Nhiệt độ trung bình mùa hè ở việt nam năm 2024

Trên tiêu chí phân tích hoạt động ENSO và các mô hình dự báo, cơ quan khí tượng của Việt Nam dự báo nắng nóng năm nay đến sớm, số đợt nắng nóng có thể xuất hiện nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Không loại trừ khả năng mùa hè năm 2024 thiết lập các kỷ lục nhiệt độ.

Nhiệt độ trung bình mùa hè ở việt nam năm 2024
Khả năng nắng nóng gay gắt nhất trong giai đoạn tháng 6 - tháng 8. Đồ họa: Thảo Anh

Đối mặt nguy cơ xác lập kỷ lục nắng nóng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, trong vòng một tháng gần đây, tình trạng nắng nóng gay gắt đã xuất hiện liên tục trên khu vực miền Đông Nam Bộ. Theo đó, khu vực này đón 2 đợt nắng nóng vào các ngày 22.2-4.3 và ngày 8 - 20.3 với nhiệt độ cao nhất trong ngày đã có nơi vượt 38 độ C.

Ngoài ra, khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cũng đã có ngày xuất hiện nắng nóng cục bộ. Đáng chú ý, trong ngày 5.3 Tương Dương (Nghệ An) đã ghi nhận mức nhiệt gần chạm ngưỡng 40 độ C. Đây là những dữ liệu cho thấy mùa nắng nóng ở Việt Nam đã khởi động sớm với nền nhiệt ở mức rất cao.

GS.TS Phan Văn Tân, Khoa Khí tượng thủy văn và hải dương học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, hoạt động của ENSO không quyết định hoàn toàn diễn biến thời tiết của một khu vực. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn là một trong những yếu tố và căn cứ quan trọng để xác định xu thế thời tiết.

Dưới tác động của El Nino, Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã chính thức xác nhận nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2023 là năm nóng nhất trong 174 năm qua; cao hơn khoảng 1,45 độ C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm.

"Tại Việt Nam, Tương Dương (Nghệ An) đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất là 44,2 độ C vào ngày 7.5.2023 và đánh bật giá trị kỷ lục trước đó là 43,4 độ C tại Hương Khê (Hà Tĩnh) ngày 20.4.2019" - GS.TS Phan Văn Tân cho hay.

Năm 2024, cơ quan khí tượng dự báo El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính trong khoảng thời gian từ tháng 4-6 với xác suất 75-80%. Từ tháng 7-9.2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 55-65%.

Với diễn biến ENSO như vậy, Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, do vẫn còn tác động của El Nino nên từ tháng 4-5, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1-2 độ C, có nơi cao hơn. Từ tháng 6 - tháng 9 mức nhiệt cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

"Mùa hè năm 2024 khả năng nhiều đợt nắng nóng hơn và cường độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm" - ông Lâm nhận định.

Về diễn biến mùa hè, ông Lâm cho hay, nắng nóng mở rộng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ vào tháng 4-6. Nắng nóng tại khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì ở miền Đông và sẽ mở rộng dần sang khu vực miền Tây từ cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 5. Trong tháng 7-8 cần đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

Xâm nhập mặn tiếp tục đe dọa

PGS.TS. Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng cảnh báo trong quá khứ, hiện tượng El Nino thường tác động mạnh trong thời điểm suy yếu dần.

"Vì vậy dù El Nino đang suy yếu dần nhưng vẫn sẽ tác động gây ra nguy cơ thiếu nước khô hạn ở khu vực Tây nguyên, Nam Bộ" - ông Khiêm nhận định.

Dự báo từ tháng 4-7.2024, lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên ở mức thiếu hụt so với trung bình từ 15-55%; riêng các sông ở Thanh Hóa, sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), các sông ở Thừa Thiên - Huế, bắc Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa ở mức xấp xỉ và cao hơn từ 10-40% so với trung bình nhiều năm

Dòng chảy trên các sông khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên thiếu hụt so với trung bình; nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước.

Cơ quan khí tượng cảnh báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23-28.3, ngày 8-14.4, ngày 23-28.4, ngày 6-12.5). Trong đó đợt xâm nhập cao nhất khả năng vào thời kỳ 8-14.4, ranh mặn 4g/l tại các cửa sông.

TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 5-4, El Nino vẫn duy trì nhưng cường độ suy yếu dần từ nay đến khoảng tháng 6/2024, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%.

