Nơi làm việc của các quan gọi là gì

Trong chính quyền địa phương, một tòa thị chính, còn gọi là tòa thị sảnh, tòa nhà chính quyền địa phương hay trụ sở công đoàn [tiếng Anh: city hall, town hall, civic centre] là trụ sở hành chính trung ương của một thành phố, thị trấn, hay những đơn vị hành chính khác. Đây thường là nơi làm việc của hội đồng thành phố, các ban ngành liên quan và nhân viên khu vực công. Nơi này cũng thường là công sở của thị trưởng thành phố, thị trấn hay hạt.

Theo thông lệ, trước giữa thế kỉ 19, một sảnh lớn [tiếng Anh: hall] trở thành một phần quan trọng của tòa nhà đặt hội đồng. Sảnh này có thể được dùng cho các cuộc họp hội đồng và những sự kiện quan trọng khác. Sảnh thị trấn [hay sảnh thành phố] sau này được dùng để chỉ cả tòa nhà và cơ quan hành chính bên trong nó.

Chính quyền địa phương có thể dùng tòa nhà để khuyến khích và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, tòa thị chính không chỉ là tòa nhà để chính phủ làm việc mà còn là cơ sở cho nhiều hoạt động dân sự và văn hóa như trưng bày nghệ thuật, biểu diễn sân khấu, triển lãm và lễ hội. Các tòa thị chính hay trung tâm dân sự hiện đại thường được thiết kế với tính đa dạng và linh hoạt.

Đây thường là biểu tượng của chính quyền địa phương, thường có kiến trúc đặc biệt, và có thể mang ý nghĩa lịch sử lớn lao – ví dụ Guildhall, Luân Đôn. Các tòa thị chính đôi khi còn là biểu tượng văn hóa cho chính thành phố đó.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ở La Mã cổ đại, các tòa nhà lớn gọi là vương cung thánh đường [basilica] là nơi chính quyền cai quản thành phố, giải quyết các công việc pháp lý, và trao đổi hàng hóa và thương mại. Những vương cung thánh đường đầu tiên tại Công trường La Mã bao gồm Vương cung thánh đường Porcia [184 TCN] và Vương cung thánh đường Aemilia [179 TCN].

Vào thời kì Trung Cổ, "trụ sở chính" của thành phố được xây dựng ở trong cung điện hoặc lâu đài của quý tộc phong kiến cai trị thành phố, ông ấy đưa ra cung cấp dịch vụ cai trị [đại đa số dịch vụ pháp luật] cho cư dân thành phố.

Đến cuối thời Trung Cổ, thị trấn và thành phố tự do đế quốc ở châu Âu đã xây dựng kiến trúc chợ phiên và những chợ phiên này cũng được dùng để tập kết cư dân thành phố và cung cấp dịch vụ cho cư dân. Những kiến trúc này trên thực tế là loạt kiến trúc đầu tiên của ban ngành hành chính thành phố. Toà thị chính Cologne xây dựng vào năm 1135, là một thí dụ đầu tiên của loại kiến trúc đó. Ngoài ra, Toà thị chính Siena xây dựng ở thành phố Siena, Ý vào năm 1297 và Toà thị chính Fiorenza xây dựng ở thành phố Firenze vào năm 1299. Những toà nhà này rất bền vững, bao gồm một toà tháp cao, một đại sảnh và một số văn phòng cung cấp dịch vụ hành chính thành phố bao gồm kho lưu trữ hồ sơ thành phố. Hai toà nhà này trở thành mô hình tiêu chuẩn của toà nhà hành chính thành phố ở châu Âu. Trong các lầu tháp đặt ở trên đỉnh của toà thị chính xếp đặt đồng hồ, trên thực tế, chỉ đạo sinh hoạt và công việc của cư dân thành phố. Toà thị chính Brussels xây dựng vào thế kỉ 15, bao gồm một tháp đồng hồ cao 96 mét, là hình mẫu của nhiều toà thị chính ở châu Âu suốt thế kỉ 19, thí dụ Toà thị chính Vienna.

Trong thế kỉ 19, toà thị chính bắt đầu bao gồm các "phòng đọc sách" để giáo dục cư dân thành phố, sau này việc hội đồng thành phố quản lý một thư viện công cộng trở nên phổ biến. Phòng họp lớn của tòa nhà trở thành nơi tiếp đón, yến tiệc, khiêu vũ và giải trí cho công chúng.

