Những năm 70 của thế kỷ 20 vị thế của nền kinh tế nhất bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa

Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?

A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

Đáp án chính xác

C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Xem lời giải

Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn không thể vượt qua

[ĐCSVN] - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và quan hệ phân phối nói riêng đã được điều chỉnh thích nghi như thế nào? Những mâu thuẫn cơ bản vốn có nào của chủ nghĩa tư bản mà nó không thể tự khắc phục được? Và tại sao chúng ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa? Dưới góc nhìn khoa học kinh tế chính trị, bài viết sẽ góp phần làm rõ những luận điểm trên.

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 17/5/2021. Bài viết chỉ rõ: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó…”. Vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và quan hệ phân phối nói riêng đã được điều chỉnh thích nghi như thế nào? Những mâu thuẫn cơ bản vốn có nào của chủ nghĩa tư bản mà nó không thể tự khắc phục được? Và tại sao chúng ta không lựa chọn con đường tư bản chủ nghĩa? Dưới góc nhìn khoa học kinh tế chính trị, bài viết sẽ góp phần làm rõ những luận điểm trên.

1. Những điều chỉnh, thích nghi có tính bước ngoặt về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại

Trước hết, phải nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một nấc thang trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. C.Mác đánh giá: Chủ nghĩa tư bản là xấu xa so với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái kinh tế, xã hội tiến bộ nhất so với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong lịch sử. Và sự điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại được thực hiện trên nhiều phương diện, nhất là quan hệ sản xuất.

Trở lại lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, các học giả tư sản “rêu rao” về chiến thắng của chủ nghĩa tư bản, cho đây là thời điểm “cáo chung của học thuyết Mác”, rằng chủ nghĩa xã hội đã “lỗi thời, lạc hậu”, và chủ nghĩa tư bản mới là đích đến cuối cùng của nhân loại. Đồng thời, bằng những điều chỉnh để tự thích nghi về quan hệ sản xuất, họ cũng biện minh cho một thứ chủ nghĩa tư bản đã có sự thay đổi về chất để trở thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, chủ nghĩa tư bản nhân dân, chủ nghĩa tư bản tiến bộ… Vậy, những điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là gì?.

Về quan hệ sở hữu: Ngoài đối tượng sở hữu đã có những thay đổi lớn [từ sở hữu hiện vật sang giá trị], với việc chia nhỏ cổ phần, phát hành cổ phiếu mệnh giá thấp, chủ nghĩa tư bản đã huy động được hàng triệu nguồn vốn nhỏ lẻ, nhàn rỗi trong các tầng lớp nhân dân tập trung thành nguồn lực to lớn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, phần nào làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo “không gian” cho chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển. Sự điều chỉnh về quan hệ sở hữu phần nào “xóa đi” ranh giới giữa nhà tư bản với người lao động, tạm thời dung hòa mâu thuẫn giữa ông chủ và người làm thuê. Bởi về mặt hình thức, cả nhà tư bản và người lao động đều có cổ phần và trở thành cổ đông của nhà máy, xí nghiệp nên đều là “ông chủ” - đồng sở hữu, đều “bình đẳng” trước phương án tổ chức quản lý và kết quả sản xuất kinh doanh.

Về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất: Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, ta thấy dường như các nhà tư bản tách rời và đứng ngoài quá trình tổ chức quản lý sản xuất. Bằng việc áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ và sử dụng những người lao động có trình độ cao về tổ chức quản lý sản xuất, các nhà tư bản đã từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất, đồng thời chọn lựa đưa ra được những phương án kinh doanh tối ưu. Các nhà tư bản không còn trực tiếp hiện diện trong các dây chuyền sản xuất như vai trò của những người “đốc công”. Quan hệ trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh dường như chỉ còn lại là quan hệ giữa những người lao động với nhau. Có chăng chỉ là sự khác biệt về “sắc áo, lợi ích và thẩm quyền”. Mâu thuẫn, xung đột trực diện giữa các nhà tư bản và lao động dường như đã được giải quyết.

Về quan hệ phân phối: Bên cạnh các hình thức phân phối thông qua giá cả sức lao động, trong chủ nghĩa tư bản đương đại cũng xuất hiện nhiều hình thức phân phối khác đa dạng, phong phú hơn. Bao gồm: Điều tiết phân phối giá trị thặng dư thông qua thuế; phân phối thông qua lợi tức cổ phần; trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội; các hình thức đầu tư cho giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe; tăng mức “thưởng và đãi ngộ cho người lao động”… phần nào tạo ra nguồn thu nhập thêm cho người lao động. Sự bóc lột của nhà tư bản không còn “đậm nét” như những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX mà thay vào đó là hình ảnh của các nhà tư bản “quan tâm, chăm sóc và sẻ chia” cùng người lao động.

Như vậy, sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đã làm cho hình ảnh “cừu ăn thịt người” với “lỗ chân lông nhuốm đầy máu và nước mắt của giai cấp vô sản” của chủ nghĩa tư bản “bóc lột, ăn bám”, “tàn nhẫn” trong quá khứ bị lu mờ. Thay vào đó là hình ảnh về một chủ nghĩa tư bản “hiện đại, tiến bộ”, “chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân ái”… Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giải thích khoa học cả về hiện tượng, hình thức, mục đích, nguyên nhân và giới hạn của sự điều chỉnh thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại.

2. Bản chất của những điều chỉnh, thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại

Cần khẳng định: Sự biến đổi thích nghi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại là có thật nhưng sự điều chỉnh đó không thể tự nó chuyển sang một hình thái kinh tế - xã hội mới. Sự điều chỉnh đó vẫn trong phạm vi giới hạn vỏ bọc của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn nằm trong giai đoạn độc quyền của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Có thể cắt nghĩa vấn đề trên bằng những luận cứ khoa học sau:

Một là, về quan hệ sở hữu: Mặc dù có sự đa dạng về sở hữu, nhưng vấn đề đặt ra là trong hàng triệu triệu cổ phần của các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa, người lao động nắm tỉ lệ bao nhiêu? Ai vẫn là người nắm số lượng cổ phần, cổ phiếu lớn hoặc giữ tỉ lệ cổ phiếu chi phối?... Câu trả lời chắc chắn vẫn là các nhà tư bản. Thông qua chế độ tham dự, theo mô hình một công ty mẹ khống chế nhiều công ty con, một công ty con khống chế nhiều công ty cháu... mà quyền lực kinh tế, chính trị, xã hội của nhà tư bản, của các tổ chức độc quyền tăng lên. Vì vậy, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện nay làm cho nó phù hợp được phần nào đó với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhằm mục tiêu tiếp tục duy trì và củng cố chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản xuất, tuy nhiên, bản chất của quan hệ sở hữu không thay đổi.

Hai là, về tổ chức quản lý sản xuất: Trong tổ chức quản lý sản xuất, việc thuê mướn hoặc sa thải [kể cả giám đốc điều hành sản xuất, giám đốc kỹ thuật, giám đốc marketing, thậm chí cả giám đốc tài chính …] đều do các nhà tư bản quyết định. Những điều chỉnh thích nghi về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất nhằm khai thác tối đa nguồn lực con người, tiềm lực khoa học, công nghệ phục vụ cho khát vọng làm giàu của nhà tư bản và toàn bộ giai cấp tư sản. Sự điều chỉnh thích nghi về tổ chức quản lý đã tạo ra sự thích ứng nhất định để thúc đẩy xã hội hoá lực lượng sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do tư liệu sản xuất thuộc quyền chiếm hữu của nhà tư bản nên quyền tổ chức quản lý sản xuất vẫn do giai cấp tư sản điều hành, chi phối và mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ giữa nhà tư bản với công nhân vẫn là quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê. Trong cuốn “Tư bản thế kỷ XXI”, Thomas Piketty, nhà kinh tế học người Pháp nhận định “Dữ liệu kế toán mà hiện tại các doanh nghiệp được yêu cầu phải công bố là hoàn toàn không đủ để cho phép người lao động hay những công dân bình thường có thể có ý kiến về các quyết định của công ty, nói gì đến việc can thiệp vào những quyết định đó”[2].

Ba là, trong quan hệ phân phối: Thực hiện trả lợi tức cổ phần và sử dụng một bộ phận lợi nhuận khổng lồ để phân phối thông qua các quỹ không làm cho bản chất của quan hệ phân phối thay đổi. Nhìn nhận một cách khác, việc điều chỉnh quan hệ phân phối sản phẩm phần nào góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân làm thuê. Tuy nhiên, những điều chỉnh về quan hệ phân phối đã làm cho một số người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản không còn là xã hội bóc lột và bất công, là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”, xã hội mà “toàn dân là tư sản”, từ đó gây ra sự chia rẽ trong phong trào đấu tranh của công nhân.

3. Giới hạn về những điều chỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản - Chủ nghĩa xã hội hiện thực sẽ là tất yếu

Chủ nghĩa tư bản không thể tự mình vượt ra ngoài vỏ bọc của chính nó để biến thành một hình thái kinh tế - xã hội mới. Đó cũng chính là giới hạn của sự biến đổi thích nghi, quy định địa vị lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nói chung và của chủ nghĩa tư bản giai đoạn độc quyền nói riêng. Giới hạn mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua chính là lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao, tạo ra một khối lượng hàng hoá vật phẩm và dịch vụ khổng lồ, lẽ ra nhân loại sẽ không còn đói nghèo, thất nghiệp, thất học và nợ nần v.v. để từng bước đạt tới đỉnh cao của văn minh và hạnh phúc. Nhưng trên thực tế, ngay ở những nước tư bản phát triển nhất, tình trạng bóc lột, bất công, đói nghèo vẫn đang diễn ra và ngày càng sâu sắc hơn. Nguyên nhân của những tình trạng này là do quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất vẫn giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế. Quan hệ sản xuất đó mâu thuẫn ngày càng sâu sắc hơn với lực lượng sản xuất đã xã hội hoá ở trình độ cao. Đây chính là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại và được biểu hiện về mặt xã hội thành những mâu thuẫn chủ yếu sau:

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tư bản với lao động làm thuê: Hiện nay, giai cấp công nhân hiện đại có trình độ chuyên môn ngành nghề ngày càng cao, trong số đó có người giữ các chức vụ là giám đốc, tổng giám đốc... Nhưng xét cho cùng vì không có tư liệu sản xuất nên họ vẫn ở địa vị của người làm thuê, vẫn phải làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản. Tiền lương vẫn là thu nhập chủ yếu và vẫn là giá cả sức lao động của người công nhân làm thuê. Họ vẫn đang bị bần cùng hoá [cả tương đối và tuyệt đối].

