Độ tuổi phá thai trung bình ở việt nam năm 2024

TS Tống Trần Hà khẳng định tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên của nước ta giảm so với 10 năm trước. Tuy nhiên, hệ quả của điều này vẫn rất nghiêm trọng.

Độ tuổi phá thai trung bình ở việt nam năm 2024

Nạo phá thai là điều không mong muốn. Nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên lại càng là vấn đề nghiêm trọng và đáng báo động nếu có xu hướng tăng cao.

Trao đổi với Zing xung quanh vấn đề này, TS Tống Trần Hà, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, khẳng định mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn. Mang thai, phá thai ở vị thành niên là vấn đề đáng quan tâm của ngành y tế và xã hội.

Tỷ lệ phá thai thấp so với thế giới

TS Hà cho hay theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm, khoảng 73 triệu ca phá thai được thực hiện trên toàn cầu. Ước tính mỗi ngày có khoảng 200.000 ca. Trong đó, 6/10 ca (60%) mang thai ngoài ý muốn sẽ thực hiện phá thai và 3/10 ca (30%) mang thai có kết thúc thai kỳ bằng phá thai.

Ông Hà cho hay theo số liệu thống kê của Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương từ năm 2012 đến 2022, số ca phá thai đã giảm từ 250.560 ca (năm 2012) xuống còn 134.101 ca (năm 2022).

Tỷ số phá thai (trên 100 trẻ đẻ sống) đã giảm từ 0,19 (năm 2012) xuống 0,12 (năm 2022). Trong đó, chủ yếu là phá thai dưới 7 tuần (77,3% năm 2012 và 67,2% năm 2022).

Số lượng các ca phá thai đã giảm rất nhiều so với giai đoạn trước. Ví dụ giai đoạn 1990-1995, trung bình tỷ số giữa ca đẻ sống và ca phá thai là 1:1. Giai đoạn 2006-2010, trung bình một ca trẻ đẻ sống thì có 0,3 ca phá thai. Giai đoạn 2012-2022, một ca đẻ trẻ sống thì có 0,183 ca phá thai.

STTKhu vực Tổng số ca phá thai Tỷ lệ phá thai (/1.000 phụ nữ tuổi sinh đẻ) 1Thế giới (1) 73 triệu 39/1.000 2USA (2020) (2) 0,93 triệu 14,4/1.000 3Châu Âu 4,3 triệu 28/1.000 4Bắc Mỹ 1,5 triệu 21/1.000 5Mỹ Latin 4,1 triệu 31/1.000 6Châu Đại Dương 0,1 triệu 17/1.000 7Châu Phi 5,6 triệu 29/1.000 8Châu Á 25,9 triệu 29/1.000 9Việt Nam (3) 0,162 triệu 6,7/1.000

Nguồn:

(1) Tình hình phá thai trên thế giới - Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

(2) Báo cáo tình hình phá thai tại Hoa Kỳ năm 2020 - Viện Guttmacher Mỹ.

(3) Báo cáo công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em năm 2020, Vụ SKBMTE - Bộ Y tế.

"So sánh tỷ lệ phá thai tính trên 1.000 phụ nữ độ tuổi sinh đẻ ở Việt Nam với thế giới và các khu vực cho thấy phá thai ở Việt Nam không cao mà thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia/vùng lãnh thổ khác", TS Hà nói.

TS Hà cũng khẳng định tỷ lệ phá thai tuổi vị thành niên của nước ta giảm so với 10 năm trước.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản/trung tâm kiểm soát bệnh tật và đơn vị tương đương của 63 tỉnh/TP, năm 2012, vị thành niên có thai chiếm 3,38%; tỷ lệ phá thai ở vị thành niên chiếm 2,3%. Năm 2022, con số này lần lượt là 3,74% và 1,99%.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cũng thừa nhận những số liệu này có thể chưa thu thập hết trường hợp phá thai ở các cơ sở y tế tư nhân.

Tuổi quan hệ tình dục lần đầu giảm

Theo TS Hà, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên giảm so với trước đây, nhưng con số tính bằng người vẫn là cao. Hiện độ tuổi trung bình lần đầu quan hệ tình dục tại Việt Nam giảm (18,7 tuổi) so với trước đây (19,6 tuổi).

Ông cũng cho hay ngày nay, vị thành niên, thanh niên được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn, tiếp cận thông tin ngày càng đa dạng, dễ dàng hơn.

Theo kết quả Điều tra quốc gia về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên Việt Nam độ tuổi 10-24 năm 2016, hơn 90% thanh thiếu niên trong độ tuổi này đã trao đổi và tiếp cận thông tin qua các kênh hiện đại như Internet, truyền hình và tin nhắn trên điện thoại di động.

Nhưng chỉ 1/3 số đó sử dụng Internet để tìm hiểu thông tin về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.

Độ tuổi phá thai trung bình ở việt nam năm 2024

Theo TS Hà, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên giảm so với trước đây, nhưng con số tính bằng người vẫn là cao. Ảnh: Guialegal.