Từ nay đến khoảng tháng 7/2024, số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm, khoảng từ 2-3 cơn. Trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nhiệt độ trung bình mùa hè ở việt nam năm 2024

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, khốc liệt.

Về diễn biến nắng nóng, TS Hoàng Phúc Lâm cho biết, tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ tháng 5-7/2024. Nắng nóng tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng nửa đầu tháng 5. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tình hình Khô hạn ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng nửa đầu tháng 5/2024. Ở khu vực Trung Bộ, khô hạn có khả năng xuất hiện và kéo dài trong thời kỳ từ nửa cuối tháng 4-7/2024.

Mùa mưa tại khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có khả năng xuất hiện tương đương so với TBNN. Mùa mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, thời kỳ từ tháng 6/2024 gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình.

Chuyên gia nhận định, hiện tượng nắng nóng gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất; đặc biệt thời kỳ tháng 5-7/2024 mức độ nắng nóng có thể gia tăng gay gắt hơn. Ngoài ra, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng ở các khu vực chịu tác động.

Tháng 5, trên phạm vi toàn quốc nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 1,0-2,0 độ C, có nơi cao hơn. Tháng 6-7/2024 cao hơn từ 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa tháng 5-7 phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Khu vực Trung Bộ, tháng 5/2024, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm.

Dự báo xa hơn, từ tháng 8-10/2024, TS Hoàng Phúc Lâm cho biết, dự báo hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 65-75%. Giai đoạn này, bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (số lượng bão/áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khoảng từ 6-7 cơn, trung bình nhiều năm đổ bộ vào Việt Nam khoảng từ 2-3 cơn). Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.

Giai đoạn này, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 8/2024, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối tháng 8 ở Bắc Bộ và từ tháng 9 ở khu vực Trung Bộ.

Hàng loạt kỷ lục nắng nóng được thiết lập

Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, trong tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2024, trên phạm vi toàn quốc xảy ra nhiều trận dông, lốc và mưa đá tập trung chủ yếu ở tỉnh vùng núi phía Bắc, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Lâm Đồng. Từ tháng 2 đến nay đã xuất hiện nhiều đợt nắng nóng. Đợt ngày 31/3-04/4 xảy ra ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Bắc và khu vực Trung Bộ, trong đó khu vực Tây Bắc và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế xảy ra nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ từ 36- 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Tại Tây Nguyên xuất hiện 1 đợt nắng nóng kéo dài từ ngày 04-08/4. Đặc biệt, tại khu vực Nam Bộ, từ tháng 03 đến nửa đầu tháng 4/2024 liên tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng diện rộng, có nơi nắng nóng gay gắt ở khu vực Đông Nam Bộ; riêng các ngày từ ngày 26-27/3 và nửa đầu tháng 4/2024, nắng nóng mở rộng sang khu vực Tây Nam Bộ; nhiệt độ cao nhất trong ngày tại khu vực Nam Bộ phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Trong các đợt nắng nóng, nhiều nơi có giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử quan trắc được trong cùng thời kỳ.

Đình Lập (Lạng Sơn) 36 độ C, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 37 độ C, Hòn Ngư (Nghệ An) 35,3 độ C, Hà Tĩnh 39,4 độ C, Pleiku (Gia Lai) 36,3 độ C, Thủ Dầu Một (Bình Dương) 38 độ C, Trị An (Đồng Nai) 37,5 độ C, Yên Châu (Sơn La) 39,2 độ C, Đắk Nông 37,1 độ C, Cát Tiên (Lâm Đồng) 37,8 độ C, Phước Long (Bình Phước) 38,8 độ C, Thổ Chu (Kiên Giang) 36,1 độ C, Vĩnh Long 37,1 độ C, Nha Trang (Khánh Hòa) 33,3 độ C, Mai Châu (Hòa Bình) 39,2 độ C, Đô Lương (Nghệ An), Tuần Giáo (Điện Biên) 38,8 độ C, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 40,5 độ C, Hà Tĩnh 40,5 độ C, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) 39,5 độ C, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 39,2 độ C, Trà Nóc (Cần Thơ) 36,7 độ C, Đà Lạt (Lâm Đồng) 29,9 độ C...