Thứ hai, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước đang phát triển, chậm phát triển: Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và chủ nghĩa thực dân kiểu mới, các nước tư bản phát triển vẫn không từ bỏ ý đồ lôi kéo các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa nhằm áp đặt quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, người ta nói nhiều về “chủ nghĩa thực dân kinh tế”, “chủ nghĩa thực dân công nghệ”. Chính mối quan hệ kinh tế bất bình đẳng giữa các nước tư bản phát triển với các nước thế giới thứ ba đã đem lại những khoản siêu lợi nhuận cho các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào và rẻ mạt đã biến các nước có nền kinh tế lạc hậu thành những miền đất hứa cho tư bản sinh sôi và cho những công nghệ, thiết bị lạc hậu của các nước tư bản phát triển tiếp tục “sản sinh” giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền tư bản, giữa các công ty xuyên quốc gia, giữa các trung tâm quyền lực tư bản chủ nghĩa với nhau: Đây là mâu thuẫn nội bộ của chủ nghĩa tư bản, nó đã từng tồn tại trong suốt cả thế kỷ XX và vẫn tiếp diễn sang thế kỷ XXI. Chính mâu thuẫn này đã đẩy nhân loại lâm vào hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc nhất trong lịch sử. Hiện tại, mâu thuẫn giữa các trung tâm quyền lực kinh tế tư bản chủ nghĩa gay gắt tới mức người ta đã dùng tới những thuật ngữ như: chiến tranh địa chính trị; chiến tranh cá thu, chiến tranh ôtô; chiến tranh nhôm, thép; chiến tranh vaccine… Đặc biệt, thời gian gần đây mâu thuẫn giữa Mỹ với Liên minh châu Âu [EU], giữa Mỹ với các nước tư bản khác trên các vấn đề thương mại, sự đóng góp tài chính cho các hoạt động quân sự… chính là liên minh trong mâu thuẫn đã được V.I.Lênin khái quát bằng cụm từ “liên minh chó sói”.

Thứ tư, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội và những vấn đề toàn cầu: Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, có người cho rằng chủ nghĩa xã hội không còn và như vậy, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội cũng không còn nữa. Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại ở một số quốc gia, vẫn là một thực thể kinh tế - chính trị - xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa xã hội vẫn là một trào lưu chính trị - tư tưởng ở các nước tư bản, các nước có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và ở ngay chính cả những nước mà chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị tan rã cách đây trên dưới 3 thập niên. Đặc biệt, khi phần lớn những lợi nhuận của xã hội chỉ tập trung vào trong tay số ít các nhà tư bản, sự bất bình đẳng trong xã hội tiếp tục gia tăng thì những vấn đề toàn cầu đói nghèo, dịch bệnh, sự biến đổi của khí hậu, chiến tranh, tội phạm quốc tế… sẽ không thể giải quyết được một cách triệt để.

Nhận định về sự điều chỉnh, thích nghi chủ nghĩa tư bản đương đại, Thomas Piketty cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế hiện đại và sự truyền bá tri thức đã giúp tránh được sự diệt vong theo quan quan điểm của Marx nhưng không giúp điều chỉnh những cấu trúc tư bản sâu xa và tình trạng bất bình đẳng - hay chí ít là không nhiều như người ta đã từng hình dung trong những thập niên lạc quan sau Thế chiến II" và “Chủ nghĩa tư bản tự động tạo ra tình trạng bất bình đẳng tùy tiện và không bền vững, làm xói mòn những giá trị trọng dụng nhân tài, vốn là nền tảng của các xã hội dân chủ[3]".

Đánh giá về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện nay, đồng thời khẳng định tại sao Việt Nam lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và huỷ hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về Nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của Nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có".

Chính những giá trị tốt đẹp của chế độ mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu trên là bản chất đích thực của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, đó cũng chính là mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì để từng bước hiện thực hóa./.

------------------------------------------------------------------

[1] Học viện Chính trị Công an nhân dân.

[2] Thomas Piketty, Tư bản thế kỷ XXI, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr.719-720.

[3] Thomas Piketty, Tư bản thế kỷ XXI, Nxb trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 2021, tr.10-11.

NĐT - PHM

Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong

04/11/2020 3,177

Câu hỏi Đáp án và lời giải
Câu Hỏi:
Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản như thế nào trong giới tư bản chủ nghĩa?
A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.
B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.
C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.
D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm sử 9 bài 9 : Nhật Bản
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng thứ hai trong giới tư bản.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Báo đáp án sai Facebook twitter

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu tồn tại trên quy mô nhỏ trong nhiều thế kỷ[14] xuất hiện dưới dạng các hoạt động buôn bán, cho thuê và cho vay và đôi khi là ngành công nghiệp quy mô nhỏ với một số lao động làm công ăn lương. Đã có một lịch sử rất dài trong trao đổi hàng hóa đơn giản và sản xuất hàng hóa đơn giản, đó là nền tảng ban đầu cho sự phát triển của tư bản từ trao đổi thương mại. "Thời kỳ chủ nghĩa tư bản" theo Karl Marx có từ các thương gia thế kỷ 16 và các thành phố đô thị nhỏ.[15] Marx biết rằng lao động tiền lương đã tồn tại trên một quy mô nhỏ trong nhiều thế kỷ trước khi ngành công nghiệp tư bản chủ nghĩa. Các nước Hồi giáo đã sớm ban hành chính sách kinh tế tư bản, di cư sang châu Âu thông qua các đối tác thương mại từ các thành phố như Venice.[16] Chủ nghĩa tư bản trong hình thức hiện đại có thể được bắt nguồn từ sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản nông nghiệp và chủ nghĩa trọng thương trong thời kỳ Phục hưng.[17]

Các hình thức tư bản và trao đổi thương mại đã tồn tại nhiều năm trong phần lớn lịch sử, nhưng nó không dẫn đến sự công nghiệp hóa hay chi phối quá trình sản xuất của xã hội. Do nó đòi hỏi rất nhiều các điều kiện, bao gồm các công nghệ cụ thể về sản xuất hàng loạt, khả năng độc lập, tư nhân và buôn bán phương tiện sản xuất, một tầng lớp công nhân sẵn sàng bán sức lao động của mình để kiếm sống, khung pháp lý thúc đẩy thương mại, cơ sở vật chất cho phép lưu thông hàng hóa một quy mô lớn và an ninh cho sự tích lũy cá nhân. Nhiều điều kiện trong số này không tồn tại ở nhiều nước thế giới thứ ba, mặc dù có nhiều vốn và lao động. Những trở ngại cho sự phát triển của thị trường tư bản do đó ít kỹ thuật và xã hội, văn hóa và chính trị hơn..

Chủ nghĩa tư bản nông nghiệpSửa đổi

Bài chi tiết: Tư bản nông nghiệp

Nền tảng kinh tế của hệ thống nông nghiệp phong kiến bắt đầu thay đổi ở Anh thế kỷ 16 khi hệ thống trang ấp đã bị phá vỡ và đất đai bắt đầu trở nên tập trung trong tay một số địa chủ với lượng bất động sản ngày càng lớn. Thay vì một hệ thống nông nô dựa trên lao động, người lao động ngày càng được sử dụng như một phần của một nền kinh tế dựa vào trên nhuận. Hệ thống này gây áp lực lên cả địa chủ và người thuê đất để tăng năng suất nông nghiệp tạo ra lợi nhuận; sự suy yếu quyền lực cưỡng chế của tầng lớp quý tộc để trích xuất dư thừa nông dân khuyến khích họ thử các phương pháp sản xuất tốt hơn; và những người thuê đất cũng có động lực để cải thiện phương pháp của họ để phát triển mạnh trong một thị trường lao động cạnh tranh. Điều khoản thuê đất đã trở thành đối tượng của lực lượng kinh tế thị trường chứ không phải là hệ thống phong kiến trì trệ trước đây.[18][19]

Đến đầu thế kỷ 17, nước Anh là một nhà nước kinh tế tập trung, trong đó phần lớn các luật phong kiến Trung cổ châu Âu đã bị loại bỏ. Sự tập trung này được xây dựng bởi một hệ thống đường sá tốt và một thành phố thủ đô lớn, London. Thủ đô đóng vai trò là trung tâm thị trường trung tâm của cả nước, tạo ra một thị trường nội bộ rất lớn cho hàng hóa, tương phản với những cổ phần phong kiến bị phân tán chiếm ưu thế ở hầu hết các vùng của lục địa.

