Những món ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh. Và mẹ nên nuôi trẻ sơ sinh hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Sau đó mẹ hãy cho trẻ ăn bổ sung từ khi được tròn 6 tháng; đồng thời kết hợp với bú sữa mẹ tới khi trẻ được 24 tháng tuổi.

Trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ có đủ sữa nuôi con để tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng nhất định tới lượng và chất có trong sữa mẹ. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, nếu mẹ cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn uống sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào

Mẹ đang cho con bú không nên ăn gì?

Vây mẹ đang cho con bú không nên ăn gì để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong sữa me? Dưới đây là 17 thực phẩm mẹ nên tránh ăn nhé.

1. Đồ ăn nhanh

Nếu hỏi, mẹ cho con bú không nên ăn gì? Đó chính là đồ ăn nhanh. Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng chuyên khoa châu Âu cho thấy; trong thời gian cho con bú, nếu mẹ tiêu thụ hơn 4,5g chất béo chuyển hóa, trẻ sẽ có nguy cơ béo phì tăng gấp 2 lần so với những đứa trẻ khác. Chất béo này thường thấy trong thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh… Mẹ nên hạn chế, tốt nhất là tránh các loại thực phẩm này nhé.

2. Mẹ cho con bú không nên ăn gì? Bông cải xanh

Theo kinh nghiệm dân gian, khi mẹ ăn bông cải xanh; súp lơ hoặc các loại rau gây đầy hơi có thể làm bé bị ngứa ngáy, chướng bụng. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người mẹ nhé.

Nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Mẹ không nên ngưng hoàn toàn, hãy ăn lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé thế nào. Bởi vì đây là loại rau rất tốt cho sức khỏe.

3. Thực phẩm nhiều gia vị

Mẹ cho con bú không nên ăn gì? Chính là thực phẩm nhiều gia vị. Tuy thực phẩm nhiều gia vị không gây ảnh hưởng đến chất và lượng sữa mẹ. Nhưng những loại thực phẩm này có thể tác động đến hương vị sữa trong khoảng 8 giờ sau khi mẹ ăn.

Một số bé nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi phát hiện mùi lạ trong sữa. Nếu mẹ thắc mắc đang cho con bú không nên ăn gì, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để biết được những loại gia vị nào sẽ an toàn khi cho con bú.

Page 2

Đậu rất giàu protein, cung cấp cho mẹ mức năng lượng dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng protein còn tăng hiệu quả tiết sữa. Đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, đậu đen, đậu hà lan, đậu đũa… tất cả họ hàng nhà đậu đều có chung đặc điểm này.

Ngoài hàm lượng protein cao, đậu còn chứa hàm lượng sắt và kẽm “khủng”. Nếu bạn muốn giảm cân sau sinh? Đậu vừa cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng hiệu quả để làm việc trong suốt cả ngày nhưng lại vừa giúp bạn giảm mức độ thèm ăn, vì lượng chất xơ trong đậu sẽ khiến bạn luôn cảm thấy no.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Tại sao không nên ăn đậu khi đang cho con bú?

Tuy nhiều lợi ích là vậy nhưng khi ăn đậu trong giai đoạn cho con bú, các chất này thông qua sữa mẹ lại dễ khiến bé đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn dẫn đến sự hình thành khí, khiến bé bị trướng bụng…

Nếu đột nhiên thấy em bé có vấn đề về tiêu hóa khi mẹ ăn đậu, bạn nên ngừng ngay loại hạt này, dù chúng có giàu dinh dưỡng đến đâu đi chăng nữa. Bên cạnh đó, khi được chẩn đoán có nồng độ axit uric cao trong cơ thể mẹ cũng cần tránh càng xa các loại đậu càng tốt.

Sau sinh có ăn được đậu cove không?

Sau sinh có ăn được đậu cove không?

Sau sinh ăn đậu cove được không? Các loại đậu [tươi và khô, bao gồm cả đậu cove] đều chứa nhiều protein cũng như chất xơ, vi chất dinh dưỡng và một số chất hóa thực vật. Sẽ rất tốt nếu bạn đưa các loại đậu vào chế độ ăn của bà mẹ trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ nghi ngại việc ăn đậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Vậy sau sinh ăn đậu cove được không?

Trả lời cho câu hỏi sau sinh có ăn được đậu cove không và sinh mổ có ăn được đậu cove không thì là có nhé mẹ. Bạn hãy thêm đậu cove vào chế độ ăn vì phụ nữ được khuyến nghị tiêu thụ thêm 25g protein/ngày trong thời kỳ cho con bú.

➣ Lợi ích sức khỏe của đậu nói chung và đậu cove nói riêng khi cho con bú

– Giàu chất dinh dưỡng

Ngoài việc giàu protein, đậu là một nguồn tuyệt vời của vi chất dinh dưỡng, chất xơ và chất phytochemical.

– Tạo nên bữa ăn lành mạnh

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa một lượng đáng kể lysine, một axit amin thiết yếu giúp bổ sung thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc vốn thiếu lysine. Vì vậy, thêm đậu vào ngũ cốc [bất cứ khi nào có thể] được coi là một lựa chọn tốt.

– Có thể giúp kiểm soát cân nặng

Các nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm, chẳng hạn như đậu giàu chất xơ và protein, có thể giúp giảm cân.

