Những khó khăn khi chọn đề tài nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với giảng viên trẻ. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các giảng viên trẻ sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên sâu đối với các vấn đề mà mình nghiên cứu, cả về lý luận cũng như thực tiễn. Những kiến thức lý luận sẽ được áp dụng vào thực tế cuộc sống, giúp phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế trong lý thuyết và từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện.

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên trẻ có một số thuận lợi và khó khăn như sau:

1] Thuận lợi:

Các giảng viên trẻ do tuổi đời còn rất trẻ nên rất ham học hỏi, tìm tòi, khám phá cái mới. Với sự năng động, linh hoạt cũng như nhạy bén của tuổi trẻ, các giảng viên trẻ nắm bắt rất nhanh các nhu cầu của xã hội để từ đó đưa ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầu đó. Vì vậy, sự say mê nghiên cứu khoa học là một trong những đặc điểm của các giảng viên trẻ.

Các giảng viên trẻ đều có trình độ từ đại học trở lên nên các giảng viên trẻ đã được trang bị các kiến thức khoa học và đã từng làm quen hoặc trực tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Do đó, các giảng viên trẻ đều đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức cũng như phương pháp để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học.

Nguồn tài liệu nghiên cứu phong phú. Hiện nay, cùng với các nguồn tài liệu từ sách, báo, internet,… thì với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm các nguồn tài liệu từ các máy tính ngày càng trở nên dễ dàng hơn với số lượng tài liệu ngày càng phong phú hơn. Ngoài ra, phần lớn giảng viên trẻ hiện nay có trình độ ngoại ngữ khá tốt nên bên cạnh việc nghiên cứu các nguồn tài liệu bằng tiếng Việt, các giảng viên trẻ còn nghiên cứu các nguồn tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Sự quan tâm, chỉ đạo cũng như động viên, khuyến khích từ phía lãnh đạo Nhà trường. Các trường đại học hiện nay đều chú trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, xem đây là một trong các hoạt động trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Thông qua việc nghiên cứu khoa học, các giảng viên trẻ sẽ tự nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên lớn mạnh về chất cho Nhà trường. Do đó, nhiều trường đại học đã quy định hoạt động nghiên cứu khoa học là yêu cầu và nhiệm vụ của giảng viên trong công tác tại trường.

2] Khó khăn:

Hiện nay, các giảng viên trẻ vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn các giảng viên trẻ đã một hoặc vài lần thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong quá trình học đại học, cao học nhưng thường có sự hướng dẫn của các Thầy/Cô từ việc gợi ý nội dung đề tài, đề cương, nội dung từng chương, mục. Các giảng viên trẻ vẫn chưa có sự chủ động trong việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học từ đầu đến cuối. Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ thường bị sự cạnh tranh rất lớn từ những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm nên đề tài của họ thường ít được Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học chọn.

Các giảng viên trẻ vẫn chưa có sự chủ động trong việc đưa ra các đề tài để nghiên cứu. Các đề tài mà giảng viên trẻ thực hiện phần lớn là do có sự phân công từ phía lãnh đạo Khoa và Bộ môn nên các giảng viên trẻ thường có ý tưởng và tâm huyết về đề tài nghiên cứu. Từ đó, khi các giảng viên trẻ bắt tay vào việc thực hiện các đề tài nghiên cứu sẽ gặp rất nhiều khó khăn và dẫn đến việc bỏ dở giữa chừng.

Giảng viên trẻ không có nhiều thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Phần lớn các giảng viên trẻ ngay sau khi về trường phải nhanh chóng học tập để nâng cao trình độ, phù hợp với yêu câu mà nhà trường đề ra. Việc ôn luyện, thi cử và học tập đã làm mất nhiều thời gian của giảng viên trẻ. Bên cạnh đó, các giảng viên trẻ còn phải thực hiên các công tác của nhà trường như: đảm bảo việc giảng dạy đủ giờ chuNn, soạn bài giảng, coi thi… nên giảng viên trẻ gần như không có thời gian cho việc tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Hướng đi mới của Nhà trường là bắt đầu thử nghiệm cách thức quy đổi giờ nghiên cứu sang việc giảm bớt giờ giảng chuNn để khuyến khích hoạt động nghiên cứu của giảng viên trẻ nhiều hơn nữa.

