Nồng độ cồn đối với xe máy

Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy

Anh chị cho em hỏi, em đi làm về do trời nắng quá nên mấy anh em rủ nhau vào làm mấy cốc bia hơi, ngồi chời trời mát thì về nhà. Lúc về thì thấy cơ động chạy và bắt dừng xe để đo nồng độ cồn. Em thì không có người đèo nên tự đi xe về do đó nên thổi nồng độ cồn tận 0,4mg/lít khí thở lận. Vậy với lỗi này thì có bị tước giấy phép lái xe không ạ? Em cảm ơn ạ.

  • Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của CSGT
  • Nồng độ cồn trong hơi thở

T
ư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề: Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ tại điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt liên quan đến nồng độ cồn như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

Theo quy định trên, nếu điều khiển xe mô tô trên đường mà trong máu hoặc trong khí thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml đến 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn điều khiển xe máy có sử dụng rượu bia và khi thổi nồng độ cồn có kết quả là: 0,4 mg/lít khí thở nên bạn sẽ bị xử phạt là 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, căn cứ tại điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

e] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

Theo quy đinh này, ngoài hình thức xử phạt tiền, bạn có bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 tháng – 18 tháng khi có hành vi vi phạm về nồng độ cồn theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Kết luận: bạn điều khiển xe máy có nồng độ cồn là 0,4mg/lít khí thở sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng – 5.000.000 đồng và giữ giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

  • Xử phạt khi điều khiển xe máy chuyên dùng có nồng độ cồn trên 0,4mg/lít khí thở
  • Xử phạt lỗi điều khiển xe máy khi vượt quá nồng độ cồn cho phép

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Nồng độ cồn 0,4 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy; bạn vui lòng liên hệ  Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm:

  • Cao 1m40 có được thi bằng lái xe B1 ?
  • Sự khác nhau giữa xe ô tô chở công nhân trên 16 chỗ và dưới 16 chỗ
  • Trách nhiệm bồi thường dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông
  • Năm 2021 xe máy đi vào đường cao tốc bị phạt như thế nào?
  • Xử phạt lỗi trả khách tại nơi có biển cấm đỗ của xe khách như thế nào?

Nồng độ cồn 0,7 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy

Tôi bị công an bắt vì nồng độ cồn trong máu quá cao là 0,7mg/lít khí thở họ kêu là lỗi này phạt tận mấy chục triệu không biết có phải không ạ. Do tôi đi vội nên không cầm theo giấy tờ thế là họ giữ phương tiện của tôi luôn. Vậy cho hỏi lỗi này sẽ bị xử phạt bao nhiêu ạ và họ giữ phương tiện của tôi là đúng không ạ? Xin cảm ơn.

  • Có được nhờ người khác lấy xe hộ khi vi phạm nồng độ cồn?
  • Mức phạt khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn
  • Có bị tạm giữ xe khi nồng độ cồn 0,6 mg/lít khí thở?

Tư vấn giao thông đường bộ:

Vấn đề: Nồng độ cồn 0,7 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, về mức phạt khi điều khiển xe vượt quá nồng độ cồn;

Căn cứ tại điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e] Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;”

Theo quy định trên, khi người điều khiển xe mô tô mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt hành chính. Theo đó, với nồng độ cồn của bạn là 0,7mg/lít khí thở thì mức phạt sẽ là 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Do đó, cảnh sát giao thông nói với anh mức phạt tận mấy chục triệu là chưa đúng.

Ngoài ra, căn cứ tại điểm e Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình thức phát bổ sung như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

g] Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.”

Như vậy, hành vi điều khiển xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn là 0,7mg/lít khí thở là vi phạm quy định tại điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên ngoài mức phạt nêu trên sẽ bị phạt hình thức bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Thứ hai, về việc giữ phương tiện giao thông;

Căn cứ tại điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ phương tiện như sau:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính [được sửa đổi, bổ sung năm 2020] đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:

b] Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”

Theo quy định trên, nếu người điều khiển xe mô tô mà có hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại điểm e Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Công an giao thông có quyền tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt. Do đó, bạn bị vi phạm về nồng độ cồn nên công an giao thông có quyền tạm giữ phương tiện của anh trước khi ra quyết định xử phạt là đúng và có cơ sở.

Kết luận: Với hành vi vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển xe mô tô sẽ bị xử phạt như sau:

– Mức phạt là 6.000.000 – 8.000.000 đồng;

– Bạn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;

– Tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt.

Trên đây là bài viết về vấn đề Nồng độ cồn 0,7 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

  • Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông có bị phạt thêm không?
  • Trễ hẹn lên giải quyết vi phạm giao thông có bị tịch thu phương tiện không?

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề: Nồng độ cồn 0,7 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Xem thêm:

  • Cơ quan nào cấp bản sao trích lục giấy khai sinh?
  • Yêu cầu tập huấn nghiệp vụ du lịch đối với người lái xe du lịch
  • Năm 2022 lùi xe ô tô có cần phải bật tín hiệu báo trước không?
  • Bắt buộc tập huấn nghiệp vụ đối với lái xe của công ty kinh doanh vận tải
  • Mức xử phạt người điều khiển xe máy đeo tai nghe năm 2022

Chủ Đề