Nhà đinh tồn tại bao nhiêu năm năm 2024

Hướng tới kỷ niệm 1050 năm ngày Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, thành lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô tại Hoa Lư, đặt nền tảng cho các triều đại Lê, Lý, Trần xây dựng và củng cố nền độc lập dân tộc (968 – 2018), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội thảo khoa học "Nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất và xây dựng đất nước".

Các nhà sử học, nhà nghiên cứu của Trung ương và địa phương đã viết nhiều bản tham luận nêu bật những công lao đóng góp của triều đại nhà Đinh, của vua Đinh Tiên Hoàng đối với lịch sử dân tộc. Hơn 1.000 năm đã trôi qua, nhưng hình sông, thế núi trên mảnh đất cố đô Hoa Lư như còn âm vang những chiến công của Đinh Tiên Hoàng Đế dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và xây dựng kinh đô tại Hoa Lư, thành lập nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên tại Việt Nam, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở nền độc lập cho dân tộc. Tuy chỉ tồn tại 12 năm, nhưng triều đại nhà Đinh đã đặt một mốc son cho các triều đại tiếp theo như Tiền Lê, Lý, Trần... củng cố, phát huy nền độc lập, tự chủ của dân tộc, chống ngoại xâm, xây dựng quốc gia ngày càng vững mạnh.

Nhà đinh tồn tại bao nhiêu năm năm 2024

Sông núi Cố đô Hoa Lư (Ảnh minh họa)

Những đóng góp cuả nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước

Nhìn lại lịch sử dân tộc, trong mỗi thời kỳ biến động lại xuất hiện một nhân vật lịch sử đứng lên gánh vác giang sơn. Đinh Bộ Lĩnh là nhân vật như vậy. Sau khi Ngô Vương Quyền chết, đất nước lâm vào cảnh rối ren. 12 sứ quân tự chiếm lấy từng địa bàn, chia cắt đất nước thành những mảnh nhỏ, tranh giành quyền lực, thôn tính lẫn nhau, gây cảnh lầm than cho dân chúng. Trong tình hình ấy, Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện ở vùng châu Đại Hoàng (Hoa Lư ngày nay), nổi lên là một thế lực hùng mạnh, huy động lực luợng tới hàng vạn người tham gia để "dẹp loạn" các sứ quân, tiến tới thống nhất đất nước.

Theo sử sách ghi lại, ngay từ thời niên thiếu, Đinh Bộ Lĩnh đã chứng tỏ tư chất hơn người, tập hợp đông đảo trẻ chăn trâu thường xuyên dùng cờ lau tập trận tại động Hoa Lư và được tôn vinh là vua nhỏ. Truyền thuyết cũng ghi lại rằng trong một lần mổ trâu khao quân, Đinh Bộ Lĩnh nói dối chú là trâu đã chui xuống đất chỉ thò đuôi lên, khi bị chú phát hiện và đuổi theo, Bộ Lĩnh bỏ chạy đến sông Hoàng Long thì được rồng vàng nổi lên cứu giúp, từ đó tiếng đồn vang xa. Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải khẩu (Thái Bình) thành lực lượng hùng mạnh để đánh dẹp các sứ quân khác như Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn ở Cổ Loa; Ngô Xương Xí ở Thanh Hoá; Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm (Hà Tây cũ); Phạm Bạch Hổ ở Bắc Ninh; Kiều Công Hãn ở Phong Châu (Phú Thọ); Đỗ Canh Thạc ở Thanh Oai. Đội quân của Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, chỉ cần hai năm là dẹp xong loạn 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối.

Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh không xưng vương mà lên ngôi Hoàng đế, tên hiệu là Vạn Thắng Minh Hoàng đế, khẳng định vị thế sánh ngang với các hoàng đế phương bắc, đặt tên nước Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư. Ngày nay, tại đền thờ vua Đinh ở Trường Yên có hai câu đối:

Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo,

Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.

Theo như dịch nghĩa của các nhà sử học, hai câu đối trên có nghĩa là: nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống khai Bảo, còn kinh đô Hoa Lư cũng như kinh đô Tràng An nhà Hán. Việc định đô tại Hoa Lư là phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Tại đây, nhà Đinh đã xây dựng cung điện, xây dựng quân thành (thành quân sự) nối liền các quả núi với nhau tạo nên toà thành vững chắc. Đây cũng là vị trí thuận lợi giao thông nam - bắc, đường thuỷ thuận lợi với hệ thống các sông Hoàng Long, sông Lạng, sông Bôi, sông Sào Khê thông ra sông Đáy, sông Hồng. Kinh thành được mở rộng tới hơn 5.000 ha tại các xã Trường Yên, Ninh Hoà, Ninh Xuân, Ninh Hải, có cả một hệ thống hang động thông nhau làm nơi tập luyện thuỷ quân. Cùng với việc xây dựng kinh đô, nhà Đinh tăng cường lực lượng quân sự với 10 đạo quân do Thập đạo tướng quân Lê Hoàn phụ trách.

