Nội dung thi thpt quốc gia 2023

Đất nước [Nguyễn Khoa Điềm]“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm xuất hiện với tần số dày đặc trong đề thi Ngữ văn như thi THPT quốc gia 2017, thi tốt nghiệp năm 2013, thi tốt nghiệp năm 2008, thi tốt nghiệp năm 2020, thi Đại học khối C năm 2005… Có rất nhiều đoạn thơ được trích ra và yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận, điển hình là đoạn “Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn…”.

Ai đã đặt tên cho dòng sông [Hoàng Phủ Ngọc Tường]

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” từng xuất hiện trong đề thi Đại học khối C 2012, khối C 2010, thi tốt nghiệp năm 2009… Năm 2019, đề thi Văn phần nghị luận văn học cũng vào tác phẩm này. Đề bài yêu cầu cảm nhận về đoạn văn, cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua ngòi bút tác giả…

Năm nay, tác phẩm này xuất hiện trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD&ĐT, chắc hẳn nhiều thí sinh băn khoăn không biết liệu có xuất hiện trong đề thi chính thức hay không.

Việt Bắc [Tố Hữu]

“Việt Bắc” tác phẩm rất hay xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp nhiều năm qua. Điển hình như đề thi tốt nghiệp THPT 2020 đợt 2 đã vào bài Việt Bắc với yêu cầu phân tích cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn trích: “Nhớ khi giặc đến giặc lùng… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Nhiều năm trước, nội dung đề thi yêu cầu chủ yếu là phân tích cái đẹp trong đoạn thơ “Mình đi, có nhớ những ngày/Mưa nguồn suối lũ,những mây cùng mưa/Mình về, có nhớ chiến khu…”.

Người lái đò sông Đà [Nguyễn Tuân]

“Người lái đò sông Đà” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ văn như thi tốt nghiệp năm 2012, thi đại học khối C năm 2003… Đề bài yêu cầu phân tích hình tượng sông Đà, hình tượng người lái đò để làm nổi bật cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.

Tây tiến [Quang Dũng]

“Tây tiến” là tác phẩm thơ thường xuyên góp mặt trong đề thi Ngữ Văn . Năm gần nhất “Tây tiến” xuất hiện là năm 2013 trong đề thi Đại học khối C với yêu cầu cảm nhận về hình tượng người lính trước 2 nhận định cụ thể. Ngoài ra, “Tây tiến” còn được ra trong đề thi Đại học khối C 2008, thi tốt nghiệp năm 2006, thi tốt nghiệp năm 2005…

Vợ chồng A Phủ [Tô Hoài]

“Vợ chồng A Phủ” cũng được ra tới 4 lần trong đề thi Ngữ Văn từ năm 2002 tới nay. Đề bài chủ yếu xoay quanh sức sống tâm hồn, diễn biến biến tâm trạng, hành động trong đêm tình của nhân vật Mị.

Chiếc thuyền ngoài xa [Nguyễn Minh Châu]

Những năm gần đây, “Chiếc thuyền ngoài xa” được ra thường xuyên . Gần nhất là thi THPT quốc gia 2018, thi THPT quốc gia 2015. Đề văn yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình làng chài, từ đó liên hệ với tác phẩm khác để lột tả cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu phân tích người đàn bà hàng chài trong đoạn trích, chi tiết tấm ảnh của cuối truyện.

Chí Phèo [Nam Cao]

Tác phẩm lớp 11 này cũng rất hay trở thành nguồn cảm hứng của người ra đề nhiều năm qua. “Chi Phèo” từng có mặt trong đề thi đại học khối D 2012, đại học khối D 2010, đại học khối D 2004…

5 tác phẩm trọng tâm ôn thi THPT Quốc gia 2023 môn Ngữ Văn chỉ mang tính chất tham khảo.

Tổ chức thi tốt nghiệp THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 đối với công tác thi và quản lý chất lượng khối Sở Giáo dục và Đào tạo. Hội nghị diễn ra từ ngày 7 - 9/9.

Theo đó, Bộ GD&ĐT định hướng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 ổn định như năm 2022 và sớm hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Kỳ thi vẫn sẽ diễn ra trên nguyên tắc phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.

Thi tốt nghiệp THPT 2022. [Ảnh minh hoạ: H.A]

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 thành công toàn diện, đạt được các mục tiêu, kỳ vọng đề ra. Kỳ thi nghiêm túc, công bằng, an toàn, phù hợp thực tế công tác giáo dục phổ thông trong bối cảnh bị ảnh hưởng rất sâu sắc của dịch bệnh. 

Về kỳ thi sắp tới, năm 2023 và năm 2024, quan điểm của Bộ GD&ĐT giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang triển khai những năm cuối cùng.

Song song, kỳ thi sẽ tiếp tục phát huy và tiếp tục hoàn thiện thêm yếu tố ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số. Đồng thời, rà soát, xem xét nếu cần thiết sẽ ban hành quy chế thi mới để khắc phục một số điểm chưa thật thuận tiện.

Về những thay đổi của kỳ thi từ 2025, Bộ trưởng cho biết, một vài phương án đang được dự kiến, lấy ý kiến chuyên gia. Tuy nhiên, trước khi lấy ý kiến rộng hơn cần cân nhắc đến nhiều phương diện. Điều quan trọng nhất là thực hiện được nguyên tắc kế thừa những ưu điểm của kỳ thi hiện nay, và điều chỉnh để phù hợp với đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông năm mới.

Chương trình này tiếp cận theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng, do đó, kỳ thi phải gia tăng tính chất là một kỳ thi đánh giá năng lực. Nguyên lý này đặt ra những thách thức, khó khăn trong triển khai thực hiện và cần thêm thời gian để tính toán kỹ lưỡng phương án thi từ năm 2025.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề cập đến hai phương diện cần đẩy mạnh hơn nữa, đó là tính phân cấp, trách nhiệm trong chủ động tuyển sinh của trường đại học và ứng dụng công nghệ.

Trước đó, các Sở GD&ĐT cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương thuận lợi trong việc xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Ngày 5/8, ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng [Bộ GD&ĐT] thông tin, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay tương đương năm 2020 và 2021. Nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trên 99% như Sơn La [99,6%], Ninh Bình [99,49%], Đồng Tháp [99,38%], Điện Biên [99,24%].

Là địa phương đông thí sinh dự thi nhất cả nước, năm nay tỷ lệ tốt nghiệp của Hà Nội đạt 99,1%, trong đó 104 đơn vị, trường học đạt 100%. So với năm 2021, số đơn vị đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%, cao hơn 11 đơn vị. Đáng chú ý, trong số các đơn vị, trường học có tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%, xuất hiện một số trường học ở các huyện và còn nhiều khó khăn.

Chủ Đề