Nhất thể hóa khu vực châu á thái bình dương năm 2024

Trong hơn 3 thập niên vừa qua, châu Á-Thái Bình Dương có thể tự hào về sự chuyển mình, trở thành một khu vực hòa bình và một động lực của tăng trưởng, liên kết kinh tế toàn cầu. Thậm chí thế kỷ 21 còn được xem là “thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương”.

Trong bối cảnh đó, học giả Zhang Tuosheng tại Trung tâm chiến lược và an ninh quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã chỉ ra những chuyển biến tích cực quan trọng tại châu Á-Thái Bình Dương kể từ khi bước sang thế kỷ 21 đến nay.

Trong một bài viết mới đây trên trang mạng chinausfocus.com, học giả Zhang Tuosheng cho rằng chuyển biến đầu tiên phải kể đến là các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc cũng như các thỏa thuận quốc tế lớn về cơ bản đã được tuân thủ và thực hiện tốt, góp phần bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực. Mặc dù vẫn còn những điểm nóng về an ninh, nhưng hầu hết đều được kiểm soát tốt và phần lớn các xung đột quân sự nghiêm trọng đều đã tránh được.

Tiếp đến là các tổ chức hợp tác và đối thoại đa phương khu vực đã được thành lập cũng như phát triển nhanh chóng. Một số ví dụ có thể kể đến là Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Đối thoại Shangri-La, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh...

Cùng với đó, các quốc gia trong khu vực đã phát triển những mối quan hệ đối tác khác nhau, đối thoại và hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa. Mối quan hệ giữa các cường quốc trong khu vực tương đối cân bằng và ổn định. Ngoài ra, nhiều khu vực thương mại tự do đa phương và song phương đã được thành lập, các nền kinh tế quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau trong khi hợp tác an ninh phi truyền thống ở khu vực đã phát triển mạnh mẽ.

Bài viết cũng nhấn mạnh, song song với những chuyển biến trên tại châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt được vị trí trung tâm trong hợp tác khu vực. Trong khi đó, tầm ảnh hưởng của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ cũng không ngừng gia tăng.

Mặc dù vậy, học giả Zhang Tuosheng nhận định trong những năm gần đây, một số mặt tiêu cực của những thay đổi lớn trong tình hình thế giới cũng ngày càng bộc lộ rõ tại châu Á-Thái Bình Dương. “Sự gia tăng xu hướng chống toàn cầu hóa, cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc và những bất ổn đi kèm với những phát triển mới của công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ đang thách thức trật tự mới tại châu Á-Thái Bình Dương vốn hình thành sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”, học giả Zhang Tuosheng khẳng định.

Những thách thức chủ yếu đối với trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo học giả Zhang Tuosheng, là mối quan hệ “mất cân bằng nghiêm trọng” giữa các cường quốc; các điểm nóng trong khu vực, trong đó có tình hình eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, nhìn chung ngày càng nóng hơn “với nguy cơ xảy ra khủng hoảng hoặc xung đột quân sự cao hơn”, từ đó đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.

“Sự ổn định chiến lược khu vực bị thách thức nghiêm trọng. Các dấu hiệu của cuộc chạy đua vũ trang đang xuất hiện trở lại trong khu vực. Quản trị khu vực và hợp tác an ninh phi truyền thống bị xáo trộn”, học giả Zhang Tuosheng nêu rõ.

Bất chấp những thách thức nghiêm trọng như trên, học giả Zhang Tuosheng cho rằng các quốc gia tại châu Á-Thái Bình Dương không nên bi quan. Thay vào đó, các quốc gia trong khu vực cần quyết tâm hợp tác trong “đối phó với các yếu tố tiêu cực hoặc bất ổn” cũng như “mở rộng các khía cạnh tích cực của toàn cầu hóa, đa cực hóa và chia sẻ thông tin” để xu hướng hòa bình và phát triển cũng như trật tự mới sau Chiến tranh Lạnh có thể được củng cố và phát triển tại châu Á-Thái Bình Dương.

“Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các xu hướng toàn cầu hóa, đa cực hóa, phát triển hòa bình đã thể hiện đặc biệt rõ nét tại châu Á-Thái Bình Dương, đưa nơi đây trở thành khu vực năng động và có tiềm năng lớn nhất trên thế giới... Đại dịch Covid-19 cuối cùng cũng sẽ kết thúc. Trong những năm gần đây, khu vực đã chứng kiến sự ra đời của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), sự mở rộng của SCO, đối thoại và hợp tác liên tục giữa ASEAN với các đối tác... Niềm hy vọng chính xác là nằm ở những điều đó”, học giả Zhang Tuosheng nêu rõ.

Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước (Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế. Trong "Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI", Mỹ xác định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia của nước Mỹ. Thực tế ở khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng. Vì vậy, đây là nơi đang tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia Mỹ, đặc biệt những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế.

Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có những thay đổi mang tính căn bản: Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới; Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện; Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay gắt; Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên, cho dù để điều đó trở thành hiện thực còn là câu chuyện của tương lai.

Xét trên góc độ địa - kinh tế, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới sau khi đã vượt Pháp, Anh và Đức nhờ mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 10%/năm trong hai thập kỷ qua. Quý III/2010, Trung Quốc chiếm ngôi vị á quân kinh tế của Nhật Bản xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Hiện Trung Quốc sản xuất 50% tổng số lò vi sóng, 1/3 số máy thu hình, 70% tổng sản lượng đồ chơi trẻ em và 60% tổng sản lượng xe đạp trên toàn thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương chiếm 36% tỷ trọng kinh tế toàn cầu. Châu Âu đứng thứ hai và Bắc Mỹ thứ ba.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là một trong những khu vực có dân số đông nhất thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất và tập trung nhiều của cải nhất. Đồng thời, khu vực này còn là một trong những khu vực có lực lượng quân sự dày đặc nhất, tiềm lực phát triển quân sự lớn nhất và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang khẳng định là nơi có mức sống cao nhất trên thế giới. Số triệu phú đô la (USD) ở châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển. Số triệu phú ở châu Á - Thái Bình Dương đã lên tới 3 triệu người trong năm 2009, tăng 25,8% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt châu Âu. Cá nhân có tài sản ròng cao HNWI – (đủ để đầu tư ít nhất 1 triệu USD) của Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục vượt xa các nền kinh tế phát triển. Đến năm 2015, Đông Á sẽ thực hiện và vượt mục tiêu ‘kế hoạch phát triển thiên niên kỷ’, tức là giảm một nửa mức dân số nghèo của năm 1990. Đánh giá của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, GNP của Đông A' theo sức mua ngang giá PPP (Purchasing Power Parity) sẽ đạt 34.000 tỷ USD năm 2020 (tức chiếm 40% GNP của thế giới) so với 16.000 tỷ USD (hay 18%) của Bắc Mỹ và 12.000 tỷ USD (14%) của 15 nước EU. Năm 2050, tỷ trọng kinh tế của ba khu vực Đông A', Bắc Mỹ và EU trong nền kinh tế thế giới sẽ lần lượt là 42%; 15% và 10%. Sức mạnh kinh tế của Đông A' không những chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng ngày càng tăng. Vì vậy, bất kể về lĩnh vực kinh tế, hay là an ninh, đối với Mỹ khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phục hồi nhanh nhất và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất sau những tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu. Sự tăng trưởng chung của khu vực này dự báo vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới nhờ nhu cầu nội địa và thương mại nội khối tăng giúp bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, những thách thức mới trên lĩnh vực an ninh đối với khu vực này đang rất đáng lo ngại, bởi châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên thế giới. Những vụ tranh chấp về biển, đảo giữa các nước ở khu vực Đông Bắc Á vẫn tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương về an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn đặt quân đội của họ ở Đông Bắc Á trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Những động thái đó đã làm bật lên những thách thức lớn về an ninh đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Năm 2010, theo đánh giá của Tạp chí Wall Street Journal và Quĩ Heritage, các nước và vùng lãnh thổ châu Á – Thái Bình Dương đã chiếm 4 vị trí dẫn đầu trong top 10 quốc gia tại cuộc khảo sát thường niên vê tự do kinh tế, bao gồm thứ tự (Hồng Công, Singapore, Australia và New Zealand), đánh giá dựa trên các chính sách trong những lĩnh vực gồm có kinh doanh, thương mại, quyền sở hữu tài sản, không có tham nhũng và tự do lao động. Hồng Công vẫn luôn dẫn đầu danh sách khảo sát trong suốt 17 năm qua.

Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gồm 21 thành viên được thành lập năm 1989 tại Úc nhằm thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng trong khu vực và củng cố cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Với 2,6 tỉ người (khoảng 40% dân số trên thế giới), chiếm 56% GDP và 57% giá trị thương mại toàn cầu, APEC tự hào đại diện cho một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Sau cuộc khủng hỏang tài chính tòan cầu, Tuyên bố chung tại APEC lần thứ 17 (2010)