Cách soạn bài giảng đại học

Số 06, Trần Văn Ơn, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương 0274-382-2518 | 0274-383-7150 | 0274-383-4957

//tdmu.edu.vn

Đang truy cập: 1117 © 2020 Trường Đại học Thủ Dầu Một

Làm thế nào để thiết kế bài giảng cho khóa học trực tuyến?

Ngày cập nhật : 01/04/2020

1.  Bài giảng trực tuyến là gì?

Bài giảng trực tuyến là bài giảng của giáo viên hướng dẫn học tập cho người học/học sinh được soạn thảo trên nền web. Bài giảng trực tuyến là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng [authoring tools], có khả năng tích hợp đa phương tiện [multimedia] gồm phim [video], hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh,... và tuân thủ một trong các chuẩn [Ví dụ: Chuẩn SCORM].

Bài giảng trực tuyến khác hoàn toàn với các khái niệm giáo án điện tử, bài trình chiếu hoặc bài giảng điện tử [powerpoint]. Nếu soạn bài giảng bằng PowerPoint thì người giảng phải trực tiếp sử dụng nó, còn bài giảng trực tuyến là một bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động học tập của người học với sự hỗ trợ không trực tiếp của giáo viên/người hướng dẫn. Do đó, để soạn 1 bài giảng trực tuyến phải dự kiến các tình huống xảy ra khi người học tác động vào bài giảng để có phương án xử lý thích hợp. 

2. Các yêu cầu thiết kế bài giảng cho học trực tuyến

Ngoài việc vận dụng bảng phân loại Bloom [1] về các cấp độ nhận thức [mục tiêu học tập] gồm 6 cấp độ: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích Tổng hợp và Đánh giá, thiết kế bài giảng trực tuyến cần vận dụng linh hoạt lí thuyết về “Điều kiện học tập”” của Gagné [2] với 9 sự kiện giảng dạy và quá trình nhận thức tương ứng với mức độ từ thấp đến cao như sau: 

1] Lôi cuốn và đạt được sự chú ý của người học 2] Thông báo cho người học về mục tiêu, nhiệm vụ học tập 3] Kích thích phản hồi trước khi học  4] Trình bày các kích thích [chọn lọc nhận thức]  5] Hướng dẫn học tập  6] Gợi ý trả lời  7] Cung cấp thông tin phản hồi [cốt lõi]  8] Đánh giá kết quả học tập

9] Tăng cường lưu giữ và chuyển giao. 

Ảnh minh hoạ/internet

3. Yêu cầu về thiết kế bài giảng trực tuyến và  cấu trúc kịch bản sư phạm bài giảng trực tuyến [3]

Người thiết kế bài giảng trực tuyến phải đưa ra được: [i] Ý tưởng về bài giảng: Học cái gì?; [ii] Công nghệ phù hợp: học như thế nào, tiến trình học tập là gì? [iii] Đánh giá: Làm thế nào để biết người học tiến bộ và đạt mục tiêu học tập?

Bài giảng trực tuyến phải có cấu trúc tương ứng với các giai đoạn học tập: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn học tập và khuyến khích thực hành và giai đoạn phản hồi/đánh giá. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Giai đoạn 1. Chuẩn bị

Trong giai đoạn này cần thực hiện 3 nhiệm vụ: Thu hút sự chú ý, Nêu ra mục tiêu của bài học và Khuyến khích nhớ lại/tái hiện bài cũ/kiến thức học gần đây.

Thu hút sự chú ý:  Cần sử dụng nhiều phương tiện truyền thông có thể có hiệu quả, nhưng nên thận trọng vì người học có thể trở nên nhàm chán hoặc lo sợ; Chú trọng liên kết những vấn đề trong hướng dẫn tới thế giới thực  và tạo các cơ hội tốt cho các hoạt động tương tác.

Nêu ra mục tiêu của bài học :  Diễn tả các mục tiêu rõ ràng nhất đến mức có thể, vì đặc trưng của giải pháphọc trực tuyến là tự quản lý. Mục tiêu phải diễn đạt được học viên nên đạt những kỹ năng/năng lực cơ bản và điều kiện để đạt mục tiêu đề ra [điều kiện, kỹ năng máy tính,…].