Đến thế kỉ 20, tòa thị chính bắt đầu trở thành nơi để mọi người bầu cử, tiêm chủng, trú ẩn khi có thiên tai, và những hoạt động dân sự và giải trí khác.

[HNMCT] - Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa nơi công sở đã và đang được đẩy mạnh tại nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề xưng hô sao cho có văn hóa trong công sở hiện nay có lúc, có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức. Vậy văn hóa xưng hô nên được hiểu như thế nào, và việc xưng hô có văn hóa nơi công sở có nên trở thành một quy định cứng nhắc hay không? Hànộimới Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam về vấn đề này.

PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

- Thưa PGS.TS Phạm Văn Tình, là một nhà nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa, ông đánh giá thế nào về cách xưng hô của người Việt ở nơi công sở?

- Xưng hô [xưng và gọi] nơi công sở là một cách ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp công chức. Là nơi làm việc của cơ quan nhà nước nên các nhân viên làm việc ở đây phải tuân thủ các quy định chung [về trang phục, giờ giấc, các nghi thức...], trong đó có nghi thức nói năng khi giao tiếp. Mà muốn giao tiếp tốt thì người nói phải biết “xưng” và “hô” sao cho phù hợp.

Văn hóa xưng hô trong môi trường công sở hiện nay vẫn đang tồn tại phổ biến theo dạng những người lớn tuổi sẽ được gọi là bác, cô, chú, anh..., những người trẻ tuổi đa phần sẽ xưng cháu, em... Một bộ phận vẫn giữ nếp cũ gọi lãnh đạo là "sếp" xưng "em", hoặc thân mật hơn, lãnh đạo xưng “u”, “bố” và gọi nhân viên trẻ tuổi là "con"... Tuy nhiên, theo tôi, văn hóa xưng hô nơi công sở vẫn cần phải tuân thủ nguyên tắc xưng hô xã giao và nói chung, chúng ta đang cố gắng hướng tới một cách xưng hô công sở sao cho chuẩn mực. Đó đang và sẽ còn là vấn đề khá phức tạp.

- Có ý kiến cho rằng, do đại từ xưng hô trong tiếng Việt quá phong phú nên mới có sự phức tạp trong cách xưng hô ở môi trường công sở như hiện nay. Ông có đồng tình với ý kiến trên?

- Đúng là hệ thống đại từ xưng hô của tiếng Việt rất phức tạp. Nó phản ánh mối quan hệ khác biệt trong làng xã bao đời nay. Thực chất, đó là cách xưng hô mang tính gia tộc đã tồn tại ở Việt Nam từ xưa đến nay. Hệ thống này phân chia và phân bậc ngôi thứ rất “rắc rối” các “vai vế” trong gia đình với một tôn ti trật tự chặt chẽ [bên nội - bên ngoại, vai trên - vai dưới, người thân - người sơ...]. Cách xưng hô này ảnh hưởng và chi phối tới cách xưng hô ngoài xã hội mà bao đời nay người Việt vẫn “vô tư” sử dụng như một nguyên tắc “luật bất thành văn”.

- Vậy theo ông, với cách xưng hô nơi công sở theo hướng “gia đình hóa” như vậy, liệu rằng người trẻ có nghĩ mình là bậc con cháu mà mất đi sự tự tin không?

- Xưng hô là bước đầu tiên để thiết lập một cuộc giao tiếp. Người xưng phải “định vị” vai giao tiếp hợp lý thì cuộc trao đổi mới diễn ra thuận lợi. Người Việt xưng hô thường tuân thủ nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn” [xưng thì nhún nhường, gọi thì tôn kính]. Trong bao đời nay, tuổi tác của mỗi người là một giá trị cần được tôn trọng. Vì vậy, người ít tuổi phải xưng hô làm sao để phản ánh được thói quen, được coi là phép lịch sự tối thiểu khi đứng trước người lớn tuổi hơn mình. Trong trường hợp đó, dùng các cặp từ xưng hô gia tộc là đắc dụng hơn cả. Nếu phá vỡ nguyên tắc đó, sẽ làm cho người đối thoại đánh giá mình là người không lịch duyệt, kém văn hóa và cuộc giao tiếp có nguy cơ thất bại.

Tôi không nghĩ xưng hô “hạ mình” xuống bậc con cháu sẽ làm mất sự tự tin của “đương sự”. Cái quan trọng là người nói phải thể hiện đúng tư cách của mình khi làm việc. Chính cách nói năng đúng mực, lễ phép, lịch sự và tầm hiểu biết của người nói quyết định thành công cho mọi cuộc giao tiếp. Khi đã vào cuộc rồi thì nội dung trao đổi sẽ là trung tâm câu chuyện, và lúc ấy, cách xưng hô “hạ bậc” kia không làm mất sự tự tin của ai đó. Nếu “bác” là người kém hiểu biết, non ứng xử thì chính “cháu” [người hiểu biết, chủ động hơn] sẽ là người làm chủ tình hình.

