Ninh thuận làm gì để phát triển văn hóa chăm năm 2024

VHO - Những năm qua, việc bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch được tỉnh Ninh Thuận quan tâm, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ninh Thuận là địa phương có nhiều dân tộc anh em sinh sống ở cả vùng núi, vùng đồng bằng và vùng biển. Sự đa dạng đó đã gắn liền với nhiều loại hình di sản vật thể và phi vật thể phong phú và độc đáo, mang đậm nét văn hóa truyền thống của các dân tộc như: Kinh, Chăm, Raglai...

Để khai thác tiềm năng trên, những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã luôn chú trọng và xem đó là thế mạnh to lớn để tạo đà cho sự phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh trong giai đoạn mới thông qua việc phát huy, đưa bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch như: Phát triển hạ tầng gắn liền với hệ thống di sản, di tích, danh lam thắng cảnh; triển khai sưu tầm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai...

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết: Tính đến nay, toàn tỉnh có tổng số 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê, gồm các loại hình: Đình làng; chùa; miếu; nhà thờ; lăng (lăng thờ cá Voi/cá Ông); tháp Chăm; thánh đường Hồi giáo; đền thờ của người Chăm; phế tích, bia ký Chăm; di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh...

Ninh thuận làm gì để phát triển văn hóa chăm năm 2024

Giới thiệu nhạc cụ đàn Cha Pi của đồng bào Raglai Ninh Thuận đến du khách tại Cần Thơ

Ngoài các di tích, di sản đã được xếp hạng và công nhận ở các cấp, Ninh Thuận còn có hệ thống các lễ nghi, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, văn học nghệ thuật dân gian của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn; Tết Cổ truyền Ramưwan của đồng bào Chăm theo đạo Bàni; nghệ thuật làm gốm truyền thống; nghề dệt thổ cẩm truyền thống; nghề làm thuốc Nam của người Chăm;… Đó là vốn quý về văn hóa, tô đậm thêm bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của tỉnh Ninh Thuận.

Một số lễ hội, di tích được nâng tầm giá trị, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh như: Lễ hội Katê gắn với không gian đền tháp Chăm; hệ thống nhà sàn, đặc sản rượu cần, sản phẩm thủ công truyền thống như đàn Cha Pi, đàn Đá, gùi... của người đồng bào Raglai đã dần định hình, tạo thêm nhiều không gian và sản phẩm du lịch cho tỉnh Ninh Thuận.

Để thúc đẩy đà tăng trưởng du lịch những năm qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành nhiều kế hoạch phát triển du lịch, trong đó sẽ đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Cụ thể đến năm 2025, du lịch Ninh Thuận cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu thu hút 3,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt khoảng 2.900 tỉ đồng, đóng góp 13% GRDP.

Ninh thuận làm gì để phát triển văn hóa chăm năm 2024

Giới thiệu nghề làm gốm Chăm Bàu Trúc Ninh Thuận đến du khách

Đến năm 2030, du lịch Ninh Thuận thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững, thu hút 6 triệu lượt khách, doanh thu đạt khoảng 5.900 tỉ đồng, đóng góp 15% GRDP.

Ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tỉnh đang tập trung đẩy mạnh thu hút khách du lịch những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 thông qua tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện quảng bá văn hóa, thể thao, du lịch nhằm giới thiệu Ninh Thuận là điểm đến hấp dẫn, thân thiện đến với nhân dân, du khách.

Một số sự kiện, hoạt động tiêu biểu diễn ra dịp cuối năm 2023 như: Tổ chức đoàn famtrip khảo sát du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng gắn với các chuỗi hoạt động, sự kiện “Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh” trong tháng 11.2023; giải Golf Ninh Thuận - Bình Thuận mở rộng năm 2023; giải lướt ván diều Ninh Thuận - Bình Thuận năm 2023, dự kiến trong tháng 12.2023; tham gia Hội chợ VITM Cần Thơ năm 2023 (từ ngày 1- 3.12.2023).

Ninh thuận làm gì để phát triển văn hóa chăm năm 2024

Đông đảo du khách tham quan tháp Po Klong Garai Ninh Thuận

Ninh Thuận sẽ tổ chức Tuần lễ văn hóa ẩm thực gắn với các hoạt động thể thao và du lịch thành phố Phan Rang - Tháp Chàm năm 2023 (dự kiến từ ngày 28.12.2023 – 2.1.2024) với nhiều hoạt động hấp dẫn như: Lễ hội ẩm thực; chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố; tham quan di tích lịch sử - văn hóa, điểm đến tháp Po Klong Garai và các di tích văn hóa lịch sử; khám phá cung đường biển Bình Sơn - Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Bình Tiên; tham quan bảo tàng; quảng trường 16/4; chợ đêm du lịch Ninh Thuận; tổ chức Giải bóng chuyền nữ; Giải việt dã “Phan Rang - Tháp Chàm City by night 2023”; Ngày hội thả diều quốc tế tại Công viên biển Bình Sơn; tọa đàm “Giải pháp phát triển kinh tế đêm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm”.

UBND tỉnh yêu cầu, Sở VHTTDL phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp dịch vụ, du lịch chuẩn bị chu đáo, bài bản, phù hợp quy mô, tính chất, thiết thực và hiệu quả; bám sát đặc điểm, thế mạnh của từng địa phương để phối hợp thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Các địa phương đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên nền tảng số, kênh truyền thông, báo chí, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội; phát hành ấn phẩm thông qua hội chợ, hội nghị, hội thảo... để quảng bá điểm đến “Ninh Thuận - miền đất của những giá trị khác biệt”.

Ninh thuận làm gì để phát triển văn hóa chăm năm 2024

Giới thiệu nghề dệt thủ công làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) đến du khách

Theo Sở VHTTDL, tổng lượt khách du lịch trong tháng 10.2023 ước đạt 75.000 lượt (tăng 25% so cùng kỳ); trong đó, khách quốc tế ước đạt 1.500 lượt (tăng 50% so cùng kỳ); khách nội địa ước đạt 73.500 lượt; thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 58 tỷ đồng. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.745.400 lượt khách (tăng 21,8% so cùng kỳ, đạt 101,7% so với kế hoạch); trong đó, khách quốc tế ước đạt 31.100 lượt khách (tăng 244% so cùng kỳ); thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 2.228 tỉ đồng.