Nguồn kinh phí để thực hiện việc nghiên cứu khoa học còn thấp. Hiện nay, nguồn kinh phí dành cho các giảng viên trẻ để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học là khá eo hẹp, thậm chí một số các giảng viên trẻ phải tự bỏ tiền túi ra để thực hiện các đề tài nghiên cứu vì chi phí cho hoạt động nghiên cứu là rất lớn. Thay vì phải bỏ thời gian 1 năm để nghiên cứu để đổi lấy kinh phí 15 triệu thì họ chỉ cần đi giảng thêm bên ngoài trong một học kỳ là đã có hơn số tiền đó. Chính vì vậy, nếu vấn đề kinh phí để các giảng viên trẻ thực hiện đề tài được đảm bảo tốt hơn thì các giảng viên trẻ sẽ có sự yên tâm về mặt vật chất để thực hiện đề tài.

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ hiện nay bên cạnh một số thuận lợi thì vẫn còn một số khó khăn nhất định. Nếu những khó khăn đó được giải quyết thì hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống, phát huy được vị trí của Nhà trường đối với xã hội.

Trần Thanh Thảo – Giảng viên trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Giải nhất Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka năm 2008

Nguồn: khoahoctre.com.vn

Nguyễn Tuấn Dương

Lê Gia Thăng

Sinh viên Đh Ngoại thương cơ sở II tại Tp. HCM

Giải nhì cuộc thi “Sinh viên Nghiên cứu khoa học” cấp Bộ năm 2009

Thời gian gần đây, phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển với sự tăng lên về số lượng cũng như chất lượng của đề tài. Ngày càng nhiều đề tài có tính khoa học và khả năng ứng dụng cao. Việc sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước tiên, đối với cá nhân sinh viên, nghiên cứu khoa học là một sự cọ xát và làm quen với một cách thức làm việc thực sự nghiêm túc. Đây là cơ hội để sinh viên có thể học tập, rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy và khả năng trình bày một vấn đề khoa học. Việc nghiên cứu khoa học trong thời gian học tập của sinh viên là một bước chuẩn bị cho việc thực hiện các luận văn, luận án chuyên sâu sau này. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên được sự hướng dẫn và hỗ trợ tận tình của giáo viên hướng dẫn và có cơ hội làm việc với nhóm nghiên cứu, đây là một lợi thế nếu thực sự biết tận dụng và phát huy. Đối với toàn xã hội, các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên mang lại những ý tưởng, những ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ngoài ra, việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn có tác dụng thúc đẩy phong trào học tập, nâng cao tính tự giác, khơi dậy niềm đam mê học hỏi, nghiên cứu của sinh viên – những tri thức trẻ, nguồn nhân lực chất lượng cao của giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên gặp không ít những khó khăn và thử thách. Đứng dưới góc độ của sinh viên đã từng thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi xin được trình bày một số khó khăn sau. Đây cũng chính là những vấn đề mà nhóm chúng tôi đã gặp phải.

  1. 1.      ­­Khó khăn trong việc lựa chọn đề tài

Theo ý kiên của nhóm, việc lựa chọn đề tài là khâu cực kỳ quan trọng và đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện công trình khoa học. Việc lựa chọn đúng đề tài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên có thể xác định đúng lĩnh vực mà mình quan tâm và xác định được phạm vi, đối tượng và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được một đề tài hay, ý nghĩa mang tính khả thi, đồng thời, có thể thực hiện trong khả năng của sinh viên thì sinh viên cần phải có một cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu, phải có bước chuẩn bị và tìm kiếm thông tin về đề tài. Trong khi đó, trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài, phần lớn sinh viên chỉ có những cái nhìn tổng quát, thậm chí rất đơn sơ về đề tài mà mình sẽ nghiên cứu. Bên cạnh đó, ngân hàng đề tài gợi ý chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Các đề tài gợi ý mang tính chất tham khảo là chính. Với nhiều lĩnh vực nghiên cứu, mỗi lĩnh vực lại có nhiều nhóm ngành riêng, trong khi ngân hàng đề tài thì chỉ chung chung không phân định rõ ràng. Ví dụ: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, khoa học, xã hội, ngôn ngữ, triết học,… Do đó, khi lựa chọn đề tài, sinh viên chỉ lựa chọn theo cảm tính, theo sở thích chứ chưa dựa trên những tiêu chí cụ thể để có thể lựa chọn: đúng chuyên ngành học, khả năng tìm kiếm tài liệu, tính thời sự và ứng dụng của đề tài, ý nghĩa của đề tài,…

