Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Theo các chuyên gia y tế, nhóm máu AB là một nhóm máu hiếm, nhóm máu AB đặc trưng bởi kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, không có kháng thể trong huyết tương. Vậy nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào trong truyền máu, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hiểu rõ về nhóm máu AB

Theo một số nghiên cứu của Hội Huyết học Mỹ: trên bề mặt của hồng cầu có các protein gắn với carbohydrates, được coi là các kháng nguyên, đồng thời đây là dấu hiệu xác định chúng ta thuộc nhóm máu nào. Cùng với sự phát triển của xã hội, y học đã phát hiện được hơn 30 nhóm máu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là hệ nhóm máu ABO và Rh(D), AB là nhóm máu thuộc hệ ABO.

Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Nhóm máu AB đặc biệt vì có thể nhận được máu từ tất cả nhóm máu

Theo lý giải của y khoa, nhóm máu A trên các tế bào hồng cầu sẽ xuất hiện kháng nguyên A và trong huyết tương sẽ xuất hiện kháng thể B. Ngược lại với nhóm máu B, trong các tế bào hồng cầu sẽ có kháng nguyên B, kháng thể A sẽ hiện diện trong huyết tương.

Đặc biệt, tế bào hồng cầu của nhóm máu AB có cả hai kháng nguyên A và B nhung lại không có kháng thể nào trong huyết tương.

Theo thống kê của Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, các nhóm máu ở Việt Nam có tỷ lệ như sau: nhóm máu chiếm A khoảng 21,2% ; nhóm máu B chiếm khoảng 30,1%; nhóm máu O chiếm 42,1%; nhóm máu AB chiếm khoảng 6,6%.

Cụ thể hơn, nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ khoảng từ 0,04% - 0,07% dân số, nên nhóm máu Rh- được gọi là nhóm máu hiếm.

Dựa vào thống kê tỷ lệ nhóm máu và Rh, nhóm máu AB Rh- là nhóm máu hiếm nhất tại nước ta.

Con đường hình thành của nhóm máu AB

Do di truyền: Chuyên gia y tế cho biết, người có nhóm máu AB có thể là do gen A từ bố và gen B từ mẹ. Bình thường các tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương và có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Bạn có biết trong mỗi 2 giọt máu đến 3 giọt máu có chứa khoảng 1 tỷ tế bào máu. Khoảng 600 tế bào hồng cầu thì có khoảng 40 tế bào tiểu cầu và đặc biệt chỉ có một bạch cầu duy nhất. Theo chuyên gia phát ngôn của Hội Huyết học Mỹ: trên bề mặt các tế bào hồng cầu luôn có những protein gắn với carbohydrates, giúp các nhà nghiên cứu xác định tế bào máu của người thuộc nhóm nào. Có 8 nhóm máu cơ bản là: A, B, O và AB, trong đó mỗi loại chia ra thành Rh- và Rh+.

Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào là câu hỏi nhiều người quan tâm

Nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào

Đây là một nhóm máu hiếm nhưng những người có nhóm máu này lại chiếm một lợi thế rất lớn là có thể nhận được bất kỳ loại máu nào, đặc biệt là nhóm máu AB+. Song ngược lại những người có nhóm máu AB lại chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB mà thôi. Đặc biệt hơn, nhóm máu AB có Rh- chỉ có thể nhận máu từ những người có nhóm máu có Rh-, nếu không xét nghiệm kĩ thì truyền máu từ những người có Rh+ thì có thể gây ra những tai biến vô cùng nguy hiểm khi truyền máu.

Nếu bạn sở hữu nhóm máu AB thì cần tích cực chăm sóc bản thân và gửi máu vào ngân hàng máu để đề phòng khi cần dùng đến, nếu có thể thì hãy tham gia vào hội những người mang nhóm máu hiếm để có thể giúp nhau trong những trường hợp cần thiết.

Nên xét nghiệm kiểm tra nhóm máu ở đâu?

Như giải thích ở trên, nếu nhầm lẫn trong việc kiểm tra nhóm máu sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến người được truyền máu. Chính vì vậy, xét nghiệm đánh giá chính xác nhóm máu cần được thực hiện ở những bệnh viện uy tín có đầy đủ máy móc trang thiết bị.

Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ xét nghiệm tin cậy được rất nhiều người đánh giá cao

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đầu tư hệ thống phòng xét nghiệm hiện đại, là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhiều người dân trên cả nước. Tại đây, quý khách hàng sẽ được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu nhiều kinh nghiệm, đã có nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn tuyến trung ương, nên hoàn toàn có thể yên tâm vào kết quả.

Qua nội dung bài viết trên đây, bạn đọc phần nào hiểu được thế nào là nhóm máu AB, tại sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm và nhóm máu AB nhận được nhóm máu nào. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng gọi qua số điện thoại tổng đài 1900 1806 để nhận được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Máu của con người được chia làm nhiều nhóm và mỗi nhóm máu lại mang những nét đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích với nhau. Để đảm đảo an toàn trong quá trình truyền máu, cần phải tuân thủ các nguyên tắc truyền máu cơ bản.

Nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu. Chính vì vậy, trước khi thực hiện truyền máu, điều căn bản nhất bạn cần biết đó là bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nhóm máu đó ra sao.

Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu

Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:

  • Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
  • Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.

Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.

Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.

2. Các nguyên tắc truyền máu cơ bản

Nhóm máu ab nhận những nhóm máu nào

Sơ đồ truyền máu

Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình truyền máu cơ bản, tránh tình trạng tai biến có thể xảy ra, quá trình truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng các hồng cầu ngưng kết phải truyền cùng nhóm máu
  • Bên cạnh việc xác định đúng nhóm máu của người hiến và người nhận, cần thực hiện thêm phản ứng chéo tức là trộn huyết thanh của người nhận với hồng cầu của người hiến và trộn huyết thanh của người hiến với hồng cầu của người nhận. Máu sẽ chỉ được truyền cho người khi không xảy ra hiện tượng hồng cầu ngưng kết
  • Những tai biến nghiêm trọng có thể sẽ xảy ra cho người nhận máu thậm chí là người nhận có thể tử vong nếu máu được truyền không hòa hợp
  • Đối với những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm, nguyên tắc tối thiểu bắt buộc phải tuân theo khi bắt buộc phải truyền máu khác nhóm đó là “hồng cầu người cho không bị ngưng kết với huyết thanh của người nhận”. Khi thực hiện truyền máu chỉ truyền máu với số lượng ít (250ml) với tốc độ truyền rất chậm

Để tránh những tai biến trầm trọng, thậm chí là có thể tử vong có thể xảy ra, quá trình truyền máu cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản khi truyền máu. Cần thực hiện xét nghiệm nhóm máu phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu bởi mỗi một nhóm máu sẽ mang những đặc trưng riêng biệt và nếu không được truyền đúng nhóm máu tương thích thì kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nhóm máu AB là nhóm máu như thế nào?

Nhóm máu AB là một trong những nhóm máu hiếm, được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương.

Làm sao để biết mình nhóm máu AB+ hay AB?

Những người có tế bào máu chứa Rh là dương tính với Rh, được gọi là nhóm AB+. Những người có tế bào máu không chứa Rh là âm tính với Rh, được gọi là nhóm AB –.

Nhóm máu AB dễ mắc bệnh gì?

Nhóm máu AB dễ bị nhiễm norovirus - loại virus đường ruột gây ra tiêu chảy và nôn hơn nhóm máu O. Theo tạp chí khoa học Science Times, norovirus cần kháng nguyên H1 trong máu để bám dính vào và lan truyền. Nếu máu bạn không tạo ra kháng nguyên H1, bạn có thể có khả năng miễn dịch đối với nhiễm khuẩn đường ruột.

Nhóm máu AB Rh âm nhận được máu gì?

Nhóm máu AB Rh+ cho và nhận được nhóm máu nào? Như đã nói ở trên, tế bào hồng cầu của nhóm máu AB tồn tại cả hai kháng nguyên A và B nhưng lại không có kháng thể nào trong huyết tương. Chính vì lý do này mà người mang nhóm máu AB Rh+ có thể thuận lợi tiếp nhận máu từ bất kỳ nhóm máu nào.