– Có thể hỗ trợ tiêu hóa

Sau sinh có ăn được đậu cove không? Đậu chứa cả chất xơ không hòa tan và hòa tan. Chất xơ không hòa tan giúp giảm táo bón. Đậu nảy mầm hiệu quả hơn đậu không nảy mầm.

– Có thể tăng cường sức khỏe đường ruột

Các nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất carbohydrate và phenolic khó tiêu hóa có trong đậu có thể giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Song cần thêm các nghiên cứu chứng minh cho điều này.

Lá lốt và rau mùi tây

Lá lốt là thành phần không thể thiếu của một số món ăn hấp dẫn như bò nướng lá lốt, chả lá lốt… Thế nhưng lá lốt lại gây ra hiện tượng mất sữa ở mẹ. Đây là kinh nghiệm đã được kiểm chứng trong dân gian. Do vậy, mẹ muốn đảm bảo nguồn sữa cho con hãy tránh xa loại lá này.

Tương tự như vậy, rau mùi tây cũng là loại lá giúp tăng mùi vị món ăn thêm thơm ngon. Nhưng ăn nhiều rau mùi tây có thể khiến mẹ mất sữa hoàn toàn. Vì vậy mẹ cũng nên loại bỏ loại rau này trong thực đơn của mình hay chỉ thêm một vài cọng cho đẹp mắt thôi. 

Măng

Măng vốn không tốt cho mẹ bầu và giờ cũng không tốt cho mẹ sau sinh vì thành phần độc tố có trong nó. Dù lượng độc tố này dễ dàng bị mất đi khi nấu sôi măng với nước. Nhưng để cho an toàn, tốt nhất mẹ không nên ăn măng nếu không muốn bị mất sữa.

Bạc hà

Trà bạc hà, kẹo bạc hà hay bất cứ loại thực phẩm nào có thành phần bạc hà đều sẽ gây giảm lượng sữa ở mẹ nếu liều lượng quá nhiều. Vì vậy với loại thực phẩm này mẹ nên dùng một chút mỗi ngày nếu quá yêu thích chúng

Bắp cải

Cách đắp lá bắp cải lên ngực để giảm căng tức sau sinh được truyền miệng nhau trong dân gian. Thế nhưng nếu lạm dụng cách này hiệu quả có thể ngược lại dẫn đến lượng sữa bị giảm sút rõ rệt. Các chế phẩm có thành phần của bắp cải cũng có thể gây ra tác động tương tự như vậy.

Đồ uống có cồn và lá dâu

Lá dâu sắc nước uống và đồ uống có cồn sẽ là hai thức uống có tác dụng giúp mẹ cai sữa. Vì vậy nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này.

Quả bơ và trái cây họ cam

Đây là hai loại quả lành tính nhưng thành phần của chúng được truyền qua sữa mẹ có thể khiến trẻ khó chịu.

Một số kinh nghiệm cho thấy bơ có thể làm bé khó chịu bụng còn cam thì có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy. Vì vậy hãy theo dõi phản ứng của bé để biết có nên tiếp tục dùng những thực phẩm này hay không.

Chocolate, cà phê

Chocolate, cà phê và bất cứ các đồ ăn thức uống nào khác có chứa cafein đều có thể gây ra kích thích cho trẻ. Trẻ bú sữa có thành phần này có thể trở nên khó ngủ, bồn chồn và quấy khóc. Vì vậy nếu bạn không muốn mệt đờ đẫn vì trông con thì nên hạn chế dùng chúng.

Khoai tây chiên và thức ăn dầu mỡ

Đại diện cho nhóm thức ăn nhiều dầu mỡ và dễ gây nghiền là khoai tây chiên cần được các mẹ ưu tiên cho ra khỏi danh sách thực đơn trước tiên. Dầu mỡ trong thức ăn thông qua sữa mẹ có thể gây kích ứng dạ dày của bé.

Mì tôm

Không có gì bất ngờ khi mì tôm nằm trong danh sách này. Vì thành phần lúa mạch nếu có trong mì tôm có thể khiến mẹ mất sữa. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì chế độ dinh dưỡng thiếu kém như vậy cũng khiến mẹ mất sữa vì quá gầy. Vì vậy đừng biến mì tôm thành những bữa ăn chính của mẹ trong suốt thời kỳ cho con bú.

Thực phẩm cay nóng và tỏi

Nếu mẹ ăn thức ăn cay nóng, con bú sữa mẹ có thể bị quấy khóc hay tệ hơn là bị tiêu chảy và nổi mẩn…Những thành phần có trong thực phẩm cay như ớt co thể gây ra kích ứng ở trẻ sơ sinh.

Tỏi cũng là một thực phẩm cay và hơn nữa nó còn có thể gây mùi trong sữa khiến bé không muốn bú sữa mẹ.

Những thực phẩm khiến bé bị dị ứng

Nhóm thực phẩm này được xác định trực tiếp đối với từng bé. Nếu mẹ ăn hải sản và bé sau khi bú có triệu chứng khó chịu thì mẹ nên dừng loại thực phẩm đó lại. Với những bé khác nhau thì món ăn dị ứng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên cũng có bé sẽ không bị dị ứng với bất kỳ món ăn gì. Nhưng dù sao đi nữa mẹ cũng nên để ý thật kỹ để phòng ngừa những rủi ro.

Video liên quan

Chủ Đề