Nhà đinh tồn tại bao nhiêu năm năm 2024

Đền thờ Vua Lê (Ảnh minh họa)

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, thiết chế của nhà nước phong kiến tập quyền được thành lập. Triều nghi khá đầy đủ bá quan văn, võ với các tên tuổi lớn như Định Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền, Đô hộ phủ Lưu Cơ, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Các địa phương được chia thành các đạo, dưới đạo là các giáp, xã, với đầy đủ chức danh cai quản. Nhà nước cấp đất cho dân, phát triển nông nghiệp, nghề thủ công nghiệp nuôi tằm dệt vải, đồ gốm, gạch ngói xây thành, làm nhà cửa, nghề mộc, nghề thuộc da phát triển, đời sống nhân dân ổn định. Đây cũng là nhà nước đầu tiên phát hành tiền tệ mà ngày nay còn lưu giữ được là đồng tiền Thái Bình Thông Bảo. Điều đó chứng tỏ, nền kinh tế hàng hoá đã phát triển, giao thương buôn bán cả trong và ngoài nước. Về ngoại giao, triều Đinh lần đầu tiên cử sứ giả sang Trung Quốc tạo mối bang giao mềm dẻo, khôn khéo nên trong 12 năm tồn tại không bị nước ngoài xâm lược.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, đóng góp của nhà Đinh đối với lịch sử dân tộc không chỉ là võ công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn mà còn tập hợp được lực lượng to lớn trong nhân dân để xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, xây nền móng cho các triều đại tiếp theo, mở ra bước ngoặt khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về đất Thăng Long.

- Còn mãi với thời gian

Ngày nay, tại cố đô Hoa Lư còn 2 đền thờ vua Đinh và vua Lê được xây dựng từ thời hậu Lê với rất nhiều hiện vật quí giá còn được lưu giữ như long sàng bằng đá, tượng đồng, cột kinh... Nhiều chùa chiền, đền thờ vua Đinh, các quan, tướng nhà Đinh quanh năm được người dân thăm viếng, thể hiện sự biết ơn của hậu thế đối với công lao của các bậc tiền nhân.

Nhà đinh tồn tại bao nhiêu năm năm 2024

Đền thờ Vua Đinh (Ảnh minh họa)

Hàng năm, cứ vào dịp từ mùng 8-10/3 âm lịch, tỉnh Ninh Bình lại long trọng tổ chức Lễ hội cố đô Hoa Lư để nhớ lại những đóng góp của nhà Đinh đối với lịch sử, để con em các thế hệ mai sau còn nhớ mãi và biết ơn sâu sắc đối với người có công với dân tộc.

Những năm gần đây, các nhà khảo cổ khai quật được nhiều di vật có giá trị, đặc biệt là đã phát lộ nền móng cung điện ngay tại khu vực đền vua Đinh. Nhiều hiện vật thu được như tượng đầu thú, chim bằng đất nung khá tinh xảo; đồ gốm; đặc biệt là các viên gạch nung có dòng chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên, Giang Tây quân và rất nhiều hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Ninh Bình giúp chúng ta hình dung được phần nào đời sống kinh tế, văn hoá, quân sự thời ấy.

Tiếp bước Đinh Tiên Hoàng Đế, các hậu duệ họ Đinh đã có nhiều đóng góp to lớn đối với đất nước như Đinh Bạt Tụy, Đinh Huy Đạo ở thế kỷ XIII; Đinh Liệt, Đinh Lễ trong cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi; Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình; Đinh Thị Vân, nữ chiến sĩ tình báo của Việt Nam đã làm rạng danh dòng họ.

Nhà đinh tồn tại bao nhiêu năm năm 2024

Quần thể chùa Bái Đính

Tự hào với truyền thống cha ông, từ nhiều năm nay, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư công sức bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử của nhà Đinh cũng như nhà Lê, Lý tại cố đô Hoa Lư và nhiều địa phương trong tỉnh. Mới đây, tại thành phố Ninh Bình đã xây dựng xong quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế, tạo điểm nhấn cho khách tham quan. Tỉnh cũng đầu tư bảo tồn, xây dựng khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính thành quần thể du lịch hoành tráng để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về mảnh đất cố đô Hoa Lư tươi đẹp./.