- Trước đây, đã có lần văn hóa xưng hô được nhắc đến trong việc xây dựng văn hóa nơi công sở. Theo ông, khi đưa ra những quy định một cách bắt buộc về xưng hô vào văn hóa công sở, nó có tạo nên sự cứng nhắc không?

- Trong nhiều diễn đàn trao đổi gần đây, nhiều ý kiến [của giới ngôn ngữ học, văn hóa học, xã hội học...] đề nghị áp dụng cách xưng hô trong xã giao, có nghĩa là vào môi trường công sở, bất luận trường hợp nào, người ta chỉ dùng cặp xưng hô “tôi - ông/bà” hoặc “tôi - đồng chí” cho trung tính, theo hướng chuẩn hóa. Nhưng rõ ràng, thực tế khó áp dụng triệt để vì vấp phải vấn đề văn hóa giao tiếp. Một cô sinh viên mới ra trường đi xin việc, gặp một “sếp” đạo mạo mà cứ “ông ông, tôi tôi” thì chắc “sếp” sẽ cho “out” vì kiểu nói năng bị cho là “thiếu lễ độ” này. Tất nhiên, trong bối cảnh khác [họp hành, hội nghị] thì mọi người có thể “trung hòa hóa”, xưng tôi với “các ông, các bà, các anh, các chị” hoặc với “các đồng chí”. Thái độ đúng mực sẽ làm cho người đối thoại thấy thoải mái và tôn trọng.

Chính vì thế, hướng tới sự chuẩn mực, có văn hóa trong xưng hô công sở là cần thiết, nhưng không thể có một chuẩn mực mang tính áp đặt, cứng nhắc. Khi chỉ có hai người giao tiếp tại công sở thì cần có sự linh hoạt [ở mức chấp nhận được] trong cách xưng hô. Sự nhanh trí, linh hoạt trong ứng xử, xưng hô chính là thể hiện sự thông minh và vốn văn hóa của mỗi người. Chính vì thế, tôi cho rằng, chuẩn xưng hô công sở không thể “nhất thành bất biến” mà phải tùy tình huống, mà trong điều này, vai trò của mỗi người tham gia giao tiếp rất quan trọng.

- Vậy theo ông, trong môi trường công sở nên xưng hô như thế nào cho hợp lý và thuận tiện cho công việc, nhất là với người trẻ tuổi cần sự tự tin?

- Tuổi trẻ bây giờ có điều kiện [cả về vật chất, tinh thần, giáo dục] nên họ rất thông minh, giỏi giang. Tất nhiên, có thể họ còn thiếu hụt tri thức trong “phông” văn hóa cần có, trong đó có văn hóa xưng hô, vì thế không tránh khỏi sự “lệch pha” giao tiếp. Tôi nghĩ, với bất cứ một người bản ngữ nói tiếng Việt nào, họ đều có vốn liếng từ ngữ, sự trải nghiệm nhất định. Họ sẽ nhanh chóng thích nghi và tìm được cách ứng xử thích hợp cho cách xưng hô của họ trong công sở. Xưng hô công sở - đó là vấn đề liên quan tới ngôn ngữ và văn hóa mà chúng ta đang hướng tới. Người Hà Nội vốn được coi là hiểu biết và thanh lịch, sẽ là những người đi đầu trong việc thể hiện một phong cách xưng hô công sở đúng mực và văn hóa.

Nơi làm việc của các cơ quan được gọi là gì?

Trong Đại từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hoá thông tin, xuất bản năm 1998, công sở được định nghĩa như sau: “Công sở là trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan nhà nước nói chung”.

Nơi làm việc của các quan ngày xưa gọi là gì?

Vào thời xưa, nha môn [牙门] là tên gọi của nơi quan lại làm việc. Trong tiếng Trung, "nha"[牙] có nghĩa là răng, "môn" [门] có thể hiểu là cửa. Viết về cách gọi nha môn, trong "Quảng Vận" có ghi: "Nha, nha phủ dã", ý nói "nha" cũng chính là nha phủ. Trong lịch sử Trung Hoa, nha môn đã từng có hai cách viết.

Chủ Đề