Chủ nghĩa trọng thươngSửa đổi

Bài chi tiết: Chủ nghĩa trọng thương
Xem thêm thông tin: Tư bản thương nghiệp
Một bức tranh của một cảng biển của Pháp từ năm 1638 ở đỉnh cao của chủ nghĩa trọng thương

Các học thuyết kinh tế hiện hành từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 thường được gọi là chủ nghĩa trọng thương.[15][20] Giai đoạn này, còn gọi thời kỳ khám phá, được kết hợp với cuộc thăm dò địa lý của các vùng đất nước ngoài của các thương nhân buôn bán, đặc biệt là từ Anh và các nước khác. Chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống thương mại vì lợi nhuận, mặc dù hàng hóa vẫn chủ yếu sản xuất bằng phương pháp phi tư bản chủ nghĩa.[21] Hầu hết các học giả đều coi kỷ nguyên của chủ nghĩa tư thương gia và chủ nghĩa trọng thương là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản hiện đại,[22][23] mặc dù Karl Polanyi cho rằng dấu hiệu của chủ nghĩa tư bản là việc thành lập thị trường tổng quát cho những gì ông gọi là "hàng giả", ví dụ: đất đai, lao động và tiền bạc. Theo đó, ông lập luận rằng "không cho là đến năm 1834 một thị trường lao động cạnh tranh thành lập ở Anh, do đó chủ nghĩa tư bản công nghiệp như một hệ thống xã hội không thể cho là đã tồn tại trước ngày đó".[24]

Anh đã bắt đầu một phương pháp tiếp cận tích hợp và quy mô lớn đến chủ nghĩa trọng thương trong kỷ nguyên Elizabethan [1558–1603]. Một lời giải thích có hệ thống và mạch lạc về sự cân bằng thương mại đã được công bố thông qua tranh luận Kho báu của nước Anh của Thomas Mun bởi Forraign Trade, và cuốn The Balance of our Forraign Trade is The Rule of Our Treasure. Nó được viết vào những năm 1620 và xuất bản năm 1664.

Các thương gia châu Âu, được hỗ trợ bởi các nhà quản lý nhà nước, trợ cấp và độc quyền, kiếm được nhiều lợi nhuận nhất bằng cách mua và bán hàng hóa. Theo lời của Francis Bacon, mục đích của chủ nghĩa trọng thương là "sự mở cửa và cân bằng thương mại, sự trân trọng của các nhà sản xuất, loại bỏ sự biếng nhác, hạn chế chất thải và tránh lãng phí, cải thiện và chất lượng của đất; các quy định về giá [...]".[25]

Robert Clive sau trận Plassey, bắt đầu sự cai trị công ty Đông Ấn [đại diện của thực dân Anh] tại Ấn Độ

Công ty Đông Ấn của Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan đã khánh thành một kỷ nguyên mở rộng của thương mại và trao đổi mua bán.[26][27] Các công ty này được đặc trưng bởi việc đánh chiếm thuộc địa của họ, các quốc gia thuộc địa đã trao cho họ nhiều quyền lực.[26] Trong thời kỳ này, các thương gia, người đã giao dịch dưới sân khấu trước đó của chủ nghĩa trọng thương, vốn đầu tư trong công ty Đông Ấn và các thuộc địa khác, tìm kiếm một lợi nhuận đến từ đầu tư.

Thế kỷ XVIII-XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế. Tuy nhiên nó cũng gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả sự bóc lột nhân công thường thấy, chủ nghĩa thực dân ra đời cùng sự xâm chiếm thuộc địa và buôn bán nô lệ. Karl Marx viết[28]:

"Việc tìm thấy những mỏ vàng, mỏ bạc ở châu Mỹ, việc biến người dân bản xứ thành nô lệ, việc chôn vùi họ vào các hầm mỏ hoặc tuyệt diệt họ đi, những buổi đầu của cuộc chinh phục và cướp bóc ở Đông Ấn, việc biến châu Phi thành một vùng đất cấm thương mại dành riêng cho việc săn bắt người da đen, đấy là những biện pháp tích lũy nguyên thủy có tính chất báo hiệu bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa"

Bên cạnh việc bóc lột nhân công trong nước, các nhà tư bản cũng tăng cường bóc lột kinh tế các nước thuộc địa. Nhà kinh tế học nổi tiếng Utsa Patnaik, dựa trên dữ liệu chi tiết về thuế và mậu dịch thương mại trong gần hai thế kỷ, đã tính toán và đưa đến kết luận rằng, thực dân Anh đã bóc lột khoảng 45.000 tỷ USD [theo thời giá năm 2017] của Ấn Độ trong giai đoạn 1765 đến 1938, lớn gấp 17 lần GDP của nước Anh năm 2017. Sự bòn rút của Anh được thực hiện thông qua hệ thống độc quyền thương mại tại Ấn Độ do công ty Đông Ấn [East India Company] của Anh nắm quyền kiểm soát. Người dân Ấn Độ đã phải cung phụng để nước Anh phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh phụ thuộc phần lớn vào những phi vụ chiếm đoạt có hệ thống ở Ấn Độ. Trong toàn bộ lịch sử 200 năm cai trị của Anh tại Ấn Độ, hầu như không có sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Trong nửa cuối thế kỷ 19, thu nhập bình quân của dân Ấn Độ đã giảm một nửa, tuổi thọ trung bình của người Ấn giảm 20% từ năm 1870 đến 1920. Hàng chục triệu người đã chết đói do chính sách mà thực dân Anh gây ra[29].

Chủ nghĩa tư bản công nghiệpSửa đổi

Một động cơ hơi nước Watt: động cơ hơi nước được sử dụng nhiên liệu bằng than thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp ở Vương quốc Anh [30]

Vào giữa thế kỷ 18, một nhóm các nhà lý thuyết kinh tế mới, do David Hume lãnh đạo[31] và Adam Smith, thách thức học thuyết trọng thương cơ bản, tin rằng sự giàu có của thế giới vẫn không đổi và một nhà nước chỉ có thể làm tăng sự giàu có của nó với chi phí của một nước khác.

Trong cuộc Cách mạng công nghiệp, công nghiệp thay thế các thương gia như một nhân tố chi phối trong hệ thống tư bản chủ nghĩa và ảnh hưởng sự suy giảm của các kỹ năng thủ công mỹ nghệ truyền thống của các nghệ nhân và người làm thuê. Cũng trong giai đoạn này, thặng dư được tạo ra bởi sự phát triển của thương mại nông nghiệp khuyến khích tăng cơ giới hóa nông nghiệp. Chủ nghĩa tư bản công nghiệp đánh dấu sự phát triển của hệ thống sản xuất của nhà máy, đặc trưng bởi một bộ phận lao động phức tạp giữa và trong quá trình làm việc và các công việc thường ngày; và cuối cùng đã thiết lập sự thống trị toàn cầu của chế độ tư bản sản xuất.[20]

Anh cũng từ bỏ chính sách bảo hộ của mình như là chấp nhận bởi chủ nghĩa trọng thương. Trong thế kỷ 19, Richard Cobden và John Bright, người dựa niềm tin của họ trên trường Manchester, đã khởi xướng một phong trào để giảm thuế.[32] Vào những năm 1840, Anh đã áp dụng chính sách bảo hộ ít hơn, với việc bãi bỏ Luật Ngô và Đạo luật Điều hướng.[20] Anh giảm thuế quan và hạn ngạch, phù hợp với sự ủng hộ của David Ricardo đối với thương mại tự do.

Chủ nghĩa tư bản hiện đạiSửa đổi

Tiêu chuẩn vàng đã hình thành cơ sở tài chính của nền kinh tế quốc tế từ 1870 đến 1914

Chủ nghĩa tư bản đã được mở rộng ra thế giới bởi các quá trình toàn cầu hóa và đến cuối thế kỷ 18 đã trở thành hệ thống kinh tế chiếm ưu thế.[33] Sau đó trong thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản đã vượt qua thách thức của các nền kinh tế kế hoạch tập trung và hiện là hệ thống bao trùm toàn cầu,[34][35] với nền kinh tế hỗn hợp là hình thức thống trị của nó trong thế giới công nghiệp hóa phương Tây.

Công nghiệp hóa cho phép sản xuất giá rẻ các mặt hàng gia dụng bằng cách sử dụng quy mô kinh tế trong khi tăng dân số nhanh tạo ra nhu cầu bền vững cho hàng hóa. Toàn cầu hoá trong giai đoạn này được định hình bởi chủ nghĩa đế quốc ở thế kỷ 18.[33]

Sau lần thứ nhất và chiến tranh nha phiến lần thứ hai và hoàn thành cuộc chinh phục Ấn Độ của Anh, quần thể rộng lớn của các khu vực này đã trở thành người tiêu dùng sẵn sàng xuất khẩu châu Âu. Cũng trong giai đoạn này, các khu vực của châu Phi cận Sahara và các đảo Thái Bình Dương được đưa vào hệ thống thế giới. Trong khi đó, cuộc chinh phục các khu vực mới trên thế giới, đặc biệt là châu Phi cận Sahara, châu Á mang lại nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá như cao su, kim cương và than và giúp đầu tư và thương mại nhiên liệu giữa các cường quốc châu Âu, các thuộc địa của họ và Hoa Kỳ:

Cư dân của London có thể gọi bằng điện thoại, nhấm nháp trà buổi sáng, các sản phẩm khác nhau trên thế giới, và mong đợi sớm giao hàng ngay trước cửa nhà mình. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc của sự cạnh tranh chủng tộc và văn hóa ít hơn nhiều so với những thú vui của tờ báo hàng ngày của ông. Thật là một tập phim đặc biệt trong phát triển kinh tế của con người là tuổi mà đã kết thúc trong tháng 8 năm 1914.[36]

Trong giai đoạn này, hệ thống tài chính toàn cầu chủ yếu gắn liền với tiêu chuẩn vàng. Vương quốc Anh lần đầu tiên chính thức thông qua tiêu chuẩn này vào năm 1821. Chẳng bao lâu sau đó là Canada vào năm 1853, Newfoundland năm 1865, Hoa Kỳ và Đức [de jure] năm 1873. Các công nghệ mới, chẳng hạn như điện báo, cáp xuyên Đại Tây Dương, điện thoại vô tuyến, tàu hơi nước và hàng hóa được phép và đường sắt cho phép di chuyển khắp thế giới ở mức độ chưa từng có.[37]

Từ đầu thế kỷ XX trở đi, nhà nước tư bản chủ nghĩa từ chỗ hầu như không can thiệp vào nền kinh tế, thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn thứ ba này. Thời kỳ này, theo nhận định của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, tạo nguồn gốc cho cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên là thế chiến thứ nhất.

