Những cơ hội và thách thức cho việt nam từ cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại là gì

Cơ hội và thách thức của khoa học công nghệ Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Đời sống cập nhật

Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay. Vai trò của nó đang ngày càng được khẳng định trong việc thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh mà không một quốc gia nào nằm ngoài xu thế đó. “Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ có ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực các quốc gia, các dân tộc trên thế giới”.

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ có ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

Như vậy toàn cầu hoá vừa là cơ hội to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia ,đồng thời cũng tạo ra những thách thức mà nếu không chuẩn bị nội lực và bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa tên con đường tiến tới văn minh của nhân loại.

Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất và hiển nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta đã xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia. Tuy nhiên để sự phát triển này đi đúng lộ trình và xu thế của thế giới cần phải nhận diện rõ những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với lĩnh vực này.

Về cơ hội

Trước hết, toàn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô [Nhà máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô], công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông [Samsung Việt Nam], các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao [Công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel], công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.

Toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore

Toàn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và công nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo. Sự tham gia liên doanh, liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước. Các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, có khả năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa học hiện có và phát triển đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ kế tục sự nghiệp phát triển nền khoa học và công nghệ quốc gia ngày càng hiện đại hơn.

Những khó khăn và thách thức:

Toàn cầu hóa khiến cho các sản phẩm khoa học –công nghệ của nước ngoài đặc biệt là của các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, nó làm nẩy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ. Sự chênh lệch về trình độ phát triển KH&CN quá lớn trong một sân chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía các nhà KH&CN Việt Nam. Chẳng hạn sự thống trị của giống lúa lai Trung quốc trên thị trường giống lúa trong nước là bằng chứng rõ nhất về những thách thức của nền KH&CN Việt Nam cho dù các giống lúa do các nhà khoa học Việt Nam tạo ra không thua kém gì về chất lượng. Đây là một thách thức rất lớn của không chỉ riêng ngành khoa học và công nghệ.

Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm. Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. Mặt khác việc đổi mới công nghệ không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn phải đổi mới cả một hệ thống quản lý cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm mà những điều này vẫn còn thiếu và yếu. Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến 2020 đã đặt ra yêu cầu tốc độ đổi mới công nghệ phải đạt 15-20% mỗi năm, nghĩa là sau khoảng 5 năm các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới được một thế hệ công nghệ. Thực tế, đây là con số quá cao nhưng mặt khác cũng lại được coi là quá thấp đối với khoa học và công nghệ Việt Nam.

Khung hành lang pháp lý, việc hoàn thiện thể chế, hệ thống chính sách để bảo đảm Luật KH&CN được triển khai sâu rộng vào cuộc sống, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa KH&CN thực sự trở thành lực lượng sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế vẫn còn nhiều bất cập. Việc ban hành các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư hướng chậm chạp, khiến cho quá trình thực hiện Luật KH&CN gặp nhiều khó khăn.

Đầu tư để phát triển khoa học và khoa học tuy đã có nhiều chuyển biến, được chú trọng nhưng mới chỉ đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước- một con số quá thấp so với nhu cầu của hoạt động khoa học và công nghệ. Các nước tiên tiến đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm khoa học ứng dụng luôn đạt từ 3 – 5% ngân sách. Rõ ràng sự chênh lệch về vốn đầu tư cho KH&CN cũng đã là một thách thức lớn cho nền KH&CN Việt Nam .

Đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học đầu ngành còn thiếu và yếu, thiếu các trung tâm khoa học lớn; hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và kết quả hoạt động của các khu công nghệ cao còn thấp. Thiếu cơ chế quản lý khoa học nhất là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ làm công tác khoa học không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà đòi hỏi nhiều thời gian và tâm sức cũng là những thách thức không nhỏ cho việc phát triển nền KH&CN nước nhà

Lời kết

Để “khoa học-công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất. Phấn đấu đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.”, cần thiết phải ưu tiên, tập trung đầu tư trước một bước cho KH&CN, đồng thời đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế tài chính nhằm giải phóng năng lực sáng tạo của nhà khoa học-công nghệ, đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Giải pháp đưa ra là tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp; Liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ cao phải là hướng ưu tiên trong hội nhập quốc tế. Có như vậy nền KH&CN Việt Nam mới không lạc lõng và tụt hậu so với thế giới.

Ngô Thanh Tứ

Thách thức hay cơ hội?

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đón đầu các cơ hội về công nghệ. Ảnh: NG.HẢI

Thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư [CMCN 4.0] mới chỉ xuất hiện năm 2011 ở Hội chợ Công nghệ Hannover, Cộng hòa Liên bang Đức, nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những từ ngữ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong các loại văn bản in cũng như các trang thông tin mạng trên toàn cầu. Cho dù cũng còn có những ý kiến chưa hoàn toàn đồng thuận, chia sẻ với quan niệm về CMCN 4.0, tuy nhiên có một thực tế là rất nhiều tổ chức khoa học, doanh nghiệp sản xuất quan tâm, rất nhiều quốc gia đã đề ra chiến lược và kế hoạch hành động đáp ứng yêu cầu, điều kiện của cuộc cách mạng này.