Vị thành niên, thanh niên Việt Nam có kiến thức chưa đầy đủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe tình dục. Một nghiên cứu trên đối tượng nữ công nhân di cư ở tuổi thanh niên cho thấy tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục trong 6 tháng qua là 27,8%.

Bên cạnh đó, kiến thức về mang thai của vị thành niên, thanh niên trong độ tuổi 10-24 không đầy đủ, chỉ có 17% trả lời đúng các câu hỏi về những ngày mà phụ nữ có khả năng thụ thai.

Trong tổng số nữ ở độ tuổi 15-24, có 18/1.000 người đã từng phá thai (chiếm 9,2% số người đã từng có thai). Nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp tránh thai hiện đại trung bình khoảng 30% và thậm chí lên tới 48,4% đối với nữ chưa từng kết hôn, ở độ tuổi 15-24.

Khi phá thai là vi phạm pháp luật

TS Hà cho hay vấn đề phá thai được pháp luật Việt Nam cho phép. Tuy nhiên, hai vấn đề bị nghiêm cấm là phá thai vì giới tính và phá thai trên 22 tuần.

Thực tế, mang thai ngoài ý muốn, bao gồm các lý do như chưa đủ điều kiện sức khỏe và kinh tế để sinh con, mang thai khi chưa kết hôn, mang thai tuổi vị thành niên... là nguyên nhân cơ bản góp phần vào tăng tỷ lệ phá thai. 60% trường hợp phá thai tại Việt Nam là do mang thai ngoài ý muốn.

"Phá thai là thủ thuật y tế an toàn nếu được thực hiện theo đúng quy trình chuyên môn kỹ thuật và do cán bộ y tế đã được đào tạo thực hiện. Tuy nhiên, những người mang thai ngoài ý muốn có thể gặp phải một số rào cản khiến cho họ không tiếp cận được với dịch vụ phá thai an toàn", TS Hà thừa nhận.

Theo số liệu ước tính giai đoạn 2010-2014, 45% các trường hợp phá thai là không an toàn, tức là phá thai do người không được đào tạo, không có kỹ năng về phá thai và/hoặc phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh vô khuẩn. 97% các trường hợp phá thai không an toàn xảy ra ở các nước đang phát triển.

Độ tuổi phá thai trung bình ở việt nam năm 2024

TS Hà cho hay vấn đề phá thai được pháp luật Việt Nam cho phép. Tuy nhiên, hai vấn đề được nghiêm cấm là phá thai vì giới tính và phá thai trên 22 tuần. Ảnh: Gendai.

Ở châu Á (hầu hết tại Nam và Trung Á), hơn 50% các trường hợp phá thai không an toàn. Ở châu Mỹ Latin và châu Phi, khoảng 3/4 số trường hợp phá thai là không an toàn.

Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em lo ngại khi phá thai không an toàn gây ra hậu quả nặng nề cho người phụ nữ cả về sức khỏe và tinh thần, có những biến chứng nặng nề như vô sinh, thậm chí tử vong.

Đại diện Bộ Y tế cho hay để cải thiện tình hình, ngành y tế sẽ triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông thay đổi hành vi về hậu quả của phá thai không an toàn.

Đồng thời, sự tham gia của các ban ngành, phụ huynh, thầy cô giáo và bản thân vị thành niên, thanh niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; kiến thức tình dục an toàn; phòng tránh các hành vi nguy cơ, đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần tăng cường nhận thức của nhóm đối tượng này.

Các biện pháp tránh thai cho phụ nữ độ tuổi sinh sản (cả người có gia đình và độc thân) và vị thành niên cũng sẽ được tăng cường và đa dạng hóa. Bên cạnh đó, nước ta cần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ đặc thù cho vị thành niên, thanh niên.

Ông cũng đề nghị giáo dục giới tính, kỹ năng sống cần phải trở thành chương trình bắt buộc trong hệ thống các trường học; đi đôi với tổ chức các góc thân thiện trong trường học và câu lạc bộ về sức khỏe sinh sản ở cộng đồng.

Ở Việt Nam, chính sách pháp luật cho phép phá thai đã được quy định rõ ràng:

+ Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989: Việc phá thai vẫn được pháp luật đồng ý theo nguyện vọng của người phụ nữ, nhưng nghiêm cấm phá thai vì giới tính của thai nhi.

+ Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh dân số năm 2003 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP: "Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác" là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

+ Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 và Nghị định số 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng quy định: “Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi” là vi phạm pháp luật.

+ Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế năm 2016, thì tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần đều là vi phạm pháp luật.

+ Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội phá thai trái phép tại Điều 316.

Theo các quy định trên, mọi hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi, phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đều bị nghiêm cấm. Pháp luật chỉ cho phép phá thai từ 22 tuần tuổi trở xuống và phải đáp ứng những điều kiện sức khỏe, kỹ thuật, trang thiết bị … theo quy định chi tiết tại Quyết định số 4620/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

TS Tống Hồng Hà

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.