Nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 là ai

Hướng dẫn

Phân tích nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự Tình

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ suất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bên vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.

Bài thơ tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một ngươi phụ nữ- hay có thể gọi là hồng nhan.Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại roi vào hoàn cảnh- cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hổng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “ trơ với nước non. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:

Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy.Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tĩnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây,mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu.chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.

Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu đá. Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang nhưng dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:

“ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi,chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san se, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ,chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng

Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của HỒ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy bởi nổi bật lên trên hết là cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy Qua đây chúng ta cũng thấy được một HồXuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

Nguồn: Bài văn hay

Theo wikisecret.com

Tự tình là bài thơ Hồ Xuân Hương tự viết về mình với những tâm sự thầm kín về số phận và tình duyên hẩm hiu của mình. Anh chị hãy phân tích những tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.

Giới thiệu tác phẩm: Tự tình II là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là nỗi đau thầm kín, nặng nề, tất cả làm nổi bật lên cảnh ngộ éo le, thân phận nhỏ bé cùng cái “tôi” đầy bản lĩnh, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

– Hai câu đề đã mở ra với không gian và thời gian đầy đặc biệt: khi trời đã về khuya, không gian vắng lặng, tịch mịch.

+ Khi vạn vật đã chìm vào bóng đêm, không gian cũng bắt đầu vắng lặng đến rợn người cũng là lúc nhân vật trữ tình cảm nhận thấm thía nhất tình cảnh éo le của bản thân.

+ Âm thanh tiếng trống canh “văng vẳng” được sử dụng rất khéo, vừa tự nhiên vừa tinh tế đã gợi ra được không gian  vừa mênh mông vừa vắng lặng.

– Người phụ nữ được đặt trong không gian mênh mông, vắng lặng giữa đêm khuya, những nỗi niềm chất chồng không biết ngỏ cùng ai, nàng hoàn toàn đơn độc, trơ trọi trong thế giới rộng lớn của cuộc đời

+ “Trơ cái hồng nhan với nước non”, động từ “trơ” được đảo lên đầu câu để gợi ra sự nhỏ bé của số phận, bạc bẽo của tình duyên.

+ Câu thơ thể hiện cái xót xa của một cái tôi giàu ý thức về cuộc đời, thân phận.

– Trong sự cô đơn cùng những tâm sự chất chồng như núi, người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để làm vơi đi nỗi sầu

+ Càng uống càng tỉnh, uống rượu mà như uống sầu uống tủi.

+ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đã tạo tương quan giữa thiên nhiên và thân phận của nữ sĩ.

– Nhà thơ đã bộc lộ sự phẫn uất, bất bình trước thực trạng bó buộc, mất tự do của tình cảnh để thể hiện khát vọng vượt thoát khỏi hoàn cảnh.

– Hai câu kết của bài thơ Tự tình mang ý vị của tiếng cười khẩy chua chát hơn là nỗi buồn tủi, xót xa.

Tự tình II là tiếng lòng xót xa, phẫn uất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, bất hạnh, bài thơ cũng thể hiện khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng cùng sự phản kháng mạnh mẽ để vượt thoát khỏi số phận.

Tự tình II là một trong những bài thơ nằm trong chùm thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Bài thơ là nỗi đau thầm kín, nặng nề, tất cả làm nổi bật lên cảnh ngộ éo le, thân phận nhỏ bé cùng cái “tôi” đầy bản lĩnh, tài năng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hai câu đề đã mở ra với không gian và thời gian đầy đặc biệt: khi trời đã về khuya, không gian vắng lặng, tịch mịch:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non”

Khi vạn vật đã chìm vào bóng đêm, không gian cũng bắt đầu vắng lặng đến rợn người cũng là lúc nhân vật trữ tình cảm nhận thấm thía nhất tình cảnh éo le của bản thân. Âm thanh tiếng trống canh “văng vẳng” được sử dụng rất khéo, vừa tự nhiên vừa tinh tế đã gợi ra được không gian  vừa mênh mông vừa vắng lặng. Bút pháp lấy động tả tĩnh với âm thanh tiếng trống canh văng vẳng từ xa đến gần không làm cho không gian bớt tịch mịch mà ngược lại càng tô đậm thêm cái tĩnh của không gian, cùng cái động của tâm trạng, lòng người. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống canh và tiếng gà gáy là cách cảm nhận đậm chất Á Đông. Đó không chỉ là thời gian của vũ trụ mà còn là thời gian tâm lí, thấm đẫm chất trữ tình.

Tâm sự của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Người phụ nữ được đặt trong không gian mênh mông, vắng lặng giữa đêm khuya, những nỗi niềm chất chồng không biết ngỏ cùng ai, nàng hoàn toàn đơn độc, trơ trọi trong thế giới rộng lớn của cuộc đời và trong thế giới riêng của chính mình. “Trơ cái hồng nhan với nước non”, động từ “trơ” được đảo lên đầu câu để gợi ra sự nhỏ bé của số phận, bạc bẽo của tình duyên. Câu thơ thể hiện cái xót xa của một cái tôi giàu ý thức về cuộc đời, thân phận.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trong sự cô đơn cùng những tâm sự chất chồng như núi, người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để làm vơi đi nỗi sầu nhưng dường như càng uống càng tỉnh, uống rượu mà như uống sầu uống tủi. “Say” là trạng thái con người sống trong vô thức, có thể tạm quên đi nỗi buồn nhưng “say lại tỉnh” sẽ càng khắc sâu hơn nỗi buồn thương, và không có gì đau đớn hơn, ngỡ ngàng hơn khi người ta giật mình từ cơn say và tiếp tục nỗi đau của mình như Nguyễn Du từng viết “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa”.

“Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đã tạo tương quan giữa thiên nhiên và thân phận của nữ sĩ. Hình tượng thơ mang đến cho người đọc nhiều liên tưởng độc đáo, dường như tuổi xuân của người phụ nữ cũng sẽ trôi mau như vầng trăng bóng xế, cũng phải chăng sự dang dở của tình duyên cũng không trọn vẹn như vầng trăng khuyết.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Bao nỗi buồn tủi, cô đơn đã dồn nén để khi bùng phát sẽ thật dữ dội. Đến đây, nhà thơ đã bộc lộ sự phẫn uất, bất bình trước thực trạng bó buộc, mất tự do của tình cảnh để thể hiện khát vọng vượt thoát khỏi hoàn cảnh. “Xiên ngang”, “đâm toạc” đã thể hiện sự phản kháng, tạo cảm giác của của sự nổi loạn. Nỗi buồn trong thơ Hồ Xuân Hương không bi lụy, yếu đuối mà trái lại nó có sức mạnh cổ vũ con người đấu tranh, mạnh mẽ đứng dậy trong chính bi kịch của cuộc đời mình.

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

Mảnh tình san sẻ tí con con”

Hai câu kết của bài thơ Tự tình mang ý vị của tiếng cười khẩy chua chát hơn là nỗi buồn tủi, xót xa. “Xuân” được nhắc đến trong bài thơ không chỉ gợi đến mùa xuân tuần hoàn của vũ trụ mà còn gợi liên tưởng đến tuổi xuân hữu hạn, một đi không trở lại của con người. “Mảnh tình san sẻ tí con con” là cách nói giảm dần nhưng càng làm cho nghịch cảnh của nữ sĩ trở nên éo le hơn, bất hạnh hơn. Mảnh tình vốn đã gợi ra sự nhỏ bé, không trọn vẹn lại phải san sẻ chỉ còn “tí con con” thật tội nghiệp, xót xa biết bao. Tuy mạnh mẽ, cố gắng gượng vượt lên nhưng người phụ nữ trong bài thơ vẫn không thể thoát ra khỏi bi kịch bởi xã hội đen tối lúc bấy giờ đã tạo thành rào cản ngăn cách người phụ nữ với hạnh phúc, tự do.

Tự tình II là tiếng lòng xót xa, phẫn uất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, bất hạnh, bài thơ cũng thể hiện khát khao hạnh phúc đến cháy bỏng cùng sự phản kháng mạnh mẽ để vượt thoát khỏi số phận.

Video liên quan

Chủ Đề