Theo cách hiểu chung nhất, CMCN 4.0 là sự hội tụ của nhiều công nghệ hiện đại trên nền tảng số hóa, trên cơ sở đó mà hình thành sự kết nối vạn vật, tích hợp các hệ thống số hóa - vật lý - sinh học, kết nối giữa thế giới thực với ảo, tạo ra lực lượng sản xuất mới mạnh mẽ hơn và quan hệ sản xuất mới hiệu quả hơn. Và do đó, CMCN 4.0 sẽ đảo lộn tất cả các bình diện của đời sống xã hội hiện đại, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, phương thức quản lý, cách thức tiêu dùng, đến văn hóa, lối sống, lao động, ngành nghề, giao tiếp xã hội... Điều đó cũng có nghĩa là, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi chính bản thân con người trong các mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

CMCN 4.0 không phải là một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ. Thực chất, nó cũng chính là một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển tiếp nối liên tục của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ [KH-CN] trong thời kỳ công nghiệp, trong đó, giai đoạn thứ nhất là, cơ giới hóa nhờ sự ra đời của động cơ hơi nước; giai đoạn thứ hai là, điện khí hóa với sự phát minh ra điện và động cơ điện; giai đoạn thứ ba là, số hóa trên cơ sở sự phát minh ra máy tính và internet. Tuy nhiên, giai đoạn thứ tư là sự kết nối, hội tụ trên nền tảng số hóa tất cả các công nghệ lõi hiện đại, các kết quả sáng tạo đột phá trong các lĩnh vực: Trí tuệ nhân tạo; robot tiên tiến và các công nghệ tự động hóa mới; mạng di động; internet kết nối vạn vật; chuỗi khối; công nghệ sản xuất đắp lớp 3D; các phương tiện vận tải tự hành; vật liệu mới; tiến bộ về di truyền, sinh học và y học chính xác, nguồn năng lượng mới; tính toán lượng tử và hệ thống lưu trữ dữ liệu khổng lồ. Sự kết nối, hội tụ các công nghệ lõi trên nền tảng số hóa mang lại khả năng tương tác mới, rộng lớn và vô cùng phong phú giữa thực với ảo, giữa con người với máy móc, tạo thành một hệ sinh thái sản xuất thông minh, trong đó máy móc làm thay phần lớn công việc của con người. Đến lượt nó, hệ sinh thái của CMCN 4.0 lại thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và phát huy hiệu quả tích cực các công nghệ mới, mở rộng quy mô, tốc độ của môi trường số, thúc đẩy những đột phá trong phát triển KH - CN, tạo thành động lực mạnh mẽ cho phát triển toàn diện nền sản xuất vật chất và các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Nói như vậy để thấy CMCN 4.0 có ý nghĩa quan trọng, to lớn như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại, cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc hiện nay. Song, CMCN 4.0 chỉ trở thành cơ hội phát triển mạnh mẽ cho quốc gia nào tận dụng được những yếu tố, điều kiện thuận lợi của nó với sự quyết tâm chính trị cao, sự nỗ lực đổi mới sáng tạo của cả cộng đồng cư dân. Ngược lại, nếu quốc gia bị gạt ra bên ngoài tiến trình vận động của nó thì CMCN 4.0 sẽ là thách thức, thậm chí là lực cản dẫn tới sự tụt hậu.

Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019, về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 đã đề ra mục tiêu của nước ta là: “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên KH-CN, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải đối mặt với một loạt vấn đề. Thứ nhất, vấn đề hoàn thiện thể chế phát triển, bao gồm từ cơ chế tổ chức, vận hành của hệ thống chính trị, hệ thống luật pháp và các chính sách, quyết định quản lý của Nhà nước và các địa phương, bảo đảm cho sự vận hành thuận lợi, hiệu quả các tiến trình chính trị, kinh tế - xã hội, trong đó có việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc chủ động tham gia CMCN 4.0. Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, cũng như yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số. Thứ tư, phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia, nhất là năng lực nghiên cứu, ứng dụng của các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học; năng lực nghiên cứu, tiếp thu, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Thứ năm, thúc đẩy nhanh, chủ động quá trình chuyển đổi số, kết nối dữ liệu quốc gia, phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ kinh tế số, thương mại và thanh toán điện tử hiện đại.

Trong những năm vừa qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo của nước ta đã có những bước đổi mới, phát triển đáng kể, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung to lớn của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, những hạn chế trong lĩnh vực này cũng không nhỏ và không dễ khắc phục, vượt qua nếu không có những chính sách, giải pháp mạnh mẽ, sáng tạo và hiệu quả. Các xếp hạng quốc tế về lĩnh vực này của chúng ta đều ở mức thấp, thí dụ: Chỉ số chính phủ điện tử xếp hạng 88/193 quốc gia [LHQ năm 2018]; chỉ số công nghệ và đổi mới sáng tạo xếp thứ 90/100 và chỉ số vốn con người xếp thứ 70/100, chỉ số về nguồn lực bền vững xếp thứ 87/100 [Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2018]… Một số công nghệ chúng ta có bước đi quá chậm, thí dụ, khi nhiều nước chung quanh chúng ta đã sử dụng phổ biến công nghệ thanh toán “1 chạm” thì chúng ta đang bắt đầu bước vào sử dụng công nghệ thẻ chíp...

Đúng như tinh thần của Nghị quyết số 52-NQ/TW, “chủ động, tích cực tham gia cuộc CMCN 4.0 là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng...”. Để có thể biến những thách thức của cuộc CMCN 4.0 thành “cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong đổi mới tư duy và hành động, đề ra những giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình sáng tạo, phù hợp.

Nói cách khác, CMCN 4.0 là thách thức hay cơ hội - điều đó phụ thuộc vào chúng ta, vào khát vọng và ý chí của con người Việt Nam!

Nhân viên đi kiểm tra mô cấy được nuôi dưỡng tại phòng lab. Ảnh: VNP

NAM SƠN

Video liên quan

Chủ Đề