Khuyến khích nhớ lại/tái hiện:  Chỉ ra những nội dung cần được ôn tập cho người học;  cần tiếp tục kế thừacác bài học  trước.

Giai đoạn 2. Hướng dẫn học tập và thực hành

Giai đoạn này cần phải: Sử dụng phương tiện truyền thông theo cách thực sự có ý nghĩa; Hướng dẫn học tậpvà Khuyến khích thực hành.

Sử dụng phương tiện truyền thông theo cách thực sự có ý nghĩa: Không bắt buộc học viên đọc các tài liệu mà họ đã hiểu /được học ở mô đun trước;  Đưa ra những hướng dẫn có thể dự đoán được và cho phép người học tiếp tục kiểm soát quá trình học tập của họ.

Hướng dẫn học tập: Nên sẵn có 1 người hướng dẫn học tập [qua email, chat,…] ; hướng dẫn cần  rõ ràng, hỗ trợ hiệu quả cho học tập.

Khuyến khích thực hành: Hầu hết hệ thống truyền tải của học trực tuyến đều là các dạng câu hỏi dựa trên máy tính [lựa chọn nhiều phương án,mô phỏng]. Hướng thực hành trên máy tính gắn liền với những yêu cầu đối với người học trong công việc thực tế.

Giai đoạn 3. Phản hồi, đánh giá

Giai đoạn này cần đưa ra Câu hỏi hướng dẫn; Đánh giá thực hành và Nâng cao khả năng ghi nhớ của người học.

Câu hỏi hướng dẫn: Dự đoán các câu trả lời không chính xác; Nêu cụ thể tất cả các phản hồi của người hướng dẫn [Không chỉ đơn giản là: “làm rất tốt” hoặc “làm lại” ]; Tránh làm giảm tập trung của người học bằng những phần thưởng điện tử, điều này sẽ làm chậm tốc độ học tập.

Đánh giá thực hành:  Do máy tính là công cụ đánh giá nên các câu hỏi phải được thiết kế rõ ràng để không có sự nhầm lẫn khi  trả lời;  có các  gợi ý “bước tiếp theo” dựa trên kết quả  và chắc chắn rằng người học biết chính xác mong đợi của mình là gì.

Nâng cao khả năng ghi nhớ: Nhấn mạnh “công việc thực tế” của người học rất quan trọng trong thiết kế nội dung; Thông báo với người học về người/địa chỉ liên hệ để họ có thể tìm kiếm thêm thông tin hoặc giúp đỡ.

Các yêu cầu về câu hỏi, phản hồi, đánh giá

Yêu cầu về câu hỏi: 

-   Rõ ràng 

-   Chọn được câu trả lời đúng nhất

-   Kết hợp cùng với mục tiêu 

-   Kiểm tra ý chính 

-   Ngắn gọn nhất đến mức có thể 

-   Câu hỏi khác với những câu hỏi trong bài giảng trực tiếp

-   Đưa ra những kỹ năng liên quan đến bài tập 

-   Sử dụng những lựa chọn đáng tin cậy

Yêu cầu về phản hồi của người hướng dẫn

-   Phân tích các câu trả lời và trả lời lại những phản hồi cụ thể

-    Luôn luôn trả lời câu hỏi “tại sao câu trả lời đúng hoặc không đúng?”

-    Luôn luôn chú ý tới kiểm tra lại cả quá trình

-   Luôn luôn thông báo với học viên đã đạt được mục đích nào và cái nào chưa đạt được 

-    Đưa ra lựa chọn, dù có hay không học viên nào đạt mục tiêu đề ra.

4. Học liệu điện tử cho bài giảng trực tuyến

Dựa trên kịch bản sư phạm xây dựng học liệu đáp ứng được các hoạt động dạy học, hình dung ra từng loại tư liệu cho mỗi hoạt động.  Học liệu điện tử là “tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo...”[4].

PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền

Trưởng bộ phận chuyên môn, Chương trình ETEP

Tài liệu tham khảo

1] Bloom, B. S., Englehart, M. D., Furst, E. J., Hill, W. H., & Krathwohl, D. R. [1956]. The Taxonomy of educational objectives, handbook I: The Cognitive domain. New York: David McKay Co., Inc.]

2] Gagne, R. [1985]. The Conditions of Learning [4th Ed.]. New York: Holt, Rinehart & Winston]

3] Đặng Thị Thanh Huyền [chủ nhiệm],2010, Xây dựng tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo chuẩn E-Learning, Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số B2009 – 29 – 42

4] Bộ GDĐT, Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT Quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, Khoản 2 Điều 2.

- Giới thiệu chung
- Sứ mạng, mục tiêu đào tạo
- Ban giám hiệu
- Đảng bộ Trường Đại học Hùng Vương
- Hội đồng trường
- Video giới thiệu về trường
- Cẩm nang giới thiệu nhà trường

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠHỘI ĐỒNG KHOA HỌCCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự do - Hạnh phúcSố 01/HD-BSTBG>Cần Thơ, ngàytháng 11 năm 2013HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN TẬP BÀI GIẢNG/GIÁO TRÌNH1. Yêu cầu về Tập bài giảng/Giáo trình1.1. Yêu cầu chungBài giảng là tài liệu chính phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên và họctập của HSSV. Bài giảng được xây dựng trên cơ sở mục tiêu môn học, chươngtrình đào tạo, kế hoạch chuyên môn, các tài liệu tham khảo khác [đặc biệt là nguồntài liệu cập nhật], các phương pháp dạy học [lí thuyết, thực hành], các phương tiệnvà kĩ thuật dạy học, các ý tưởng sư phạm trong tổ chức giờ học. Do vậy, bài giảngcó thể được xây dựng theo hướng mở, tiện lợi cho việc cập nhật thông tin, chỉnhsửa, bổ sung hoặc thay đổi nội dung dạy học trong các chương, bài và phải bám sátđề cương chi tiết mà nhà trường đã ban hành.1.2. Yêu cầu cụ thể- Bài giảng phải cụ thể hóa nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ được quyđịnh trong chương trình đào tạo đối với mỗi học phần, môn học, ngành học, trìnhđộ đào tạo, loại hình đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục vàviệc kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của Trường.- Nội dung bài giảng phải phù hợp với mục tiêu, chương trình đào tạo, đảmbảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra đã ban hành.- Kiến thức trong bài giảng được trình bày khoa học, logic, đảm bảo cân đốigiữa lý thuyết và thực hành, phù hợp với thực tiễn và cập nhật những tri thức mớinhất của khoa học và công nghệ. Khối lượng kiến thức phù hợp với trình độ bậcđào tạo và có điều kiện để bổ sung kiến thức liên thông lên bậc học cao hơn.- Những nội dung được trích dẫn trong tài liệu tham khảo để biên soạn Tậpbài giảng/Giáo trình phải có nguồn gốc và chú thích rõ ràng, đáp ứng đầy đủ cácyêu cầu về quyền tác giả theo quy định hiện hành.- Hình thức và cấu trúc của Tập bài giảng/Giáo trình đảm bảo tính đồng bộvà tuân thủ các quy định cụ thể của Trường.12. Các quy định cơ bản cấu trúc và hình thức trình bày của Tập bài giảngTập bài giảng/Giáo trình được thể hiện bằng tiếng Việt [trừ Tập bàigiảng/Giáo trình ngoại ngữ], đánh máy định dạng trên khổ giấy A4, căn lề trái3cm, lề phải 2cm, lề trên 2cm, lề dưới 2cm, định dạng Word với *.doc, mã tiếngviệt Unicode font chữ Time New Roman, Arial; nội dung cỡ chữ 12, tên phần,chương, đầu bài cỡ chữ 14 [xem bảng quy định phía dưới]; dãn dòng 1.2; dãn đoạn[trước và sau] 3pt; thụt đầu đoạn 1cm [không nên dùng nhiều font khi trình bày] đểđảm bảo khả năng chuyển thành giáo trình điện tử khi cần thiết, đánh số trang đặt ởgiữa cuối trang. Tập bài giảng/Giáo trình có kết cấu như sau:a]. Bìa chínhTRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠKHOA................[LOGO]TẬP BÀI GIẢNG/GIÁO TRÌNHTÊN HỌC PHẦN[Lưu hành nội bộ]Cần Thơ, ........../20....Lưu ý:- TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ [cỡ chữ 16 đậm, căn giữa].- KHOA................ [cỡ chữ 16 đậm, căn giữa].- Logo đường kính 4,0cm căn chính giữa bìa.- TẬP BÀI GIẢNG [cỡ chữ 18, in hoa không đậm, căn giữa].- TÊN HỌC PHẦN [cỡ chữ 20 - 24, in hoa, đậm, căn giữa].- Lưu hành nội bộ [cỡ chữ 14, đậm, nghiên, căn giữa]- Cần Thơ, tháng, năm Tập bài giảng được thẩm định [cỡ chữ 14, đậm, căn giữa]2b]. Trang phụTRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠKHOA................Chủ biên : Tên chủ biên, đồng chủ biên, nhóm chuyên môn cùng tham gia viếttập bài giảngTẬP BÀI GIẢNG/GIÁO TRÌNHTÊN HỌC PHẦN[Lưu hành nội bộ]Cần Thơ, ........../20....Lưu ý:- Tên chủ biên, tập thể tác giả [cỡ chữ 14, Hoa đầu từ, đậm, căn giữa].- Các nội dung khác lặp lại như Trang chínhc]. Lời nói đầu: viết ngắn gọn, súc tích, chỉ trong một trang.d]. Hệ thống các thuật ngữ, các chữ viết tắt [cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài].e. Chương trình chi tiết học phầng]. Nội dung của Tập bài giảng/Giáo trình: gồm các phần, chương, bài học...Khuyến khích các bài đọc thêm, các phụ lục... để bạn đọc có điều kiện phát huytính tự học, tự nghiên cứu. Mỗi chương gồm mục tiêu của chương, nội dung cácbài học, hệ thống ví dụ minh hoạ, bài tập mẫu, câu hỏi ôn tập chương [câu hỏilượng giá], bài tập chương, khuyến khích câu hỏi trắc nghiệm. Lưu ý, các trích dẫncần dẫn nguồn gốc chi tiết, chính xác; hình vẽ và công thức đánh số thứ tự theochương.3*. Nội dung cụ thể- Cách đánh số chương mụcChia làm 4 lớp: - Phần A, B, C [nếu cần]- Chương 1, 2…- Mục 1.1., 1.2. ….- Mục con 1.1.1., 1.1.2.,….Các mục, tiểu mục chi tiết buộc người viết phải có ý thức rất rõ về nội dungdự kiến đưa vào mỗi mục và tiểu mục này, không thừa, không thiếu.- Cấu trúc chươngTrước mỗi chương, cần có một đoạn ngắn khoảng 5-7 dòng xác định rõmục tiêu của chương cần đạt được, bao gồm mục tiêu về : kiến thức, kỹ năng, tháiđộ [cỡ chữ, kiểu chữ khác với nội dung để dễ phân biệt].Phần cuối của chương phải có:1]. Tóm tắt chương khoảng 10 dòng, tóm tắt lại nội dung vừa trình bày.2]. Câu hỏi ôn tập, thảo luận và bài tập. Nội dung câu hỏi, bài tập yêu cầungười học trình bày lại những nội dung chính đã học, số lượng câu hỏi, bài tập tuỳtheo lượng vấn đề đã trình bày. Nên có bài tập thực hành, bài tập nâng cao.