Sau khi đã lựa chọn được một đề tài để nghiên cứu, khó khăn tiếp theo mà sinh viên vấp phải chính là việc tìm kiếm tài liệu. Đây có lẽ là điều mà hầu hết tất cả các bạn sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học đều gặp phải. Đối với những đề tài không quá mới, tài liệu của Việt Nam không phải là thiếu nếu không muốn nói là quá nhiều. Nhưng việc tìm kiếm, quản lý và sử dụng như thế nào lại là chuyện khác. Việc tìm kiếm tài liệu sẽ mất một khoảng thời gian dài và thực sự chưa hiệu quả. Theo tôi, thông thường sinh viên sẽ tìm kiếm quá nhiều tài liệu, thậm chí, có những tài liệu không cần thiết và không liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trong khi đó, các tài liệu nghiên cứu liên quan và thực sự cần thiết với đề tài lại không tìm được. Sinh viên thường thụ động trong việc tìm kiếm tài liệu chủ yếu tìm kiếm từ sách vở, giáo trình, internet, thư việc,… Việc tìm kiếm những tài liệu quan trọng và mang tính thực tế thì rất khó khăn, đôi khi tốn kém. Đôi khi, sinh viên còn mắc phải sự mâu thuẫn trong quan điểm của cùng một vấn đề ở nhiều tài liệu khác nhau. Việc tìm kiếm và sử dụng các tài liệu có nguồn gốc nước ngoài vẫn còn hạn chế.

Một vấn đề nữa là mà nhóm đề cập đến là việc tìm kiếm và xử lý số liệu. Đối với những đề tài trong lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, các số liệu đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhưng việc tìm kiếm và xử lý các số liệu lại là một chướng ngại vật mà sinh viên cần vượt qua. Các số liệu đối với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể không phải là dễ tìm kiếm mà sinh viên cần phải đến với những Ban ngành, Hiệp hội, Cơ quan,… nhất định để thu thập. Nhưng thực tế, các đơn vị này chưa thực sự hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Khi đã có số liệu, việc xử lý những số liệu đó cũng gặp phải những những khó khăn. Sự khác biệt về số liệu của những nguồn khác nhau, hay sự thiếu hụt số liệu của một năm hay một giai đoạn nào đó, một mặt hàng trong một ngành hàng,… sẽ khiến cho việc xử lý các số liệu này không được toàn diện và hiệu quả. Thêm nữa, đối với những đề tài cần phải khảo sát thực tế, đặc biệt là các đề tài chuyên sâu về một lĩnh vực xác định hay liên quan đến doanh nghiệp ví dụ như: tình hình xuất nhập khẩu của một mặt hàng nào đó trên địa bàn Tp. HCM, xây dựng văn hoá doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Tp. HCM,… thì thực sự sinh viên rất khó tiếp cận vì mối quan hệ với doanh nghiệp và kinh phí bị giới hạn. Thêm vào đó, doanh nghiệp chưa tin tưởng vào kết quả mà các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên nên chưa có hành động hỗ trợ cần thiết.

Khi đã thu thập được số liệu, việc xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng để có thể tận dụng tối đa kết quả của các số liệu thu thập được lại là một khó khăn mà sinh viên mắc phải. Sinh viên đôi khi không có đủ những kiến thức và kỹ năng trong việc tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích kết quả của việc xử lý đó. Đối với đề tài của chúng tôi, vấn đề này hoàn toàn phải nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn đề tài.

  1. 3.      Tinh thần và trách nhiệm làm việc

Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên là hoạt động mang tính tự nguyện, sinh viên cảm thấy yêu thích, đam mê thì thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, sẽ gặp phải những khó khăn và trở ngại. Đồng thời, tinh thần và trách nhiệm làm việc của sinh viên chúng ta chưa cao. Do đó, thực tế đã có rất nhiều nhóm bỏ cuộc ngay từ khó khăn đầu tiên hoặc giữa chừng vì nhiều lý do khác nhau mà theo chúng tôi, nguyên nhân sâu sa chính là do sự quyết tâm và tinh thần trách nhiệm làm việc của các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Trên thực tế, số lượng công trình được thực hiện chỉ chiếm khoảng dưới 50% so với con số đề tài được đăng ký. Tuy chỉ là phong trào nhưng các thành viên trong nhóm cần phải ý thức một cách đúng đắn và nghiêm túc về việc thực hiện đề tài. Mỗi thành viên cần phải tuân theo các kế hoạch, nguyên tắc làm việc của nhóm. Cần sắp xếp công việc cá nhân để đầu tư cho việc nghiên cứu.

