Thành công của cách mạng Trung Quốc 1949 đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng THE giới

Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 có ý nghĩa như thế nào?

A. Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho sự phát triển của tư tưởng dân chủ tư sản trên toàn Trung Quốc.

B. Trung Quốc đã hoàn thành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, kỉ nguyên xây dựng chủ nghĩa Cộng sản đã bắt đầu.

C. Cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, kỉ nguyên độc lậptự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bắt đầu.

Đáp án chính xác

D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã làm cho ảnh hường của chủ nghĩa xã hội lanrộng khắp toàn cầu.

Xem lời giải

Mục lục

Tên gọiSửa đổi

Các tài liệu chính thức và sử liệu giáo khoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gọi cuộc chiến là Chiến tranh Giải phóng Nhân dân Trung Quốc [tiếng Trung: 中国人民解放战争], gọi tắt là Chiến tranh Giải phóng, hoặc Nội chiến Cách mạng lần thứ 3 [tiếng Trung: 第三次国内革命战争]. Còn tài liệu tương đương của Trung Hoa Quốc dân đảng và chính quyền Trung Hoa Dân quốc thì coi đây là cuộc nổi loạn của "phỉ quân" Trung Hoa Cộng sản đảng chống lại Nhà nước và chính phủ trung ương, nên gọi là Kham loạn chiến tranh [tiếng Trung: 戡乱战争] [chiến tranh bình loạn] hoặc Chiến tranh kháng Cộng. Sách báo người Hoa hải ngoại thường gọi là Nội chiến Quốc - Cộng. Cộng đồng quốc tế gọi chung là Nội chiến Trung Quốc [Chinese Civil War]. Một ít sử gia Đài Loan gom chung thời kỳ này và gọi là "Chiến tranh kháng Nhật - Cộng".

Bối cảnhSửa đổi

Các tập đoàn lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc chính [1925]- các vùng màu hồng

Nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng tại Trung Hoa, sụp đổ năm 1911.[5] Trung Quốc rơi vào vòng kiểm soát của một số lãnh chúa quân phiệt lớn nhỏ, gọi là thời kỳ quân phiệt. Để đánh bại các quân phiệt này, vốn nắm quyền kiểm soát phần lớn miền Hoa Bắc và Hoa Nam, lực lượng phản đế và lực lượng quốc gia thuộc Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, tiến hành tìm kiếm trợ giúp từ nước ngoài. Tuy nhiên các nỗ lực tìm kiếm ủng hộ từ các quốc gia dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn thất bại, và tới năm 1921 ông quay sang Liên Xô. Liên Xô vì lý do chính trị, theo đuổi chính sách hỗ trợ cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc mới thành lập. Như vậy cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu.

Năm 1923, Tôn Trung Sơn và đại diện Liên Xô là Adolph Joffe ra thông cáo chung tại Thượng Hải, theo đó Liên Xô hứa sẽ trợ giúp để thống nhất Trung Quốc.[6] Bản thông cáo này là lời tuyên bố hợp tác giữa Quốc tế III, Trung Quốc Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.[6] Thành viên Quốc tế thứ ba là Mikhail Borodin tới Trung Quốc năm 1923 để hỗ trợ cho việc tái tổ chức và củng cố Quốc dân đảng, theo mô hình Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng Cộng sản Trung Quốc liên kết với Quốc dân đảng và thành lập Mặt trận thống nhất Trung Quốc lần thứ nhất.[3]

Năm 1923, Tôn Dật Tiên điều Tưởng Giới Thạch, một trong những phụ tá của mình từ thời Đồng minh hội, đến Moskva trong vài tháng để nghiên cứu quân sự và chính trị.[7] Tới năm 1924, Tưởng trở thành hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, và nổi lên với tư cách người kế nhiệm Tôn Dật Tiên lãnh đạo Quốc dân đảng.[7]

Phía Liên Xô cung cấp phần lớn tài liệu nghiên cứu, tổ chức và trang thiết bị, bao gồm đạn dược cho học viện.[7] Liên Xô cũng giúp đào tạo kỹ thuật vận động quần chúng. Với sự trợ giúp này, Tôn Dật Tiên đã có thể gây dựng nên một "đội quân của đảng" trung thành, mà ông định sử dụng để đánh bại quân đội của các lãnh chúa quân phiệt. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có người trong học viện, nhiều người trở thành giảng viên trong trường, kể cả Chu Ân Lai, với vai trò giảng viên chính trị.[8]

Thành viên đảng Cộng sản cũng được phép gia nhập Quốc dân đảng sau khi xét duyệt.[6] Bản thân đảng Cộng sản khi ấy cũng còn nhỏ yếu, chỉ có 300 thành viên vào năm 1922 và 1.500 thành viên năm 1925,[9] trong khi Quốc dân đảng năm 1923 đã có 50.000 thành viên[9].

Chiến tranh Bắc phạt [1926-1928] và Quốc-Cộng phân liệtSửa đổi

Chỉ vài tháng sau khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, Tưởng Giới Thạch, với vai trò tổng chỉ huy Quân đội cách mạng quốc gia, tiến hành cuộc Bắc phạt.[9] Tuy vậy, tới năm 1926, Quốc dân đảng đã phân hóa thành phái tả và phái hữu.[9] Những người Cộng sản trong hàng ngũ Quốc dân đảng cũng phát triển mạnh. Tới tháng 3 năm 1926, biến cố tàu Trung Sơn xảy ra, Tưởng đã kịp thời phá vỡ âm mưu bắt cóc mình, và áp đặt lệnh cấm thành viên đảng Cộng sản giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc dân đảng.

Quân chính phủ Quốc dân đảng bắt giữ nghi phạm Cộng sản.

Đầu năm 1927, sự tranh chấp Quốc Cộng dẫn tới sự phân liệt trong hàng ngũ cách mạng. Đảng Cộng sản và nhóm cánh tả của Quốc dân đảng quyết định chuyển thủ đô chính phủ Quốc dân từ Quảng Châu về Vũ Hán, nơi đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh.[9] Nhưng Tưởng Giới Thạch và viên tướng-quân phiệt Lý Tông Nhân, người đánh bại lãnh chúa quân phiệt Tôn Truyền Phương, lại muốn chuyển về Giang Tây. Phe cánh tả bác bỏ đề xuất của Tưởng Giới Thạch, còn Tưởng lên án phe cánh tả "phản bội Chủ nghĩa Tam dân" của Tôn Dật Tiên khi nhận mệnh lệnh từ Quốc tế Cộng sản. Theo Mao Trạch Đông, sự khoan dung của Tưởng Giới Thạch đối với những người cộng sản trong Quốc dân đảng giảm đi khi quyền lực của Tưởng Giới Thạch gia tăng.[10]

Ngày 7 tháng 4, Tưởng và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của Đảng Cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12 tháng 4, Tưởng Giới Thạch quay ra xử lý những người Cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết.[11]

Công nhân, người lao động phản đối mạnh mẽ chủ trương của Tưởng. Nhưng Tưởng Giới Thạch không dám sử dụng binh sĩ đàn áp công nhân, sợ danh không thuận sẽ xảy ra binh biến. Bởi, binh lính luôn coi công nhân là bè bạn cùng một liên minh. Nhiều chỉ huy các đơn vị đã tỏ ra ngần ngừ, từ chối nhận lệnh đàn áp. Do đó, Tưởng Giới Thạch đã triệu tập Đỗ Nguyệt Sanh, Hoàng Kim Vinh, Trương Tiêu Lâm - 3 đầu lĩnh của Thanh Bang hội đến thành phố cấp huyện Cửu Giang họp kín, bàn mưu "mượn đao giết người". Tưởng nhờ ba ông trùm đưa quân bang hội đi đàn áp công nhân, người biểu tình thay cho quân đội. Lấy danh nghĩa công hội, Đỗ Nguyệt Sênh đã tuyển mộ và vũ trang cho gần 3.000 tên vô lại của Thanh Bang. Đạo quân này được Đỗ Nguyệt Sanh khoác cho những cái tên mỹ miều và ôn hòa là "Hiệp hội Công nhân Thượng Hải" và "Hiệp hội đồng tiến Trung Hoa". Đêm 11/4/1927, mượn danh nghĩa hai tổ chức này, Đỗ Nguyệt Sanh đã mời ủy viên trưởng Tổng công hội Thượng Hải Uông Thọ Hòa đến tư dinh dự tiệc bàn việc hợp tác. Giữa buổi tiệc, Đỗ viện cớ ra ngoài. Thích khách do Đỗ bố trí sẵn thừa cơ đã lẻn vào hạ sát Uông Thọ Hòa ngay tại bàn tiệc. Đúng 1 giờ sáng ngày 12/4/1927, 3.000 tên Thanh Bang, mỗi tên được Đỗ phát cho 10 đồng bạc trắng, mặc đồng phục quần short, áo xanh cộc tay, trên vai có khắc dấu hiệu chữ "công" tỏa đi các nơi đồng loạt tập kích các đội tự vệ của công nhân. Trời vừa sáng, lấy cớ "công nhân xung đột nội bộ, gây mất trị an", Tưởng Giới Thạch đã xua quân đội đi giải giới vũ khí cả hai bên. Thực tế, quân đội được lệnh lập hàng rào ngăn hai bên tấn công và chống trả nhau, tách hai phe giang hồ và công nhân, sau đó lập hành lang bảo vệ cho bọn Thanh Bang rút lui an toàn. Kết quả là 2.700 công nhân vũ trang bị tước vũ khí, 120 người chết, 180 người khác bị thương ngay sau đêm đụng độ đầu tiên. Đến khi trời tối, kịch bản cũ lại lặp lại… Hơn 3 tháng sau đó, Thượng Hải luôn náo loạn bởi hàng trăm vụ tập kích khác của Thanh Bang nhằm tiêu diệt lực lượng công nhân tự vệ. Phong trào công nhân Thượng Hải bị dìm vào bể máu và suy yếu, không còn đủ sức ngáng trở hay phản đối các chủ trương của Tưởng.[12]

Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải".[13] Cuộc thảm sát đào sâu thêm hố chia cắt Tưởng và phe Vũ Hán của Uông Tinh Vệ. Đảng Cộng sản định tổ chức giành chính quyền tại một số thành phố lớn như Nam Dương, Trường Sa, Sán Đầu, và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại Hồ Nam dưới sự lãnh đạo của Mao[14] tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại.[14] Tại Trung Quốc khi đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại Bắc Kinh,[15] Phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Vũ Hán,[16] và phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại Nam Kinh, thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp.[15]

Đảng Cộng sản Trung Quốc nay bị trục xuất khỏi Vũ Hán bởi đồng minh của mình là phe cánh tả Quốc dân đảng, nhóm này đến lượt mình lại bị Tưởng Giới Thạch lật đổ. Quốc dân đảng tiếp đó tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh bắc phạt diệt lực lượng quân phiệt và đánh chiếm được Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1928.[17] Tiếp đó, phần lớn miền đông Trung Quốc dần rơi vào tay chính quyền Nam Kinh, và chính quyền Quốc dân đảng tại Nam Kinh nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế như chính phủ hợp hiến duy nhất tại Trung Quốc. Quốc dân đảng tuyên bố nguyên tắc ba giai đoạn cách mạng, phù hợp với cương lĩnh của Tôn Dật Tiên: thống nhất vũ trang, bồi dưỡng chính trị, và dân chủ theo hiến pháp.[18]

Mục lục

TT - Thí sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1

A. Lịch sử Việt Nam [7 điểm]

Câu 1 [3 điểm]

Trình bày nội dung hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

Câu 2 [4 điểm]

Trình bày âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh. Những thắng lợi quân sự chủ yếu trên các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia của quân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chống Mỹ [từ 1969 đến 1972].

B. Lịch sử thế giới[3 điểm]

Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc [1946-1949]. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [1-10-1949] có ý nghĩa như thế nào?

Đề 2

A. Lịch sử Việt Nam [7 điểm]

Câu 1 [3 điểm]

Trình bày những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công.

Câu 2 [4 điểm]

Khái quát diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 của quân dân ta ở miền Nam.

B. Lịch sử thế giới [3 điểm]

Diễn biến chính của cuộc nội chiến ở Trung Quốc [1946-1949]. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa [1-10-1949] có ý nghĩa như thế nào?

Hết

Đề 1:

A. LỊCH SỬ VIÊT NAM [7 điểm]

Câu 1 [3 điểm]

- Nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu 1930:

+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 1928-1929 đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính đảng của giai cấp công nhân...

+ Mùa thu 1929, được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về Cửu Long [Hương Cảng, Trung Quốc] triệu tập đại biểu và chủ trì hội nghị từ ngày 3-2-1930 đến ngày 7-2-1930, quyết định:

* Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam...

* Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời...

* Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo...

- Vì sao nói sự ra đời của Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?

+ Chứng tỏ công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng...

+ Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam...

+ Khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản...

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới...

+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam...

+ Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta sau này...

Câu 2 [4 điểm]

- Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh:

+ Âm mưu:

* Vẫn là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ...

* Sử dụng quân ngụy tay sai là chủ yếu có sự phối hợp với một bộ phận quân Mỹ do cố vấn Mỹ chỉ huy với tiền bạc, vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ...

* Thực chất là “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm bớt xương máu người Mỹ...

+ Thủ đoạn:

* Tăng viện trợ quân sự...

* Tăng viện trợ kinh tế...

* Tăng đầu tư vốn...

* Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc...

* Tranh thủ một số nước XHCN lớn...

- Thắng lợi quân sự chủ yếu:

* Từ 30-4-1970 đến 30-6-1970: đập tan cuộc hành quân của Mỹ - ngụy, giải phóng năm tỉnh Campuchia...

* Nửa đầu 1970, đập tan cuộc hành quân của Mỹ - ngụy ở Cánh đồng chum - Xiêng Khoảng...

* Từ 12-2-1971 đến 21-3-1971, đập tan cuộc hành quân của Mỹ ngụy ở đường 9 - Nam Lào...

* Đỉnh cao nhất là cuộc tiến công chiến lược 1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến lớn của * Quân dân miền Nam Việt Nam tích cực phá “ấp chiến lược”, xây dựng “làng chiến đấu”...

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI [3 điểm]

- Diễn biến chính cuộc nội chiến ở Trung Quốc [1946-1949]:

Trên cơ sở lực lượng cách mạng phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lại được sự giúp đỡ của Liên Xô và tác động của phong trào cách mạng thế giới, Cách mạng Trung Quốc [1946-1949] đã trải qua hai giai đoạn lớn:

+ Giai đoạn phòng ngự tích cực [7-1946 đến 6-1947]:

Cách mạng Trung Quốc nhắm vào mục tiêu tiêu hao sinh lực địch là chính...

+ Giai đoạn tổng phản công [1947-1949]... lực lượng cách mạng tấn công vào những vùng do Quốc dân Đảng kiểm soát:

* Tháng 4-1949: Cách mạng vượt Trường Giang...

* 23-4-1949: Cách mạng giải phóng Nam Kinh, truy kích quân Tưởng...

* 1-10-1949: nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.

- Ý nghĩa:

+ Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc thắng lợi...

+ Làm tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới...

+ Cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc thế giới...

Đề 2:

A. LỊCH SỬ VIÊT NAM[7 điểm]

Câu 1 [3 điểm]

Những khó khăn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa:

- Chính quyền cách mạng còn non trẻ...

- Nạn đói...

- Nạn dốt...

- Ngân quĩ trống rỗng, cách mạng chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương...

- Lớn nhất, nguy hiểm nhất là nạn ngoại xâm, nội phản:

+ Hơn 1 vạn quân Anh vào miền Nam...

+ Hơn 20 vạn quân Tưởng vào miền Bắc...

+ Tay sai của đế quốc [bọn Việt Quốc, Việt Cách] chống cách mạng, gây rối nhiều nơi...

Câu 2 [4 điểm]

Khái quát diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975:

- Chiến dịch Tây nguyên:

+ Tây nguyên là địa bàn chiến lược...

+ Đầu tháng 3-1975, ta đánh nghi binh ở Kontum - Pleiku...

+ 10-3-1975 ta bất ngờ đánh chiếm Buôn Ma Thuột...

+ 14-3-1975 địch rút khỏi Tây nguyên...

+ Cuối tháng 3-1975, ta làm chủ Tây nguyên và một số tỉnh...

* Đánh chiếm Buôn Ma Thuột, ta đã “điểm đúng huyệt” của quân thù...

* Chiến thắng Tây nguyên mở ra quá trình sụp đổ của quân ngụy...

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng:

+ Huế và Đà Nẵng là hai trong ba thành phố lớn của miền Nam...

+ 21-3-1975 ta tấn công Huế và chặn đường rút lui của địch...

+ 25-3-1975 ta giải phóng Huế đồng thời giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai...

+ Đà Nẵng bị cô lập, quân ngụy hỗn loạn, ta áp sát Đà Nẵng...

+ 29-3-1975 ta giải phóng Đà Nẵng và tiếp tục giải phóng một số tỉnh ven biển miền Trung...

* Quân ngụy tuyệt vọng, ta tiến lên với khí thế áp đảo...

- Chiến dịch Hồ Chí Minh:

+ Cuối tháng 3-1975 Đảng ta nhận định: “Thời cơ đã đến...”.

+ 8-4-1975 ta lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định...

+ 9-4-1975 ta tấn công Xuân Lộc, Phan Rang...

+ 16-4-1975 ta chiếm Phan Rang...

+ 18-4-1975 người Mỹ được lệnh di tản khỏi Sài Gòn...

+ 21-4-1975 ta giải phóng Xuân Lộc...

+ 21-4-1975 tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của ngụy quyền từ chức...

+ 22-4-1975 bộ chỉ huy của ta duyệt lại kế hoạch đánh chiếm Sài Gòn...

+ 26-4-1975 chiến dịch bắt đầu. Từ 26 đến 28-4: ta tiêu diệt địch ở vòng ngoài...

+ 28-4-1975 Mỹ đưa Dương Văn Minh lên làm tổng thống ngụy...

+ 29-4-1975 ta tổng công kích vào sào huyệt địch.

+ 11g30 ngày 30-4-1975 Sài Gòn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, tạo điều kiện cho ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.

+ Các tỉnh còn lại theo phương thức: “Xã giải phóng xã”, “Huyện giải phóng huyện”...

+ 2-5-1975 miền Nam giải phóng hoàn toàn, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống Mỹ, đập tan bộ máy quân sự khổng lồ do Mỹ xây dựng và trang bị...

B. LỊCH SỬ THẾGIỚI [3 điểm]

[như gợi ý ở đề I]

Video liên quan

Chủ Đề