Để viết bài tập, câu hỏi ôn tập cần bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tháiđộ. Một số môn, nếu thấy cần thiết có thể đề xuất viết sách bài tập riêng.3]. Tài liệu tham khảo, tài liệu đọc thêm bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài[nếu có, cần thiết cho môn học]. Nên chỉ dẫn cụ thể các chương, mục… số trang đểngười đọc tiện tham khảo.Tài liệu tham khảo là phần gợi ý mở rộng những nội dung mà trong từngchương, mục không có điều kiện nêu ra hết.Tài liệu tham khảo cũng có thể là những ý kiến trái chiều, quan điểm khácnhau, cách giải quyết khác nhau về một vấn đề hoặc là phần bổ sung kiến thức mớinhất mà giáo trình chưa có điều kiện cập nhật…4- Quy định cụ thể về trình bày các phần, mục, tiểu mục của nội dung bài giảngĐề mụcKiểu chữCỡ chữĐịnh dạngVí dụ [mẫu chữ]Phần [A,B,C…]Viết hoa15 Đậm, đứngPHẦN A: DÒNG ĐIỆNChương [1,2…]Viết thường14 Đậm, nghiêngChương 2Tên chươngViết hoa14 Đậm, đứngDÒNG ĐIỆNMục [1.1…]Viết hoa13 Đậm, đứng1.1. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍMục con [1.1.1]Viết thường13 Đậm, đứng1.1.1. Khái niệm về chi phíViết thường13 Đậm, nghiênga. Chi phí cố địnhMục nhỏ tiếp theo[a,b,c,d…]Nội dungTên hình, bảngViết thườngViết thườngChú thích hình, Viết thườngbảngPhụ lục, tài liệu Viết thườngtham khảo12Thường, đứng, Chi phí cố định là những chi phídãn dòng 1.211 Đậm, đứng1111Thường, đứngkhông thay đổi...Bảng 3-2. Mức độ ảnh hưởng1- Landrace:2 - Yourpaper:Thường, đứngNguyễn Việt Hùng [2003]...- Tiêu đề và số thứ tự của bảng và hình:- Tiêu đề bảng được viết trên bảng, căn trái, đánh số thứ tự theo chương [ví dụ:Bảng 2.1. là bảng 1 thuộc chương 2…]- Tiêu đề hình được viết dưới hình, căn giữa, đánh số thứ tự theo chương [ví dụ:Hình 3.2 là hình 2 thuộc chương 3…]- Hình ảnh, đồ thị phải rõ nét, các chú giải bằng tiếng Việt. Nếu trích xuất từ nguồntài liệu khác phải ghi rõ nguồn trích.- Tài liệu tham khảo:Liệt kê theo thứ tự a, b, c...- Nếu là sách theo trình tự sau: Tên tác giả, Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, Nămxuất bản.Ví dụ: ThS. Bùi Văn Dương, Kinh tế vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009- Nếu là bài báo theo trình tự sau: Tên tác giả, Tên bài báo, Tên tạp chí, số, trang, năm.5Ví dụ: ThS. Tạ Quang Thảo, Giáo dục kỹ năng mềm trong các trường Đại học, Caođẳng và dạy nghề, Tạp chí Lao động xã hội, số 407, tr 26-27, 2011.- Nếu là tài liệu trên Internet: Tên tác giả, Tên tài liệu, Địa chỉ Website, đường dẫntới nội dung trích dẫn, thời gian trích dẫn [thời gian công bố].Ví dụ: Mai Loan, Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại nông nghiệp VN.//vietnamnet.vn/khoahoc, trích dẫn 15/10/2008.- Phụ lục [nếu có]Phụ lục gồm các bảng, công thức, hình ảnh minh họa, tài liệu trích dẫn, danh mục từviết tắt.- Bảng tra cứu thuật ngữ [nếu có]:Gồm các thuật ngữ đã sử dụng trong Tập bài giảng/Giáo trình được xếp thứ tự a, b,c... kèm theo số trang của thuật ngữ đó.- Từ vựng [nếu có]:Gồm các mô tả hoặc định nghĩa, khái niệm quan trọng đã sử dụng trong Tập bàigiảng/Giáo trình được xếp theo a, b, c...3. Định lượng số trang cho Tập bài giảng/Giáo trìnhTập bài giảng/Giáo trình viết theo chương trình môn học, trung bình từ 3-5 trang /1tiết [đối với khối kỹ thuật. Từ 4-6 trang / 1 tiết [đối với các khối còn lại], 350-400 từ /trang. Tập bài giảng/Giáo trình in trên giấy A4 khi nộp kèm 01 đĩa CD [Mỗi đơn vị tổnghợp trên 01 đĩa].6

Video liên quan

Chủ Đề