Thời kỳ từ tháng 2 đến 11/4 đã có 5 đợt không khí lạnh vào các ngày 07/02, 22/02, 27/02, 06/3 và ngày 19/3. Đã gây ra 3 đợt rét đậm, rét hại diện rộng tập trung trong tháng 2 và những ngày đầu của tháng 3/2024 tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời kỳ này có nhiều ngày xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tại các khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Ngoài ra, do tác động của các đợt không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió tại các mực khí quyển trên cao đã gây mưa vừa, mưa to và mưa trên diện rộng tại khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào các ngày 19/3 và 29/3, trong đó một số nơi xuất hiện lượng mưa ngày vượt giá trị lịch sử cùng thời kỳ.

Trong tháng 2, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 1-2 độ C; một số nơi tại Tây Bắc và khu vực Thanh Hóa-Thừa Thiên Huế cao hơn trên 2 độ CC so với trung bình nhiều năm. Trong tháng 3/2024, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 độ C; một số nơi ở Tây Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên cao hơn 2 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trong tháng 02/2024, tổng lượng mưa trên cả nước phổ biến thiếu hụt từ 10-30mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, đáng chú ý khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều nơi cả tháng không có mưa; riêng khu vực từ Bình Định đến Khánh Hòa cao hơn từ 20-40mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

So với cùng kỳ năm 2023, dòng chảy đến các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hồng ở mức thấp hơn từ 20-30%; riêng dòng chảy đến hồ Thác Bà lớn hơn năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng dung tích các hồ chứa thủy điện lớn trên sông Hồng cao hơn năm 2023 khoảng 4.617 triệu m3.

Khô hạn tại khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ có khả năng còn duy trì trong 8/2024. Bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Ngoài ra, mưa lớn, lốc, sét và hiện tượng nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng. Giai đoạn này, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng từ 0,5-1,5 độ C.

Mùa hè trung bình bao nhiêu độ?

Nhiệt độ trung bình dao động từ 30 độ Celsius (86 độ Fahrenheit) đến 35 độ Celsius (95 độ Fahrenheit). Có thể có những ngày nắng nóng căng thẳng với nhiệt độ vượt quá 35 độ Celsius (95 độ Fahrenheit). – Độ ẩm: Miền Nam có độ ẩm cao và ẩm ướt. Độ ẩm thường đạt mức 70-90%, tạo điều kiện cho cảm giác oi bức và nóng ẩm.nullNhiệt Độ Mùa Hè Ở Việt Nam Cao Nhất Là Bao Nhiêu?phimcachnhiet.com.vn › nhiet-do-mua-he-o-viet-nam-cao-nhat-la-bao-nhieunull

Mùa hè ở miền Nam bao nhiêu độ?

Thời tiết mùa hè ở Nam Bộ Thông thường, nhiệt độ ở miền Nam thường dễ chịu hơn so với miền Bắc, không quá gay gắt và khắc nghiệt, có thể từ 28 - 32 độ C. Dù không nóng như miền Bắc, nhiều gia đình miền Nam cũng quyết định mua máy lạnh vào mùa hè.nullMùa hè bắt đầu từ tháng mấy? Thời tiết mùa hè ra sao? - Fptshop.com.vnfptshop.com.vn › dien-may › mua-he-bat-dau-tu-thang-may-179042null

Mùa hè ở Hà Nội bao nhiêu độ?

Mùa hè: đặc điểm khí hậu Hà Nội vào mùa hè là nóng và ẩm ướt nhất trong năm. Khí hậu Hà Nội sẽ đón nhận những đợt nắng nóng, tiết trời oi ả với nhiệt độ trung bình khoảng 30 độ C đến 32 độ C, có thời điểm lên tới 40 độ C.nullKhí hậu Hà Nội như thế nào? Top địa điểm nhất định phải ghé - Vinpearlvinpearl.com › khi-hau-ha-noinull

Nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội là bao nhiêu?

Nhiệt độ trung bình hàng năm của Thủ đô là 23,6ºC, trong đó, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 6 (29,8ºC) và thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Lượng mưa trung bình là 1.800mm, mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Số giờ nắng trung bình là 1641 giờ. Độ ẩm hằng năm lớn, trung bình là 79%.nullKhí hậu Hà Nội: Đặc trưng 4 mùa và kinh nghiệm du lịch cần biếtvinwonders.com › bai-viet-du-lich › khi-hau-ha-noinull