Sàn giao dịch chứng khoán New York [1963]

Trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng toàn cầu của những năm 1930, nhà nước đóng một vai trò ngày càng nổi bật trong hệ thống tư bản trên khắp thế giới. Sự bùng nổ sau chiến tranh đã kết thúc vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do sự gia tăng của lạm phát.[38] Chủ nghĩa tiền tệ, một bản sửa đổi của Kinh tế học Keynes tương thích hơn với laissez-faire, đã làm tăng uy tín lớn trên thế giới của tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Ronald Reagan tại Hoa Kỳ và Margaret Thatcher ở Vương quốc Anh trong những năm 1980. Lợi ích công cộng và chính trị bắt đầu chuyển từ cái gọi là quan điểm tập thể về chủ nghĩa tư bản được quản lý của Keynes tập trung vào lựa chọn cá nhân, được gọi là "chủ nghĩa tư bản tái cơ cấu".[39]

Theo học giả Harvard Shoshana Zuboff, một chi mới của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản giám sát, kiếm tiền từ dữ liệu thu được thông qua giám sát.[40][41][42] Cô khẳng định nó lần đầu tiên được phát hiện và củng cố tại Google, nổi lên do sự "khớp nối của các cường quốc lớn của kỹ thuật số với sự thờ ơ triệt để và tự đại nội tại của chủ nghĩa tư bản tài chính và tầm nhìn tự do mới của nó đã thống trị thương mại trong vòng ít nhất ba thập kỷ, đặc biệt trong nền kinh tế Anglo"[41] và phụ thuộc vào kiến trúc toàn cầu về hòa giải máy tính tạo ra một biểu hiện quyền lực mới được phân phối và phần lớn không được nhắc đến mà cô gọi là "Big Other".[43]

Nhìn chung bức tranh của chủ nghĩa tư bản hiện đại có thể là một quá trình đan xen nhau giữa tư hữu hóa ["tư bản hóa"] hay quốc hữu hóa ["xã hội hóa", "Nhà nước hóa"] ở các quốc gia, mà nguyên nhân từ sự lên cầm quyền của các lực lượng cánh tả ủng hộ chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả những người tự do cánh tả, hay các lực lượng cánh hữu hay cánh tả thiên hữu nhưng các đặc điểm cơ bản của nó là tự do kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường ["mạnh được yếu thua"] và những người cánh tả ủng hộ - quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản từ khởi nguồn nguyên thủy thì luôn tồn tại trừ một số quốc gia trong một số giai đoạn. Sự xuất hiện các hình thức công ty cổ phần bao gồm cả cổ phần của Nhà nước, hay hình thức hợp tác cổ phần, ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa các nước chủ nghĩa xã hội dần cải cách mở cửa kinh tế, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với các hiệp định thương mại tự do làm cho sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội trở nên mờ nhạt đi, không còn rạch ròi như trước.

Mối quan hệ với dân chủSửa đổi

Mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa tư bản là một lĩnh vực mang tính tranh cãi về lý thuyết và trong các phong trào chính trị phổ biến. Việc mở rộng quyền bầu cử phổ biến cho nam giới ở thế kỷ 19 ở Anh xảy ra cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và dân chủ công nghiệp đã trở nên phổ biến đồng thời với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản để tạo ra mối quan hệ nhân quả hoặc tương hỗ giữa họ.[44] Tuy nhiên, theo một số tác giả trong chủ nghĩa tư bản thế kỷ 20 cũng đi kèm một loạt các thành phần chính trị khá khác biệt với các nền dân chủ tự do, bao gồm các chế độ phát xít, chế độ quân chủ tuyệt đối và các quốc gia độc đảng.[20] Lý thuyết hòa bình dân chủ khẳng định rằng nền dân chủ hiếm khi chống lại các nền dân chủ khác, nhưng các nhà phê bình của lý thuyết đó cho rằng điều này có thể là do sự giống nhau về chính trị hay ổn định hơn là vì họ là dân chủ hay tư bản. Các nhà phê bình trung bình cho rằng mặc dù tăng trưởng kinh tế theo chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến nền dân chủ trong quá khứ, nhưng không thể làm như vậy trong tương lai..[45][46]

Một trong những người ủng hộ lớn nhất của ý tưởng rằng chủ nghĩa tư bản thúc đẩy tự do chính trị, Milton Friedman, lập luận rằng chủ nghĩa tư bản cạnh tranh cho phép quyền lực kinh tế và chính trị được tách biệt, đảm bảo rằng họ không đụng độ với nhau. Các nhà phê bình vừa phải đã thách thức điều này, nói rằng các nhóm vận động hành lang ảnh hưởng hiện tại đã có chính sách tại Hoa Kỳ là một mâu thuẫn, do sự chấp thuận của công dân United. Điều này đã khiến mọi người đặt câu hỏi về ý tưởng rằng chủ nghĩa tư bản cạnh tranh thúc đẩy tự do chính trị. Phán quyết về công dân United cho phép các công ty chi tiêu số tiền không được tiết lộ và không được kiểm soát về các chiến dịch chính trị, chuyển đổi kết quả thành lợi ích và phá hoại nền dân chủ thực sự. Như được giải thích trong các tác phẩm của Robin Hahnel, trung tâm của hệ thống thị trường tự do là khái niệm về tự do kinh tế và những người ủng hộ đó đánh đồng nền dân chủ kinh tế với tự do kinh tế và tuyên bố rằng chỉ có hệ thống thị trường tự do mới có thể cung cấp tự do kinh tế. Theo Hahnel, có một vài phản đối về tiền đề rằng chủ nghĩa tư bản cung cấp tự do thông qua tự do kinh tế. Những phản đối này được hướng dẫn bởi những câu hỏi quan trọng về ai hoặc quyết định nào mà quyền tự do của họ được bảo vệ nhiều hơn. Thông thường, câu hỏi về sự bất bình đẳng được đưa ra khi thảo luận về chủ nghĩa tư bản thúc đẩy nền dân chủ tốt như thế nào. Một lập luận có thể đứng là tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến sự bất bình đẳng vì vốn có thể thu được ở các mức độ khác nhau bởi những người khác nhau. Trong thủ đô của thế kỷ 21, Thomas Piketty thuộc trường Kinh tế Paris khẳng định rằng sự bất bình đẳng là hậu quả không thể tránh khỏi của tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế tư bản và sự tập trung kết quả của cải có thể làm mất ổn định xã hội dân chủ và làm suy yếu lý tưởng của công lý xã hội, nơi chúng được xây dựng.[47]

Các quốc gia có hệ thống kinh tế tư bản đã phát triển mạnh theo các chế độ chính trị được cho là độc tài hoặc áp bức. Singapore có một nền kinh tế thị trường mở thành công nhờ vào môi trường cạnh tranh, kinh doanh thân thiện và luật lệ mạnh mẽ của nó. Tuy nhiên, hệ thống chính trị Singapore thường được cho là: [1] Bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ, mặc dù trên danh nghĩa đó là nhà nước dân chủ và là một trong số những nước ít tham nhũng nhất,[48] nó cũng hoạt động chủ yếu dưới sự cai trị của một đảng; và [2] Không bảo vệ quyền tự do ngôn luận một cách mạnh mẽ, vì báo chí do chính phủ kiểm soát, cũng như thiên hướng bảo vệ pháp luật bảo vệ hòa bình dân tộc và tôn giáo, nhân phẩm tư pháp và danh tiếng cá nhân. Cũng như vậy, khu vực tư nhân [tư bản] tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã phát triển theo cấp số nhân và phát triển mạnh kể từ khi thành lập, mặc dù có một chính phủ mà phương Tây cho là độc tài. Sự cai trị của nhà độc tài Augusto Pinochet ở Chile dẫn đến tăng trưởng kinh tế và mức độ bất bình đẳng cao[49] bằng cách sử dụng các phương tiện độc tài để tạo môi trường an toàn cho đầu tư và chủ nghĩa tư bản.

Tính đa dạng của chủ nghĩa tư bảnSửa đổi

Peter A. Hall và David Soskice lập luận rằng các nền kinh tế hiện đại đã phát triển hai hình thức chủ nghĩa tư bản khác nhau: nền kinh tế thị trường tự do [hoặc LME] [ví dụ như Hoa Kỳ, Anh, Canada, New Zealand và Ireland] và các nền kinh tế thị trường [CME] [ví dụ: Đức, Nhật Bản, Thụy Điển và Áo]. Hai loại này có thể được phân biệt theo cách chính mà các công ty phối hợp với nhau và các tác nhân khác, chẳng hạn như công đoàn. Trong các LME, các công ty chủ yếu phối hợp các nỗ lực của họ bằng cách phân cấp và cơ chế thị trường. Các nền kinh tế thị trường phối hợp dựa nhiều hơn vào các hình thức tương tác phi thị trường trong việc phối hợp mối quan hệ của họ với các tác nhân khác [để mô tả chi tiết xem các giống chủ nghĩa tư bản]. Hai hình thức tư bản này đã phát triển các quan hệ công nghiệp khác nhau, đào tạo nghề và giáo dục, quản trị doanh nghiệp, quan hệ giữa các công ty và quan hệ với nhân viên. Sự tồn tại của các hình thức chủ nghĩa tư bản khác nhau này có tác động xã hội quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng và bất ổn. Từ đầu những năm 2000, số lượng người ngoài thị trường lao động đã phát triển nhanh chóng ở châu Âu, đặc biệt là trong giới trẻ, có khả năng ảnh hưởng đến sự tham gia của xã hội và chính trị. Sử dụng các lý thuyết tư bản chủ nghĩa, có thể giải quyết các ảnh hưởng khác nhau đến sự tham gia của xã hội và chính trị mà sự gia tăng của người ngoài thị trường lao động có nền kinh tế thị trường tự do và phối hợp [Ferragina và cộng sự, 2016].[50] Sự bất ổn xã hội và chính trị, đặc biệt là trong giới trẻ, dường như rõ ràng hơn trong tự do hơn so với các nền kinh tế thị trường phối hợp. Điều này cho thấy một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế thị trường tự do trong thời kỳ khủng hoảng. Nếu thị trường không cung cấp cơ hội việc làm phù hợp [như trong những thập kỷ trước], những thiếu sót của các hệ thống an sinh xã hội tự do có thể làm giảm sự tham gia xã hội và chính trị hơn cả ở các nền kinh tế tư bản khác nhau.

Mục lục

Tổng quanSửa đổi

Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970s và 4% vào những năm 1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt từ năm 1978 đến 2010 khi bị Trung Quốc vượt qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng thậm chí là cao hơn hầu hết các nước phương Tây.

Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao đã tạo ra bong bóng kinh tế . Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm 1991. Tăng trưởng ở Nhật Bản trong suốt những năm 1990 chỉ ở mức 1,5%; thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ và được biết đến với tên gọi Thập kỷ mất mát. Thậm chí là sau khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trì trệ thêm một thập kỷ nữa, thuật ngữ này được đổi tên thành 2 thập kỷ năm mất mát. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 vẫn cao hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ.

Với tốc độ tăng trưởng thấp này, nợ quốc gia của Nhật Bản đã tăng lên do gánh nặng của các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do sự già hóa của dân số khiến cơ sở thuế bị thu hẹp lại. Tình trạng "Những ngôi nhà bị bỏ hoang" tiếp tục lan rộng từ nông thôn đến thành thị ở Nhật Bản.

Nền kinh tế của Nhật Bản vào năm 2021 bằng 2/3 quy mô của châu Mỹ theo Ngân hàng Thế giới.

Do là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên quốc gia này không có đủ tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục phát triển thêm, do đó việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh như các sản phẩm công nghiệp mang tính kỹ thuật, có sự đầu tư cao về nghiên cứu và phát triển để đổi lấy là nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ luôn được chú trọng. Nhật Bản là một trong ba nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới bên cạnh Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản nội địa đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Chợ bán buôn trung tâm thủ đô Tokyo là chợ bán buôn các mặt hàng truyền thống đến từ Nhật Bản lớn nhất, bao gồm cả chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Việc săn cá voi tại Nhật Bản với bề ngoài là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đã bị kiện là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Mặc dù nhiều loại khoáng sản đã được khai thác trên khắp đất nước, nhưng hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều phải nhập khẩu kể từ thời hậu chiến. Các quặng chứa kim loại được khai thác trong nước là rất khó xử lý do chúng chỉ ở cấp thấp. Mặc dù có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và rộng lớn khi chiếm 70% diện tích cả nước theo số liệu được thống kê vào cuối những năm 1980, nhưng chúng lại không được khai thác một cách rộng rãi do các quyết định chính trị ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia khi Nhật Bản quyết định không khai thác tài nguyên rừng để thu lợi kinh tế. Các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được từ 25 đến 30% nhu cầu gỗ của cả nước. Nông nghiệp và đánh bắt là những ngành nghề khai thác tài nguyên phát triển tốt nhất nhưng cũng phải trải qua nhiều năm đầu tư và sự vất vả, chăm chỉ lao động của người dân mới có được. Do đó, quốc gia đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để chuyển đổi nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế này đòi hỏi phải thiết lập một cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh mẽ để tạo ra nguồn năng lượng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và bí quyết công nghệ cần thiết.

Ngành khai thác vàng, Magnesi và bạc đều đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện tại, mặc dù vậy Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng như quặng sắt, đồng, bôxít và nhôm cũng như nhiều loại lâm sản đều là các tài nguyên nhập khẩu quan trọng.

So với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản được có mức xuất khẩu được cho là thấp so với quy mô của nền kinh tế. Từ giai đoạn 1970-2018, Nhật Bản là nền kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu nhất trong G7 và thứ hai trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nền kinh tế ít phụ thuộc vào thương mại nhất trong giai đoạn 1970-2018.

Nhật Bản là quốc gia nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt thấp. Nguồn vốn FDI chảy vào quốc gia này cho đến nay là thấp nhất trong G7 tính đến năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn cả các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn nhiều như Áo, Ba Lan và Thụy Điển. Tỷ lệ vốn FDI đầu vào trên GDP của nước này được cho là thấp nhất trên thế giới.

Nhật Bản đang tụt hậu về năng suất lao động so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2018, Nhật Bản là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong các quốc gia thuộc G7. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lâu đời [shinise], trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động được hơn một nghìn năm và nhờ vậy mà có được uy tín lớn. Ngược lại, văn hóa khởi nghiệp ở Nhật Bản không được nổi bật như những nơi khác.[55]

Lịch sử kinh tế Nhật BảnSửa đổi

Bức tranh thuộc trường phái ukiyo-e được vẽ vào năm 1856 miêu tả về Echigoya, hay ngày nay là Mitsukoshi

Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo [năm 1603] dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân [năm 1868] đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai [năm 1945] đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giao lưu với châu Âu [thế kỉ 16]Sửa đổi

Bài chi tiết: Mậu dịch Nam Man

Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu là dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, ngoài ra còn dựa trên sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ được đặc trưng bởi một đảo quốc có nhiều núi lửa. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn vàng, bạc và đồng lớn vào thời kỳ Công nghiệp trước khi việc xuất khẩu những mặt hàng này bị cấm.

Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Dân số đa phần tập trung đông ở các thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" [Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales].

Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.

Các con tàu của Bồ Đào Nha đầu tiên [thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm] đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Nụy khấu thường xuyên cướp bóc ở vùng bờ biển Trung Quốc. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban [Nam Man] chớp lấy cơ hội và đóng vai trò như một trung gian thương mại ở châu Á.

Thời kỳ Edo [1603–1868]Sửa đổi

Đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản mang kiểu cách châu Âu, có hình dáng giống một cái bát có vòi nước ở trong chậu cạo râu của thợ cắt tóc vào khoảng năm 1700.

Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nanban, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật Bản đã đóng được những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến châu Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 Châu Ấn Thuyền có ba cột buồm và được trang bị vũ khí để phục vụ việc mua bán ở châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu.

Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Nhật Bản tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là tỏa quốc với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên không lâu sau đó vào những năm 1650, ngành sản xuất đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản đã phát triển rất mạnh khi mà cuộc nội chiến đã khiến trung tâm sản xuất đồ gốm xứ của Trung Quốc ở Cảnh Đức Trấn phải ngừng hoạt động trong vài thập kỷ. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 17, hầu hết các mặt hàng đồ sứ Nhật Bản được dùng để xuất khẩu mà chủ yếu là ở Kyushu. Thương mại sa sút do sự cạnh tranh mới của Trung Quốc vào những năm 1740 trước khi được hồi phục khi Nhật Bản mở cửa vào giữa thế kỷ 19.

Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh chúa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị.

Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các lãnh chúa sử dụng các Hợp đồng kỳ hạn để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây [gọi là Hà Lan học, hay "rangaku", "học vấn của người Hà Lan"] qua thông tin và những cuốn sách của các thương nhân đến từ Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.

Thời kỳ trước chiến tranh [1868-1945]Sửa đổi

Kể từ giữa thế kỷ 19, sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng của phương Tây và đã trải qua hai thời kỳ phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868 và kéo dài đến Thế chiến thứ hai; lần thứ hai bắt đầu vào năm 1945 và được duy trì cho đến giữa những năm 1980.[cần dẫn nguồn]

Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ trước chiến tranh được bắt đầu với chính sách "Làm giàu đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang" của Chính quyền Minh Trị. Trong suốt thời kỳ Minh Trị [1868–1912], các nhà lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới dựa trên hệ thống của phương Tây dành cho tất cả những người trẻ tuổi, đồng thời gửi hàng nghìn sinh viên đến Hoa Kỳ và Châu Âu du học và thuê hơn 3.000 người phương Tây đến Nhật Bản để dạy các môn như khoa học, toán học, công nghệ hiện đại và ngoại ngữ [Oyatoi gaikokujin]. Chính quyền cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt, cải thiện chất lượng đường bộ và khánh thành các chương trình cải cách ruộng đất để giúp cho đất nước phát triển hơn nữa.[cần dẫn nguồn]

Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chính phủ cho rằng cần nếu giúp các doanh nghiệp tư nhân phân bổ được nguồn lược cũng như lập kế hoạch, họ sẽ được trang bị đầy đủ để đưa nền kinh tế quốc gia đi lên. Chính vì vậy mà vai trò chủ đạo của chính phủ là cung cấp các điều kiện kinh doanh tất nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại, chính phủ phải là người hướng dẫn và kinh doanh nhà sản xuất. Vào đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ đã xây dựng các nhà máy và xưởng đóng tàu để bán cho các doanh nhân với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã phát triển nhanh chóng thành các tập đoàn lớn. Chính phủ nổi lên với tư cách là người thúc đẩy chính doanh nghiệp tư nhân khi ban hành một loạt chính sách ủng hộ doanh nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Vào giữa những năm 1930, mức lương danh nghĩa của Nhật Bản "thấp hơn 10 lần" so với của Hoa Kỳ [dựa trên tỷ giá hối đoái giữa những năm 1930], trong khi mức giá nhân công được ước tính là bằng khoảng 44% Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn]

Quy mô và cơ cấu công nghiệp ở các thành phố của Nhật Bản đều được duy trì và điều tiết chặt chẽ mặc dù dân số và các ngành công nghiệp trên các thành phố này đã tăng lên đáng kể.[56]

Sau chiến tranh [từ 1945 tới 1985]Sửa đổi

Xuất khẩu của Nhật Bản năm 2005
Xem thêm: en:Japanese economic miracle và en:Economic history of Japan

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.[57]

Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng [phải tri hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản] để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn.