Kinh phí của việc thực hiện công trình nghiên cứu khoa học trong sinh viên là một vấn đề cần phải quan tâm đúng mức. Đối với cá nhân của nhóm, mặc dù vẫn có sự hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài từ phía nhà trường nhưng nhìn chung chỉ mang tính chất động viên và được nhận sau khi công trình đã hoàn thành. Việc thực hiện đề tài hiện nay, kinh phí chủ yếu là do sinh viên tự bỏ ra. Chưa có sự hỗ trợ đúng mức từ nhà trường và việc hỗ trợ của doanh nghiệp thì gần như bị bỏ ngõ. Các đề tài nghiên cứu đa phần chỉ dừng lại ở kinh phí vài triệu đồng, cao lắm lên đến khoảng chục triệu. Do đó, chất lượng của đề tài cũng bị giới hạn và thực sự chưa tận dụng, khai thác được hết hiệu quả làm việc của sinh viên và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Thiết nghĩ, cần phải có một sự hỗ trợ đúng mức cho sinh viên để sinh viên thực hiện công trình, các doanh nghiệp nên phối hợp với nhà trường hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học, đặt hàng những đề tài khoa học cho sinh viên thực hiện.

Ban đầu, có thể mọi người nghĩ rằng trìnhh bày không phải là vấn đề lớn, có thể thực hiện được sau khi đã hoàn thành phần nội dung. Nhưng bên cạnh nội dung khoa học, việc trình bày khoa học là một điều quyết định trực tiếp đến tính thuyết phục của đề tài. Khi thực hiện một đề tài trên năm chục trang [không kể phần phụ lục] với những thuật ngữ chuyên ngành với những số liệu, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ,… thì việc trình bày theo đúng quy định và quy cách có lẽ không phải là đơn giản và tốn một thời gian nhất định. Đơn cử, việc thống nhất trong hệ thống viết tắt, viết hoa, hay việc thống nhất cách viết các thuật ngữ, cụm từ,… là việc cần phải xác định và quan tâm đúng mức và đôi khi khiến chúng ta nhầm lẫn và bối rối. Việc trình bày bìa công trình, danh mục tài liệu tham khảo, các chữ viết tăt, các phụ lục, tóm tắt,… đều phải tuân theo quy chuẩn của văn bản hướng dẫn nên sinh viên đôi khi cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Những lỗi kỹ thuật trong khi thực đề đề tài như lỗi font chữ, bể hình vẽ, biểu đồ,… cũng làm cho đề tài trở nên không được hoàn thiện. Bên cạnh đó, đối với sinh viên, do hạn chế và khả năng tin học nên đôi khi đây là việc không đơn giản. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đã phải sửa lỗi chính tả, chỉnh sửa toàn công trình không dưới bốn lần để đưa ra sản phẩm cuối cùng, nhưng rồi khi in ấn vẫn phát hiện những sai sót.

Trên đây là những khó khăn mà nhóm đã rút ra trong quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học. Nhóm muốn đưa ra để có thể chia sẻ với các bạn sinh viên. Để từ đó, các bạn có một cái nhìn chi tiết hơn về việc thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, chuẩn bị tâm lý để vượt qua những khó khăn. Mặc dù, có những khó khăn nhất định, nhưng chúng tôi muốn khẳng định rằng, việc nghiên cứu khoa học mang lại rất nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên, đó không phải là những lợi ích mang tính vật chất mà chính là kiến thức, là kỹ năng, là khả năng tư duy.

Nhân đây, chúng tôi rất mong Hội nghị sẽ thảo luận để từ đó có sự hỗ trợ, giúp đỡ các bạn sinh viên trong quá trình thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học để có thể phát huy hết được những lợi ích của phong trào hết sức ý nghĩa này.

Video liên quan

Chủ Đề