Ông công ông táo 2023 ngày bao nhiêu năm 2024

Theo các chuyên gia văn hóa, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể cúng trước hay sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp hoặc trước khoảng 1 - 2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình.

Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23 giờ ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày, Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu. Nếu Táo quân nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và vị nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23 tháng Chạp.

Năm nay, Tết ông Công ông Táo vào thứ Bảy ngày 14/1/2023. Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ [11 giờ - 13 giờ] ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.

Cần chú ý điều gì khi cúng ông Công, ông Táo

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công, ông Táo thì phải chú ý điều này.

Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.

Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không đòi hỏi quá cầu kỳ nhưng phải tươm tất. Tùy điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình để chuẩn bị lễ.

Ngoài ra cần lưu ý người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng kín đáo không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn…

Thả cá chép như nào mới đúng và có tài lộc?

Sau khi cúng lễ nên chọn địa điểm phù hợp, nhẹ nhàng thả cá chép. Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ [12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp] thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.

Người Việt Nam quan niệm cá chép là phương tiện để đưa ông Táo về trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những chuyện trong năm của các gia đình nơi hạ giới. Bên cạnh đó, tục lệ này còn thể hiện sự từ bi, nhân ái của người Việt, đồng thời cũng là thể hiện cho tinh thần vượt khó để hướng đến những điều tích cực và tốt đẹp hơn. Vậy thả cá chép đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và ở đâu là chuẩn nhất?

Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống sông, hồ, khiến cá không thể sống được. Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.

Tuyệt đối tránh hành vi thả cá ồ ạt, theo phong trào, không chú ý xem cá có cơ hội sống sót hay không. Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.

Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất.

[Baonghean.vn] - Cúng ông Công, ông Táo là phong tục truyền thống ngày Tết của dân tộc ta để tạ lễ năm cũ và cầu chúc cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Vậy năm 2023 cúng ông Công, ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp để mang lại nhiều may mắn cho gia chủ?

Trong quan niệm của người Việt, ông Công và 3 vị Thần Táo [hay vua Bếp] là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công, ông Táo về trời luôn được các gia đình thực hiện chu đáo. Ngày Tết ông Công, ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 14/1/2023 dương lịch.

Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công, ông Táo năm 2023:

- Ngày 17 tháng Chạp [8/1/2023 dương lịch]: Tức Chủ nhật, ngày Bính Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ.

- Ngày 18 tháng Chạp [9/1/2023 dương lịch]: Tức thứ Hai, ngày Đinh Mão, là ngày Hoàng Đạo.

- Ngày 20 tháng Chạp [11/01/2023 dương lịch]: Tức thứ Tư, ngày Kỷ Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

- Ngày 23 tháng Chạp [14/1/2023 dương lịch]: Tức thứ Bảy, ngày Nhâm Thân, Hoàng Đạo Tư Mệnh.

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023:

- Ngày 17 tháng Chạp:

Các khung giờ đẹp trong ngày 17 tháng Chạp năm Nhâm Dần gồm: Tý [23h-1h]; Sửu [1h-3h]; Thìn [7h-9h]; Tỵ [9h-11h]; Mùi [13h-15h]; Tuất [19h-21h].

- Ngày 18 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 18 tháng Chạp gồm: Tý [23h-1h]; Dần [3h-5h]; Mão [5h-7h]; Ngọ [11h-13h]; Mùi [13h-15h]; Dậu [17h-19h].

- Ngày 20 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 20 tháng Chạp gồm: Sửu [1h-3h]; Thìn [7h-9h]; Ngọ [11h-13h]; Mùi [13h-15h]; Tuất [19h-21h]; Hợi [21h-23h].

Trong đó, giờ Ngọ ngày 20 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân. Nếu gia chủ tiến hành làm lễ cúng Táo quân vào khung giờ này sẽ hứa hẹn cả năm mới gặp nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành.

- Ngày 23 tháng Chạp:

Các khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp gồm: Thìn [7h-9h], Tỵ [9h-11h], tốt nhất là trước 12 giờ trưa.

Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Nhâm Dần, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo

Theo phong tục, lễ cúng Táo quân không thể thiếu được những vật phẩm sau:

- Bánh kẹo, trầu cau, rượu.

- Hương thơm, hoa tươi, ngũ quả.

- Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén.

- Ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi bay về trời.

Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể cúng lễ chay hay lễ mặn.

Bài văn khấn ông Công ông Táo được lưu truyền trong dân gian

Nam mô a di đà Phật! [3 lần].

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là :.............

Ngụ tại :.......................

Nhằm ngày .... tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời :

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

ông Công ông Táo 2023 là ngày bao nhiêu?

Tết ông Công ông Táo nhằm ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Đây là một trong những ngày lễ cúng quan trọng dịp trước Tết Nguyên Đán. Ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay nhằm ngày thứ Bảy 14/1/2023 [dương lịch].

Cúng ông Công ông Táo năm 2024 ngày nào đẹp?

Dưới đây là những ngày đẹp để cúng ông Công ông Táo năm 2024: - Ngày 17 tháng Chạp [27/1/2024 dương lịch]: Tức thứ Bảy, ngày Canh Dần, là ngày Hoàng đạo Kim Quỹ. - Ngày 20 tháng Chạp [30/01/2024 dương lịch]: Tức thứ Ba, ngày Quý Tỵ, là ngày Hoàng đạo Ngọc Đường.

Lễ cúng ông Công ông Táo bắt đầu từ ngày nào?

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được cúng vào đúng ngày ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên tùy vào điều kiện gia đình, bạn có thể cúng ông Công ông Táo trước từ 1 ngày - 1 tuần, nhưng tốt nhất là vẫn nên làm lễ rước ông Công ông Táo về trời trong khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết ông Công ông Táo 2023?

Ngày đưa ông Táo về trời 2024 là ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão [2024] là thứ Sáu, ngày 02 tháng 02 năm 2024. Ngày hôm nay là ngày 12/12/2023 thì còn 54 ngày nữa là đến ngày đưa ông Táo về trời.

Chủ Đề