Mặc dù vậy vào năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế. Ban đầu chính sách này đã thất bại trong việc đem đến sự phát triển cho nền kinh tế nhưng lại bắt đầu có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Cuối năm 2005, nền kinh tế cuối cùng cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng GDP trong năm 2005 đã đạt 2,8% trong đó riêng quý 4 có mức tăng trưởng là 5,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[58] Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát.[59] Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn.[60] Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ[61] và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm [giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008]. Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 04 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012.[62] The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới.

Tháng 12 năm 2018, một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019. Thỏa thuận này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Thỏa thuận này giúp giảm 10% thuế hải quan đánh lên các mặt hàng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản, 30% thuế đối với pho mát và 10% đối với sản phẩm rượu vang đồng thời mở ra sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ.[63]

Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia[64] đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.[65] Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.[66]

Khoảng dưới một phần tư người Nhật kỳ vọng điều kiện sinh sống sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới.[67]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, Nhật Bản và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên kể từ hậu Brexit, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh lên khoảng 15,2 tỷ bảng Anh khi miễn thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản. [68][69]

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, chỉ số trung bình Nikkei đã phá vỡ điểm chuẩn 30k, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1991.[70] Nguyên nhân là sự hồi phục mạnh mẽ đối với thu nhập của doanh nghiệp, dữ liệu GDP và sự lạc quan đối với sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19.[70]

Trong năm kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn SoftBank đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 45,88 tỷ đô la, phần lớn là do sự ra mắt của công ty thương mại điện tử Coupang.[71] Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty Nhật Bản đạt được trong lịch sử.[71]

Bản chất, đặc điểm, xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Ngày phát hành: 21/05/2020 Lượt xem 111502


1. Trong lịch sử hơn 400 năm từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa tư bản đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đến chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại trong thời đại toàn cầu hóa. Trong mọi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản đều mang trong mình những thuộc tính chung, cơ bản, tạo nên bản chất của chủ nghĩa tư bản, phân biệt chủ nghĩa tư bản với các chế độ xã hội khác [hay các hình thái kinh tế - xã hội khác]. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn phát triển, chủ nghĩa tư bản lại có những đặc điểm riêng, những biểu hiện mới cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, trình độ khoa học công nghệ rất cao của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Các nước tư bản phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học... làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao. Ngày nay, các nước tư bản phát triển cũng đang đi đầu trong việc phát triển nền kinh tế số, kinh tế tri thức, nền kinh tế thông minh với các ngành công nghiệp thông minh, nông nghiệp, dịch vụ thông minh, hệ thống giao thông, năng lượng, thông tin thông minh, hệ thống phân phối thông minh... Sự phát triển của lực lượng sản xuất trên nền tảng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo ra tiềm năng cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Các nước tư bản phát triển trở thành các trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.

- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng có những đặc điểm mới. Tích tụ, tập trung sản xuất làm hình thành các công ty có quy mô ngày càng lớn, trở thành những công ty tư bản độc quyền. Nhu cầu vốn của các công ty này vô cùng lớn, vượt quá khả năng của một vài cá nhân, đòi hỏi phải thu hút các nguồn lực xã hội. Công ty cổ phẩn trở thành hình thức tổ chức phổ biến của các công ty, tập đoàn kinh tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sở hữu tư nhân, nền tảng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong các công ty này, không còn tồn tại dưới hình thức sở hữu của những người sản xuất độc lập, mà là sở hữu tư nhân đã được xã hội hóa. Trong các công ty cổ phần, không chỉ có vốn của các nhà tư bản mà còn có sự tham gia của công nhân, người lao động. Với việc tham gia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán, số người [và tổ chức] đầu tư vào cổ phiếu ngày càng nhiều, quyền sở hữu cổ phần của công ty ngày càng phân tán. Tuy nhiên, các nhà tư bản vẫn là người nắm giữ cổ phần chi phối công ty, tập đoàn. Trong các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia, siêu quốc gia, các nhà tư bản chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối ở công ty mẹ thì thông qua “chế độ tham dự” có thể chi phối được lượng vốn rất lớn của xã hội.

Trong nền kinh tế tư bản hiện đại, không chỉ hình thức sở hữu mà cả đối tượng sở hữu cũng có những yếu tố mới. Cùng với đối tượng sở hữu là các yếu tố của tư liệu sản xuất truyền thống, như đất đai, tài nguyên, máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu..., xuất hiện nhiều đối tượng sở hữu mới, như cổ phiếu, trái phiếu, thương hiệu của doanh nghiệp, nhất là sở hữu trí tuệ, sở hữu các phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ, các thiết kế, kiểu dáng sản phẩm... Việc sở hữu những đối tượng này có ý nghĩ ngày càng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp và thực tế sở hữu các đối tượng này đều ở trong tay các nhà tư bản.

Các quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, phân phối trong chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng có những thay đổi lớn. Các dây chuyền sản xuất tự động, các máy móc tự động, các robốt thay thế cho con người được sử dụng ngày càng nhiều. Các dây chuyền tự động hóa không chỉ sản xuất hàng loạt một loại sản phẩm mà còn có khả năng sản xuất được những sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu, thiết kế riêng của từng khách hàng. Hệ thống máy tính, trí tuệ nhân tạo đã thay thế nhiều hoạt động quản lý sản xuất, phân phối của con người. Thay thế cho việc tổ chức sản xuất tập trung, hoàn chỉnh một sản phẩm trước đây, ngày nay, việc sản xuất một sản phẩm, nhất là những sản phẩm lớn, phức tạp, được chia nhỏ, phân tán cho nhiều đơn vị sản xuất độc lập thực hiện, chuyên môn hóa sản xuất những chi tiết, linh kiện được tiêu chuẩn hóa, tạo nên chuỗi các công đoạn sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Các đơn vị sản xuất có thể ở các vùng khác nhau, các quốc gia khác nhau. Cách thức tổ chức sản xuất mới tạo điều kiện, cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng có công nghệ hiện đại hợp tác, liên kết, trở thành vệ tinh, đối tác tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn. Các công ty, tập đoàn kinh tế lớn chuyển quản lý từ mô hình “kim tự tháp”, tập trung quyền quản lý vào các công ty mẹ sang quản lý theo mô hình “mạng lưới”, mỗi đơn vị sản xuất là một điểm nút trong mạng lưới, có tính tự chủ cao, có khả năng ứng phó linh hoạt, hiệu quả với các biến động của thị trường. Các nhà tư bản chỉ cần nắm cổ phần chi phối ở công ty mẹ, nắm các công nghệ cốt lõi, thương hiệu, hệ thống phân phối sản phẩm cuối cùng là chi phối được toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm. Nền kinh tế thị trường hiện đại với vai trò chi phối của các tổ chức tư bản độc quyền là cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu xã hội, giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Ngay cơ cấu giai cấp công nhân cũng có những sự thay đổi lớn, quan trọng. Bên cạnh lực lượng đông đảo những công nhân truyền thống, những người lao động làm thuê trực tiếp làm việc trong các dây chuyền sản xuất, lưu thông của các công ty, tập đoàn tư bản, họ được xem là những “công nhân cổ xanh” [trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, họ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đến một trình độ nhất định, phải được đào tạo mới đáp ứng được yêu cầu công việc], còn có một bộ phận người lao động làm thuê có trình độ cao, có thu nhập cao, đảm nhận các vị trí lãnh đạo, quản lý, chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau trong guồng máy sản xuất của tư bản, họ được xem là những “công nhân cổ trắng”. Công nhân cổ trắng cùng với tầng lớp công chức, viên chức nhà nước, các luật sư, bác sĩ, giáo sư các trường đại học, các viện nghiên cứu,... trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Ở các nước tư bản phát triển, tầng lớp trung lưu chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu xã hội, ở giữa hai cực là giai cấp tư sản giàu có và những người lao động có mức sống thấp, những người thất nghiệp có cuộc sống vô cùng khó khăn.

- Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, dù có sự khác nhau ở các nước và ở các thời kỳ khác nhau, nhà nước tư bản đều có vai trò và ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế và sự phát triển kinh tế, tạo nên cơ chế phối hợp giữa nhà nước, thị trường và xã hội trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế của đất nước. Nhà nước không chỉ xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, tạo khung khổ pháp luật, duy trì sự ổn định xã hội cho các hoạt động kinh tế, mà còn bằng các chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng hoặc thắt chặt, các hoạt động đầu tư, mua sắm, kiểm soát của chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực, với hoạt động của các công ty, tập đoàn kinh tế để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài, phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản. Nhà nước đóng vai trò như một nhà tư bản tập thể, lý tưởng. Đồng thời, ở các mức độ khác nhau, Nhà nước ở các nước tư bản phát triển đều thể hiện sự quan tâm, coi trọng bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền lợi của người lao động, quy định mức tiền lương tối thiểu, điều kiện làm việc, điều hòa quan hệ giữa người lao động và chủ doanh nghiệp; thông qua chính sách thuế để phân phối lại thu nhập, thông qua các chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội để hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt sự phân hóa và xung đột xã hội; định hướng doanh nghiệp vào thực hiện các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường.

Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, các tổ chức xã hội do người dân, các tầng lớp, đối tượng xã hội tự nguyện thành lập ngày càng nhiều, có vai trò ngày càng lớn. Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội hoạt động để bảo vệ lợi ích của các thành viên, hội viên của mình, phản ánh với nhà nước nguyện vọng, ý kiến của thành viên, hội viên; thay mặt các thành viên, hội viên thương lượng với giới chủ về tiền lương, điều kiện lao động và các bảo đảm xã hội cho người lao động... Đây là những yếu tố mới, những xu hướng tiến bộ đang hình thành, phát triển trong lòng chủ nghĩa tư bản. Tùy theo mức độ, nội dung can thiệp của nhà nước vào hoạt động của nền kinh tế thị trường mà có nhiều mô hình phát triển khác nhau trong các nước tư bản phát triển, như mô hình kinh tế thị trường tự do [Mỹ, Anh], mô hình kinh tế thị trường xã hội [Đức], mô hình kinh tế thị trường phúc lợi xã hội [các nước Bắc Âu], mô hình kinh tế thị trường nhà nước phát triển [Nhật Bản, Hàn Quốc]. Sự điều tiết của nhà nước, sự tham gia của các tổ chức xã hội tuy không làm thay đổi được bản chất của tư bản, không xóa bỏ được những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, nhưng làm giảm nhẹ được tính chất đối kháng giai cấp, hạn chế được nguy cơ khủng hoảng và bùng nổ xã hội.

- Một đặc điểm mới, quan trọng khác của chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, Xu hướng phát triển của tư bản là không giới hạn, phá vỡ mọi giới hạn. Ban đầu, khi mới phát triển, tư bản đã phá vỡ tình trạng cát cứ phong kiến, làm hình thành nền kinh tế thống nhất, thị trường thống nhất trong một quốc gia. Khi tư bản phát triển, trở thành các công ty, tập đoàn lớn, thị trường trong nước trở nên nhỏ bé, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động, phát triển của tư bản. Bành trướng ra nước ngoài, mở rộng thị trường, khai thác các nguồn lực nước ngoài trở thành một yêu cầu khách quan, tất yếu của tư bản. Các công ty, tập đoàn tư bản lớn là lực lượng xung kích, đi đầu thúc đẩy các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, xuất khẩu tư bản, tạo nên sự vận động, luân chuyển của các luồng vốn, tiền tệ, các luồng hàng hóa, dịch vụ, các hoạt động thương mại, đầu tư trên quy mô toàn cầu, làm hình thành thị trường thế giới, phân công lao động và hợp tác quốc tế trên toàn cầu. Đây là một xu hướng khách quan, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu từ cả hai phía. Phía các nước tư bản phát triển, các công ty, tập đoàn tư bản lớn mở rộng được thị trường tiêu thụ, khai thác được thêm các nguồn lực để phát triển. Phía các nước kém phát triển có nguồn vốn, máy móc, thiết bị, công nghệ, phương thức sản xuất mới, hiện đại, có thị trường tiêu thụ để khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của mình phát triển đất nước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, do toàn cầu hóa được dẫn dắt, thúc đẩy bởi các tập đoàn, công ty tư bản và của nhà nước ở những nước tư bản phát triển, là sự mở rộng hoạt động của tư bản trên phạm vi toàn cầu, vì lợi ích của tư bản, nên mặc dù bề ngoài là những quan hệ bình đẳng, tự nguyện của từ hai phía, nhưng thực chất là những quan hệ không bình đẳng [không thể bình đẳng] bởi tương quan lực lượng giữa hai bên. Các công ty, tập đoàn tư bản, được sự hỗ trợ của nhà nước tư bản, nắm mọi lợi thế, yếu tố quyết định để chi phối các nước kém phát triển, các nước kém phát triển ở vào thế yếu, ít có khả năng lựa chọn. Thu hút các nước kém phát triển tham gia vào các chuỗi giá trị sản phẩm của mình là để các tập đoàn tư bản khai thác nguồn lao động phổ thông giá rẻ, các tài nguyên thiên nhiên, chuyển giao những công nghệ thấp, những thiết bị còn có thể và cần được tận dụng, những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường... Các nước kém phát triển trở thành khu vực “ngoại vi” của các trung tâm phát triển của chủ nghĩa tư bản. Kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, nhưng có một khoảng cách xa giữa vùng “ngoại vi” với các “trung tâm” và khoảng cách này có xu hướng ngày càng mở rộng.

2. Do chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh, thích nghi, tiếp tục phát triển, có những yếu tố mới, đặc điểm mới như nêu ở trên, nên đã có một số quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây, không còn là chế độ bóc lột. Ngày nay, máy móc đã thay thế rất nhiều, và trong tương lai, máy móc tự động hóa có thể thay thế hoàn toàn lao động của công nhân ở nhiều công đoạn của quá trình sản xuất; sự giàu có của các nhà tư bản không phải do bóc lột sức lao động của công nhân mà do máy móc đem lại. Hơn nữa, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đều là công ty cổ phần, trong đó không ít công nhân, người lao động cũng có cổ phần, trong thu nhập, ngoài tiền công lao động còn có cổ tức do cổ phần đem lại. Giai cấp công nhân được hữu sản hóa, không còn là giai cấp vô sản; nhiều người lao động làm thuê, nhất là ở các lĩnh vực quản lý, lĩnh vực có trình độ công nghệ cao không những không còn bị bần cùng hóa mà đã trở thành tầng lớp trung lưu của xã hội. Công ty cổ phần đã làm cho sở hữu tư nhân được xã hội hóa, chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa tư bản xã hội, chủ nghĩa tư bản dân chủ, hoàn toàn khác với chủ nghĩa tư bản tư nhân, bóc lột tàn bạo trước đây.

Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước tư bản đối với nền kinh tế đã giúp chủ nghĩa tư bản khắc phục, hạn chế được những tác động tự phát, tiêu cực của cơ chế thị trường, tạo ra môi trường ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh tế; đồng thời, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhà nước tư bản vừa can thiệp vào lĩnh vực tiền công, tiền lương, bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động, điều hòa quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, vừa có những quy định hướng các doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường. Bằng các chính sách phân phối lại, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và bằng phát triển cung cấp dịch vụ công, nhà nước tư sản đã quan tâm hỗ trợ cải thiện đời sống cho các đối tượng xã hội có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn... chủ nghĩa tư bản hiện đại đã là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức; trong đó, có những mục tiêu cao đẹp hơn chỉ là tìm kiếm lợi nhuận, đã có cơ chế để giải quyết hài hòa lợi ích của các bên có liên quan nhà nước, nhà tư bản, người lao động; việc xây dựng môi trường văn hóa trong doanh nghiệp, các công ty, tập đoàn kinh tế, trong cộng đồng xã hội và việc bảo vệ môi trường được coi trọng. Từ đó, các quan điểm này cho rằng chủ nghĩa tư bản sẽ còn tiếp tục tồn tại, còn tiềm năng phát triển và sẽ tồn tại vĩnh viễn, là chế độ xã hội cuối cùng, cao nhất của con người.

3. Không thể phủ nhận trong những năm qua, chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh, thích ứng, tận dụng được các thành tựu khoa học công nghệ để tồn tại, tiếp tục phát triển, có những yếu tố mới, đặc điểm mới; trong đó, có những yếu tố có thể xem là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội hình thành trong lòng xã hội tư bản. Nhưng có thể khẳng định rằng những điều chỉnh, những đặc điểm mới, yếu tố mới đó vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền trong thời đại toàn cầu hóa, độc quyền không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà trên quy mô toàn cầu. Thị trường toàn cầu ngày nay do một số tập đoàn tư bản độc quyền chi phối, như: thị trường máy bay do hai công ty Boing và AirBus chia nhau thị phần, thị trường điện thoại di động, các thiết bị điện tử, chủ yếu do các công ty SamSung, Apple, IBM thống trị...

- Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản; sự giàu có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này. Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Quan điểm cho rằng máy móc cũng tạo ra giá trị, tạo ra sự giàu có của nhà tư bản không phải là mới, đã từng bị phê phán. Sai lầm của quan điểm này là ở chỗ không hiểu bản chất của “của cải”, của “tài sản” trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong xã hội tư bản. Đối với con người và xã hội nói chung, ở mọi giai đoạn phát triển, “của cải”, “tài sản” là tất cả những sản phẩm vật chất có ích, cần thiết cho cuộc sống, cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người, là đất, nước, lúa, gạo, các công cụ, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt... Song, đối với nhà tư bản, để thực hiện mục đích làm giàu, sản xuất hay kinh doanh cái gì, hàng hóa gì không quan trọng, đấy chỉ là phương tiện để khi bán đi có được nhiều tiền hơn. Tiền, một hình thái của giá trị, mới thật sự là tài sản, của cải trong xã hội tư bản, có tiền là có thể có được mọi sản phẩm, mọi tài sản vật chất khác. Máy móc cũng là sản phẩm của lao động, nó có giá trị, khi sử dụng máy móc vào sản xuất, giá trị của máy móc được chuyển dần vào sản phẩm. Máy móc có năng suất rất cao, sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm nên giá trị chuyển từ máy móc sang mỗi sản phẩm rất nhỏ. Nhưng giá trị của một hàng hóa không phải do chi phí sản xuất riêng, cá biệt của một người sản xuất ra hàng hóa đó quyết định mà là mức chi phí trung bình của xã hội [của nhiều người cùng sản xuất hàng hóa đó] cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy, nhà tư bản bán hàng hóa do sử dụng máy móc tạo ra theo giá trị [giá cả] chung, hơn nữa còn theo giá cả độc quyền do mình tự định ra [vì công ty có vị trí độc quyền], sẽ thu được giá trị lớn hơn nhiều giá trị đã bỏ ra. Đây là nguồn gốc đem lại sự giàu có của nhà tư bản. Giá trị tăng thêm này không phải do máy móc tạo ra mà do lao động xã hội tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt. Đây là động lực thúc đẩy sử dụng máy móc trong chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất công. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty tư bản. Số lượng công nhân có cổ phiếu có thể đông, nhưng số lượng cổ phiếu mỗi người có đều rất nhỏ, nên thực tế tổng số cổ phiếu mà người công nhân có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cổ phiếu của các công ty tư bản. Trong những năm 70 của thế kỷ trước, chính phủ Mỹ thực hiện “kế hoạch phát triển sở hữu cổ phiếu của người lao động làm công” [ESOP], lúc cao nhất gần 40% người lao động làm công Mỹ có cổ phiếu, nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà họ sở hữu chỉ chiếm trên 1% giá trị cổ phiếu mà các công ty phát hành. Số lượng ít, phân tán, người lao động hoàn toàn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty. Ở các nước tư bản phát triển, những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cấp cao, nhờ có trình độ chuyên môn cao [công nhân cổ trắng], cùng với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, tạo thành tầng lớp trung lưu của xã hội chỉ là một bộ phận nhỏ trong lực lượng làm thuê và dù nhà nước còn có các chính sách phân phối lại thu nhập, chính sách bảo hiểm, trợ cấp, cung cấp nhiều dịch vụ công, hỗ trợ những đối tượng khó khăn, nhưng số lượng những người có mức sống thấp, dưới mức nghèo khổ, những người thất nghiệp, người vô gia cư, người nhập cư ở những nước này còn rất lớn. Hơn nữa, để đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thể chí thấy khu vực “trung tâm” là các nước kinh tế phát triển, mà cần phải thấy cả khu vực “ngoại vi” của nó là những nước đang phát triển, nước nghèo, kém phát triển, nơi có tỷ lệ người nghèo, đói còn rất cao. Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 hiện nay đang làm bộ lộ rất nhiều về sự phân hóa xã hội ở các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chủ nghĩa tư bản nhân đạo, nhân văn như một số quan điểm đề cao nó.

- Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản, với mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Sự can thiệp, điều tiết của nhà nước đã giúp chủ nghĩa tư bản hiện đại tránh được các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa, khủng hoảng chu kỳ của các giai đoạn trước, nhưng lại làm xuất hiện những hình thức khủng hoảng mới, khủng hoảng cơ cấu xảy ra ở một số ngành, lĩnh vực, mà điển hình nhất là hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ các năm 1973, 1979 đã đẩy các nước tư bản phát triển và kinh tế thế giới vào tình trạng vừa lạm phát vừa đình đốn [Stagflation], suy thoái đến đầu những năm 1980. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á những năm 1997-1998 làm sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá trị đồng tiền, phá sản hàng loạt doanh nghiệp của các nước Châu Á, ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, được xem là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau cuộc khủng hoảng 1929-1933 đến nay, làm sụp đổ hàng loạt ngân hàng lớn ở các nước tư bản phát triển, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, buộc chính phủ các nước trên thế giới phải có những biện pháp khẩn cấp, bơm hàng trăm tỷ USD để cứu vãn các ngân hàng, thị trường chứng khoán, phục hồi kinh tế. Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, một loạt nước tư bản phát triển: Ailen, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lại rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, đứng trước nguy cơ vỡ nợ phải yêu cầu sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu [EU], của ngân hàng thế giới [WB], Quỹ tiền tệ quốc tế [IMF]... Khủng hoảng kinh tế đã diễn ra liên tiếp, đẩy nền kinh tế vào suy thoái, làm tăng nạn thất nghiệp, sự căng thẳng xã hội. Đồng thời, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản hiện đại còn là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa sự sống của con người trên trái đất. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chế độ xã hội tạo được sự phát triển ổn định, hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

- Trong chủ nghĩa và bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển. Để có lợi nhuận tối đa, thì đối với nhà tư bản, thời gian lao động của công nhân càng dài càng tốt, cường độ lao động càng cao càng tốt, chi phí tiền lương, tiền công, trang bị bảo hộ lao động, phúc lợi cho người lao động càng ít càng tốt, do đó, luôn tìm mọi cách, kể cả “lách luật” để làm điều này một cách tinh vi. Sự hình thành đội ngũ công nhân “cổ trắng” trong thời đại cách mạng công nghệ và các chính sách điều tiết của nhà nước có góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận công nhân ở các “trung tâm” phát triển, nhưng tư bản lại chuyển đầu tư sang các vùng “ngoại vi” kém phát triển để tận dụng lao động giá rẻ, tạo nên tình trạng thất nghiệp ở khu vực trung tâm. Tình trạng phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội ngày càng tăng cả ở khu vực “trung tâm” và “ngoại vi” và việc bổ sung vào đội ngũ những người lao động làm thuê cả những người có trình độ cao làm cho mâu thuẫn giữa tư bản và lao động trong chủ nghĩa tư bản hiện đai sẽ ngày càng phát triển.

Ngày nay, mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát triển với nhau trong việc giành giật thị trường tiêu thụ, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, các phát minh, sáng chế, thành tựu khoa học công nghệ, các nhân lực chất lượng cao... vẫn diễn ra rất gay gắt. Sự ra đời, hoạt động của các tổ chức toàn cầu, khu vực, như WTO, G7, G20, APEC... đã tháo gỡ, giải quyết được một số mâu thuẫn, bất hòa giữa các nước, nhưng không giải quyết được căn bản vấn đề. Sự bế tắc của nhiều vòng đàm phán của WTO, sự kém hiệu quả của thể chế G7, G20... buộc các nước phải tự lo cho mình, phải ký kết các hiệp định song phương, đa phương để bảo vệ lợi ích của mình. Ngày nay, các nước tư bản phát triển không xâm lược, biến các nước nghèo, kém phát triển thành thuộc địa để bóc lột, nô dịch như thời kỳ chủ nghĩa thực dân cũ và mới như trước đây, nhưng mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển vẫn rất gay gắt. Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển, đang phát triển thể hiện bên ngoài như những quan hệ bình đẳng, thỏa thuận từ cả hai phía, nhưng thực chất là quan hệ bất bình đẳng. Các nước tư bản phát triển giàu có, có nguồn lực tài chính lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, nắm độc quyền các bí quyết công nghệ, thương hiệu sản phẩm... xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển, kém phát triển không phải với mục tiêu hỗ trợ phát triển các nước này mà để mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên, nguồn lao động rẻ, chuyển giao những máy móc thiết bị, những công đoạn những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường cho những nước này, với giá cả độc quyền do họ chi phối; đồng thời vẫn sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan [như nguồn gốc xuất sứ, về lao động, điều kiện sản xuất, về vệ sinh an toàn...] để cản trở xuất khẩu hàng hóa của nước đang phát triển, kém phát triển vào nước họ... Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là xã hội công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới.

Thay thế chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản ra đời, phát triển là một bước tiến lớn trong lịch sử của nhân loại. Chủ nghĩa tư bản với nền kinh tế thị trường, cơ chế cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thu hút tất cả các nước trên thế giới vào một thị trường chung, tham gia vào sự phân công lao động và hợp tác, liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn, vượt xa tất cả các chế độ xã hội trước đó cộng lại. Chủ nghĩa tư bản trong hơn 400 năm từ khi ra đời đến nay đã có nhiều điều chỉnh, thay đổi để vượt qua khó khăn, thách thức, tồn tại và phát triển, từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh tới chủ nghĩa tư bản độc quyền, độc quyền nhà nước, ngày nay là chủ nghĩa tư bản hiện đại, toàn cầu hóa, nhưng vẫn mang trong mình những mâu thuẫn không thể giải quyết nếu không phủ định, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, với những điều chỉnh mới, sở hữu cổ phần với sự tham gia ngày càng nhiều của người lao động, phát triển các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác tự quản của người lao động, các chính sách phúc lợi xã hội, an sinh xã hội của nhà nước là những thành quả đấu tranh của người lao động trong các nước tư bản phát triển. Đây là các yếu tố được xem là những mầm mống của chủ nghĩa xã hội hình thành trong lòng chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã bành trướng ra quy mô toàn cầu, giới hạn cuối cùng mà tư bản có thể bành trướng. Chủ nghĩa tư bản không phải, không thể là chế độ xã hội tồn tại vĩnh viễn, cuối cùng của loài người. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã đưa khoa học công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế, vai trò của tư bản đã giảm xuống đối với quá trình sản xuất, đang thúc đẩy quá trình phủ định chủ nghĩa tư bản, thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ xã hội mới cao hơn, trên cơ sở kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, đồng thời khắc phục, xóa bỏ được những mâu thuẫn, những giới hạn của chủ nghĩa tư bản cản trợ sự phát triển của nhân loại theo hướng tiến bộ. Đây là tất yếu khách quan của lịch sử.

4. Kiến nghị:

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản hiện đại, về thế giới đương đại. Ngày nay, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới diễn biến, thay đổi hết sức nhanh chóng, phức tạp; rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng, của nhân loại nói chung, như biến đổi khí hậu, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, toàn cầu hóa, ô nhiễm, nghèo đói, dịch bệnh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, các mô hình phát triển của chủ nghĩa tư bản... Cần phải được nghiên cứu, đánh giá để hiểu đúng, đầy đủ về chủ nghĩa tư bản hiện đại, dự báo đúng xu hướng vận động phát triển của nó và rút ra những bài học, kinh nghiệm bổ ích cho sự phát triển kinh tế đất nước.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu về mô hình Xô viết của chủ nghĩa xã hội trong hơn 70 năm tồn tại; đánh giá đúng những thành công và thất bại, những đóng góp và ảnh hưởng của nó trong lịch sử, nhất là nguyên nhân dẫn tới sụp đổ; những bài học lịch sử, những vấn đề nhận thức lý luận rút ra từ sự tồn tại, phát triển, thành công và thất bại của mô hình này.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trên cơ sở đó từng bước xây dựng, hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế phát triển thấp, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như nước ta.

Làm tốt những nhiệm vụ này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhân dân ta, cho việc bảo vệ, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sẽ là một sự đóng góp có ý nghĩa của Việt Nam cho phong trào cách mạng của nhân dân thế giới./.

Nguyễn Văn Thạo
Phó Chủ tịch HĐLLTW

Video liên quan

Chủ Đề