được chứng minh là có thể phòng ngừa và kiểm soát được bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống và tập luyện điều độ. Đồng thời, còn giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu dẫn đến bệnh tim mạch và đái tháo đường đều là những yếu tố nguy cơ của bệnh cao huyết áp.

Việc điều chỉnh lối sống có thể thực hiện trước, trong và sau khi điều trị cao huyết áp đều tốt cho người bệnh:

➤ Giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày.

➤ Tăng lượng rau củ quả trong thức ăn, đặc biệt là các loại rau giàu Kali như: Bắp cải, đậu nành, măng tây…

➤ Hạn chế lượng Cholesterol và axit béo no có trong các loại thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn, chuyển đổi từ sử dụng chất béo động vật sang chất béo thực vật.

Đưa ra lời khuyên cho người bệnh hạn chế đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn

➤ Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, uống it cà phê hơn.

➤ Tập thể dục thường xuyên và điều độ với những bài tập phù hợp với từng lứa tuổi.

➤ Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp với chiều cao để đạt chỉ số BMI từ 18-22 là vừa.

2. Cân nhắc bệnh nhân nào cần phải sử dụng thuốc hạ áp

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp và trung bình nên được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp không thể giảm xuống dưới 140/90 mmHg bằng việc điều chỉnh lối sống và sinh hoạt sau một thời gian.

Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như bệnh đái tháo đường, tim mạch hoặc bệnh thận mãn tính nên được bắt đầu điều trị kết hợp đồng thời sử dụng thuốc hạ huyết áp và điều chỉnh lối sống. Những trường hợp khẩn cấp như tăng huyết áp kịch phát, tăng huyết áp cấp cứu…đòi phải điều trị bằng thuốc ngay lập tức và tiến hành cấp cứu kịp thời.

3. Kê đơn thuốc hạ áp hợp lý cho bệnh nhân

Các loại thuốc hạ huyết áp chính được sử dụng bao gồm: Thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men chuyển angiotensin và ức chế thụ thể angiotensin II, thuốc lợi niệu[ lợi niệu loại Thiazid, lợi niệu quai], thuốc chẹn Alpha-Beta.

Với từng loại thuốc hạ áp khác nhau và cơ chế tác dụng khác nhau, cho nên việc lựa chọn loại thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, mức độ của bệnh tăng huyết áp và phụ thuộc vào chính kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.

Nguyên tắc của việc chọn thuốc để điều trị cao huyết áp:

Chọn thuốc có hiệu quả hạ áp bằng việc sử dụng một lần một ngày: Khắc phục tình trạng quên uống thuốc của bệnh nhân.

Dặn dò bệnh nhân nên uống thuốc vào một thời điểm trong ngày và tương tự với những lần sau

Bắt đầu dùng thuốc với liều thấp để dò liều phù hợp: Bởi nếu bắt đầu với liều cao, khi huyết áp khó kiểm soát sẽ khó lựa chọn loại thuốc nào phù hợp để cấp cứu. Cụ thể, sử dụng lợi niệu loại Thiazid với liều dùng một nửa hoặc một phần tư viên thuốc.

Sử dụng thuốc hạ áp với liều thấp và dò liều dùng phù hợp với từng bệnh nhân

☛ Kết hợp các loại thuốc hạ áp nên được xem xét với bệnh nhân tăng huyết áp từ độ II hoặc nặng hơn từ 160/100 mmHg mới cho hiệu quả và ngăn ngừa tác dụng không mong muốn của thuốc.

Nếu loại thuốc đang sử dụng cho tác dụng kém hoặc không dung nạp với bệnh nhân phải đổi loại thuốc với cơ chế tác dụng khác.

Với bệnh nhân đang mắc các bệnh lý khác, đang sử dụng các loại thuốc khác để chữa bệnh. Cân nhắc giữa lợi ích và tác hại để đưa ra chỉ định hợp lý.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nên được cá nhân hóa với từng người bệnh. Kết hợp giữa điều chỉnh lối sống tích cực cho bệnh nhân và tiến hành sử dụng thuốc sẽ mạng lại hiệu quả điều trị cao.

Ngay cả khi số đo huyết áp đã trở về mức bình thường, giảm thiểu nguy cơ tai biến cho bệnh nhân thì người bệnh vẫn phải được theo dõi kỹ càng theo định kỳ 3 đến 6 tháng. Đồng thời đánh giá sự tổn thương các quan đích trong mỗi lần kiểm tra.

Nguyên tắc 4: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị

Đánh giá kết quả điều trị cao huyết áp có tốt hay không phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan đích như: Đột quỵ, suy thận, suy tim, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim…là những yếu tố quan trọng nhất.

Làm các xét nghiệm định kỳ đánh để đánh giá hiệu quả điều trị cao huyết áp

Kết hợp với xét nghiệm căn bản được thực hiện định kỳ để đánh giá tổn thương: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, hóa sinh máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng để đánh giá chính xác hơn, dự phòng tiến triển của bệnh.

Mục tiêu để đánh giá bao gồm:

Đánh giá kết quả điều trị bệnh và đưa ra phương án tối ưu lại các phác đồ điều trị, tư vấn và đưa ra lời khuyên cho người bệnh điều chỉnh lối sống.

Phát hiện kịp thời tổn thương tại cơ quan đích do tăng huyết áp. Đồng thời loại bỏ một số nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát.

Đưa ra mục tiêu điều trị mới.

Nguyên tắc điều trị cao huyết áp dưới góc nhìn của chuyên gia

Lời kết

Bằng việc áp dụng những nguyên tắc cơ bản của việc điều trị cao huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ có được hướng điều trị bệnh và đưa ra lời khuyên hợp lý với từng trường hợp người bệnh. Hy vọng những thông tin mà bài viết đã cung cấp vừa rồi sẽ giúp ích được các sĩ mới ra trường cũng như bác sĩ thực tập có thêm tài liệu tham khảo hữu ích.

Tham khảo thêm tại đường dẫn này:

Video liên quan

Chủ Đề