Vì sao cái tin làng chợ dầu không theo giặc lại làm cho ông hai vui sướng tột cùng

Vì sao cái tin “ làng chợ Dầu không theo giặc” lại làm cho ông Hai vui sướng tột cùng?

A.

Vì ông đã khoe quá nhiều điều tốt về cái làng của mình

B.

Vì gia đình ông sẽ giải quyết được vấn đề về nơi ở khi tản cư

C.

Vì ông Hai đã giải quyết được mối xung đột giữa tình yêu nhà với tình yêu nước

D.

Vì ông sẽ được trở lại ở tại cái làng của mình

Đáp án và lời giải
Đáp án:C
Lời giải:sao cái tin “ làng chợ Dầu không theo giặc” lại làm cho ông Hai vui sướng tột cùng: Vì ông Hai đã giải quyết được mối xung đột giữa tình yêu nhà với tình yêu nước. - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc ông tủi hổ và đau đớn vô cùng , bế tắc, buồn tủi. Nhưng khi nghe làng được cải chính thì ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: Mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp trong con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Câu hỏi thuộc đề thi sau. Bạn có muốn thi thử?

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 9 - Truyện ngắn hiện đại - Đề số 2

Làm bài

Chia sẻ

Một số câu hỏi khác cùng bài thi.

  • Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn "Làng" - Kim Lân.

  • Hình ảnh này khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong Ngữ văn 9?

  • Chủ đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa gần gũi nhất với chủ đề tác phẩm nào sau đây ?

  • Truyện "Chiếc lược ngà" của tác giả nào?

  • Truyện ngắn" Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng viết về vấn đề nào ?

  • Vì sao cái tin “ làng chợ Dầu không theo giặc” lại làm cho ông Hai vui sướng tột cùng?

  • Chi tiết nào sau đây chứa đựng ý nghĩa biểu tượng trong truyện "Bến quê" - Nguyễn Minh Châu?

  • Tập thơ "Hương cây - Bếp lửa" [1968] Bằng Việt viết cùng với tác giả nào?

  • Truyện ngắn Làng là của tác giả nào?

  • Nhân vật chính trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là ai?

Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

  • Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?

  • Cho đường tròn

    . Chỉ ra mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

  • Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là

  • Một cá thể ở một loài động vật có bộ NST 2n =16. Khi quan sát quá trình giảm phân của 1000 tế bào sinh tinh, người ta thấy có 50 tế bào có cặp NST số 3 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân đều diễn ra bình thường. Các tế bào còn lại đều giảm phân bình thường. Theo lý thuyết trong tổng số giao tử tạo ra, giao tử có 9 NST chiếm tỉ lệ

  • Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?

  • Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược tập trung và phát triển

  • Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hóa đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do:

  • Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?

  • Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vào đầu thập niên 70 [thế kỉ XX] là

  • Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất AB/abdd, tế bào thứ hai: AB/aB Dd. Khi cả hai tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế

Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

  • Dàn ý chi tiết diễn biến tâm trạng ông Hai
  • Phân tích chuyển biến tâm trạng của ông Hai
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 1
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 2
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 3
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 4
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 5
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 6
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 7
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 8
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 9
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 10
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 11
  • Diễn biến tâm trạng ông Hai - Mẫu 12

Dàn ý chi tiết diễn biến tâm trạng ông Hai

I] Mở bài:

II] Thân bài:

* Luận cứ 1: tình yêu làng

- Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

* Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

III] Kết bài:

I. Dàn ýPhân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai:
- Truyện ngắn Làng là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân, nông thôn.
- Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc đến khi nghe tin cải chính thể hiện rõ nét hình ảnh người nông dân yêu nước Việt Nam xưa.

2. Thân bài

* Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Nhớ làng, lúc nào cũng nghĩ về làng “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”.
- Tự hào, kiêu hãnh về làng: Thường xuyên khoe làng với mọi người
- Thường xuyên nghe ngóng tin tức về làng

* Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:
- Không tin vào những điều mình nghe thấy
- Cổ ông nghẹn lại, giọng lạc hẳn đi
- Xấu hổ, cố tình đánh trống lảng rồi cúi mặt mà đi về
- Nằm vật ra giường, đau khổ nghĩ về việc làng Chợ Dầu theo giặc
- Ông khóc khi thấy những đứa con tội nghiệp bị mang tiếng Việt gian.
- Một lòng trung thành với cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù"

* Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Vui sướng, hạnh phúc
- Đi khoe với mọi người tin cải chính, khoe ngôi nhà bị bọn Tây đốt

3. Kết bài

Cảm nhận về nhân vật ông Hai:
- Ông Hai là người nông dân yêu nước
- Tình yêu nước được bộc lộ qua những diễn biến tâm lí, qua những độc thoại nội tâm.

Bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

THPT Sóc Trăng Send an email
0 5 phút

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2trang 174 SGKNgữ văn 9 tập 1phần trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản,soạn bài Làng chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện. Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc? Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào?

Bạn đang xem: Bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Trả lời chi tiết

Bài viết gần đây
  • Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương [Nguyễn Dữ]

  • Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương

  • Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

  • Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai

Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đến với ông quá đột ngột trong lúc tâm trạng đang phân chấn vì những tin tức kháng chiến thắng lợi ông vừa nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy cái tin làng mình theo giặc làm cho ông sững sờ đến nỗi cổ lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Ông rơi vào một tâm trạng đau xót và cuối cũng trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên.

Về đến nhà, ông Hai nằm nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ tưởng như người ta đang bàn tán đến chuyện làng ông. Tâm trạng của ông Hai bị dồn đến chỗ bế tắc khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

– Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự của đứa con nhỏ, thực chất là lời tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai:

+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông [Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu: “Nhà ta ở làng chợ Dầu”].

+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ [“Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”]. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng [“Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dán đơn sai, Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”].

Trả lời ngắn gọn

– Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc :

  • Khi nghe tin xấu : ông sững sờ, xấu hổ, uất ức ; mặt cúi gằm xuống đất. Ông đau đớn, nguyền rủa bọn phản bội, mấy ngày không dám đi đâu. Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến.
  • Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc, ông vô cùng sung sướng.

– Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe làng theo giặc vì ông rất yêu và tự hào về làng mình. Càng yêu, hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì lại càng thấy đau đớn, tủi hổ bấy nhiêu.

– Tâm trạng của ông Hai được biểu hiện : ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người vì xấu hổ.

Tham khảo thêm cách trình bày khác cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 174 SGK

a, Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình việt gian theo tây:

– Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân… không thể không tin”

– Ông đi về nhà, mặt cúi xuống đất, về tới nhà ông vật ra giường… nguyền rủa bọn phản bội”

– Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ…

– Ông quyết định theo kháng chiến, theo cách mạng vì “làng yêu thì yêu thật nhưng làng theo Việt gian thì phải thù”

– Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai được hồi sinh “cái mặt tươi vui rạng rỡ hẳn lên”

→ Ông Hai từ việc đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc tới khi nghe tin cải chính

b, Tin làng chợ Dầu theo giặc khiến ông khổ tâm, vì ông yêu làng của mình, tự hào và chung

– Tự hào, tin tưởng, hãnh diện bao nhiêu thì khi nghe tin ông thấy đau đớn, xót xa, nhục nhã ê chề tới đó

– Ông không dám đối diện với mọi người, thấy ai xúm lại ông nghĩ ngay tới việc họ mang chuyện làng ông Việt gian ra bàn bạc

Hoặc

– Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.

  • Khi nghe tin đột ngột, “cổ họng ông lão nghẹn đắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin”
  • Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội.
  • Suốt ngày ông Hai ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, ông luôn chột dạ …
  • Ông quyết đoạn tuyệt với làng để đi theo kháng chiến, theo cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”.
  • Khi đi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc ông Hai như được hồi sinh “cái mặt bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”, đi khắp nơi khoe việc nhà mình bị thằng giặc nó đốt.

– Ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc vì ông yêu và tin làng của mình như đứa con yêu mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Bỗng chốc, tin làng theo giặc như phản bội, quay lưng lại với niềm tin ấy của ông. Tâm trạng ấy của ông được thể hiện: ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là “chuyện ấy”. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không dám bước chân ra đến ngoài” vì xấu hổ.

– Qua đó thể hiện tấm lòng yêu làng tha thiết của ông Hai, tình yêu ấy thiêng liêng, sâu nặng biết bao nhiêu. Tình yêu quê hương làng xóm gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

————-

Các em vừa tham khảo cách trả lờibài 2 trang 174 SGK ngữ văn 9 tập 1được THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạngiúp em ôn tập vàsoạn bài Làng [Kim Lân] tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cậpvào trang để cập nhật nhé.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 174 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Làng [Kim Lân]

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Tags
Ngữ Văn lớp 9 Soạn văn 9
THPT Sóc Trăng Send an email
0 5 phút

Soạn bài: Làng [trong 10 phút]

Tóm tắt:

Vì chiến tranh gia đình ông Hai buộc phải đi tản cư đến nơi khác. Ngôi làng cũ Chợ Dầu luôn là niềm tin, niềm tự hào, niềm yêu của ông, ông dành một tình cảm rất lớn cho ngôi làng ấy. Một hôm, khi đang ngồi uống nước ở một quán nhỏ ven đường thì lão thấy những người tản cư từ xuôi lên, qua họ, ông biết tin làng chợ Dầu của mình theo bè lũ cướp nước. Tin dữ như ”sét đánh ngang tai” khiến lão bần thần, nghẹn ngào, buồn đau tột độ. Lão đành lặng lẽ, cúi xuống mà về. Kể từ ngày nghe tin, lão chán nản, chẳng thiết làm việc gì, chỉ nghĩ đến làng, đến những điều mà người ta bàn tán về làng lòng lão lại chẳng yên, mấy hôm trôi qua lão chẳng thiết ra ngoài, cứ nằm vật ra giữa giường mà buồn tủi, mà đau đớn. Khi tin làng quê theo giặc, lệnh trên ban xuống không cho những người làng Dầu ở đây nữa, gia đình lão tính đường quay về. Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại, lão hiểu rằng mình là con cháu cụ Hồ, yêu làng, yêu nước, nhưng làng mà theo giặc, theo Tây thì phải thù. Khi nghe có tin cải chính rằng làng chợ Dầu không bán nước, theo giặc, ông Hai sung sướng trong niềm hạnh phúc lớn lao, lão khoe với tất cả những ai lão gặp, ông nói chuyện về làng mình những ngày bị Tây khủng bố đầy tự hào.

Ý nghĩa nhan đề

Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu ...vui quá!]: Những tâm trạng và tình cảm của ông Hai với làng Dầu khi chưa nghe tin làng theo giặc

- Phần 2 [tiếp ...đi đôi phần]: Nỗi đau khổ, buồn bã, lo lắng của ông Hai khi nghe tin làng mình phản bội theo giặc

- Phần 3 [còn lại]: Niềm hạnh phúc vỡ òa của ông Hai khi tin làng Dầu theo giặc được cải chính

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1

Tình huống truyện trong tác phẩm:

+ [1] Ông Hai- một người nông dân có tình yêu tha thiết với làng Dầu, ông hãnh diện, tự hào và yêu làng mình rất nhiều nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh, gia đình ông phải rời làng đi tản cư. Nhưng tình yêu lớn ấy của ông lại đáp lại bằng một cái tin chua chát là làng Dầu theo giặc từ miệng những người tản cư.

+ [2] Tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính

=> Tình huống truyện háp dẫn và độc đáo, bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông Hai

Câu 2

** Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc:

- Khi nghe tin xấu từ những người tản cư:

+ Cổ ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân, lão lặng đi, tưởng như đến không thở được

+ Giọng lạc hẳn đi; cười nhạt

+ Lão cúi gằm mặt xuống mà đi

+ Nhìn lũ con, tủi thân mà nước mắt giàn giụa

+ Nằm vật ra giường

+ Kiểm điểm từng người để chứng minh rằng tin ấy là sai

+ Đau đớn, chửi những kẻ phản bội làng

+ Suốt mấy hôm không bước chân ra ngoài, chột dạ khi nghe người ta bàn tán

+ Quyết đoán với ý nghĩa và tình yêu cách mạng: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

- Khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo giặc

+ Sung sướng, vẻ mặt bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên

+ Kể với bác Thứ tin làng bị đốt

+ Khoe tin làng bị đốt khắp nơi, kể những chiến công của làng

Câu 3

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ của mình như một sự giãi bày, an ủi cho chính nỗi lòng đau đáu của bản thân, một nỗi khổ tâm đang cào xé ruột gan ông.

- Qua lời trò chuyện, ta thấy ông Hai:

+ Là một người có tấm lòng thiết tha với ngôi làng chợ Dầu

+ Ông yêu làng như yêu đất nước, như yêu bộ đội cụ Hồ, ý thức trách nhiệm của bản thân với dân tộc.

+ Luôn trung thực, thủy chung với cách mạng, với kháng chiến. “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

Câu 4

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của tác giả:

+ Đặt nhân vật vào hoàn cảnh điển hình để khắc họa diễn biến tâm lý của nhân vật -> thể hiện được tấm lòng của ông Hai-> từ tự hào đến đau khổ dằn vặt và cuối cùng là xúc động vỡ òa bởi niềm vui.

+ Qua các hình thức độc thoại, độc thoại nội tâm, đối thoại những tâm tư sâu kín nhất của ông Hai được bộc lộ

+ Hành động nhân vật cũng thể hiện được tâm lý nhân vật

+ Tâm lý nhân vật ông Hai được miêu tả rất chân thực, đầy sinh động.

- Ngôn ngữ nhân vật:

+ Tự nhiên, giản dị, gần với ngôn ngữ đời sống

+ Khẩu ngữ

+ Sử dụng từ ngữ địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề