Ống thông dụng để hút dịch dạ dày là gì

Ống thông mũi dạ dày hay ruột non được dùng để làm giảm áp lực dạ dày. Dùng để điều trị mất trương lưc dạ dày, tắc ruột, loại bỏ chất độc đường tiêu hóa, đưa thuốc giải độc [như, than hoạt], hoặc cả hai; lấy chất chứa trong dạ dày làm xét nghiệm [thể tích, lượng axit, máu]; cung cấp dinh dưỡng.

Chống chỉ định đặt thông mũi dạ dày bao gồm

  • Tắc mũi họng hoặc thực quản

  • Chấn thương hàm mặt mức độ nặng

  • Bất thường đông máu chưa điều trị

Giãn tĩnh mạch thực quản trước đó có thể cân nhắc là chống chỉ định, nhưng thiếu bằng chứng về tác dụng không mong muỗn.

Một số loại ống thông có sẵn. Ống Levin hay Salem được dùng để giảm áp lực dạ dày, phân tích, hiếm khi dùng để cho ăn ngắn ngày. Một loạt ống dài, mỏng được dùng dài ngày nuôi dưỡng đường ruột Dinh dưỡng qua ống thông .

Để đăt ống thông, bệnh nhân ngồi thẳng, nếu không thể, nằm ở tư thế nghiêng trái. Thuốc gây tê tại chỗ được xịt vào mũi và họng sẽ làm giảm khó chịu. Với tư thế đầu bệnh nhân uốn cong một phần. ống đã bôi trơn được đưa vào qua lỗ mũi trước, ra sau xuống dưới để phù hợp với giải phẫu mũi họng. Kỹ thuật để tiếp cận thành trước họng, bệnh nhân uống một chút nước qua ống hút. Ho dữ dội với luồng khí thở ra qua ống thông cho biết đã đặt nhầm vị trí vào khí quản. Hút dịch dạ dày sau đó bơm lại dạ dày. Vi trí của các ống lớn hơn có thể được xác định bằng cách bơm 20-30 mL không khí vào và dùng ống nghe nghe tiếng thổi của luồng khí ở vị trí hạ sườn trái.

Unable to find ViewModel builder for Vasont.Multimedia.

Với vài loại ống nhỏ hơn, ống cho ăn đường ruột linh hoạt cần sử dụng que sắt cứng hoặc que thông. Những ống này cần đèn huỳnh quang hoặc nội soi trợ giúp để qua được môn vị.

Biến chứng đặt ống nội khí quản hiếm gặp bao gồm, chấn thương mũi họng có hay không có chảy máu, khó thở, chấn thương thực quản hoặc xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày [và rất hiếm] nội sọ hoặc trung thất.

HÚT DỊCH DẠ DÀY

1. cơ sở lý thuết

1.1 Mục đích.

Hút dịch dạ dày là thủ thuật đưa ống thông qua đường mũi hoặc miệng vào dạ dày để hút dịch trong dạ dày với mục đích:

- Xét nghiệm: Tìm vi khuẩn, xác định thành phần, tính chất, số lượng dịch dạ dày để góp phần chẩn đoán một số bệnh.

- Ðể làm giảm áp lực trong dạ dày, góp phần phòng ngừa và chống chướng bụng.

1.2. ÁP dụng.

- Các bệnh về dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị

- NGHI NGỜ LAO PHỔI Ở trẻ em, vì trẻ nhỏ thường không ho khạc đờm ra ngoài mà lại nuốt đờm, nên thường lấy dịch dạ dày để soi tươi và nuôi cấy

tìm trực khuẩn lao.

- Các trường hợp bệnh nhân bị chướng bụng.

- Trước, trong và sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa, đặc biệt là phẫu thuật dạ dày.

1.3. Không áp dụng.

- BỆNH LÝ Ở THỰC quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch thực quản.

- TỔN THƯƠNG CẤP TÍNH Ở thực quản: Bỏng thực quản do hóa chất mạnh.

- Trong những trường hợp nghi thủng dạ dày, chảy máu dạ dày.

2. QUY TRìNH Kỹ THUậT HúT DịCH Dạ DàY.

2.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân biết về việc sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân yên tâm và cộng tác trong khi làm thủ thuật. Giải thích và hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân những vấn đề cần thiết nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân không tỉnh.

- Hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết, dặn bệnh nhân nhịn ăn trước khi làm thủ thuật 12 giờ trong trường hợp hút theo kế hoạch.

2.2. Chuẩn bị dụng cụ: rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.

2.2.1. Dụng cụ vô khuẩn:

Dụng cụ vô khuẩn được xếp trong một khay có trải và phủ bằng một khăn vô khuẩn.

- 1 ống Levin cỡ số tùy thuộc vào bệnh nhân.

- 1 bơm tiêm 20ml.

- 1 cốc đựng dầu nhờn.

- 1 khay quả đậu

- 1 kẹp ống thông.

- Vài miếng gạc.

2.2.2. Dụng cụ sạch:

- 1 lọ dầu nhờn

- 1 cốc nước chín

- 1 ống nghe tim phổi

- Băng dính - kéo cắt băng dính.

- Giá ống nghiệm và ống nghiệm

- Phiếu xét nghiệm

- Bút đánh dấu

2.2.3. Dụng cụ khác:

- Tấm nylon

- Khăn bông

- Khay quả đậu hoặc túi giấy.

- Chậu dung dịch sát khuẩn.

2.3. Tiến hành

- Mang dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.

- Cho bệnh nhân ngồi trên ghế tựa hai chân buông thõng hoặc cho bệnh nhân nằm đầu cao.

- Choàng nylon trước ngực bệnh nhân, phủ khăn bông phía ngoài.

- Rửa tay, mở khay vô khuẩn.

- ĐỔ DẦU nhờn ra cốc.

- Ðo khoảng cách của ống thông rồi dùng bút hoặc băng dính đánh dấu lại, sau đo cuộn ống thông lại. Khoảng cách của ống thông được đo từ đỉnh mũi đến dái tai rồi từ dái tai xuống đến mũi xương ức.

- Bôi trơn đầu ống thông.

- Ðặt khay quả đậu dưới cằm bệnh nhân, có thể yêu cầu bệnh nhân tự cầm khay quả đậu hoặc nhờ người giữ.

- Người làm thủ thuật đứng đối điện với bệnh nhân chếch về một bên. Tay trái cầm ống thông đã cuộn, tay phải cầm phía đầu ống như kiểu cầm bút, tay nào thuận thì cầm đấu ống thông, cầm cách đầu ống thông 10 - 15cm.

- Nhẹ nhàng đưa ống thông vào một bên lỗ mũi người bệnh. Khi đầu ống thông vào đến họng thì bảo bệnh nhân ngả đầu về phía trước và nuốt, đẩy dần ống thông vào cho đến vạch đã đánh dấu thì ngừng lại. Cố định ống thông vào sống mũi hoặc một bên má bệnh nhân bằng băng dính.

+ Ðưa nhẹ nhàng tránh gây sây xát lỗ mũi bệnh nhân.

+ HÚT HOẶC LAU SẠCH ÐỜM DÃI Ở mũi miệng bệnh nhân trước khi đưa ống thông vào.

+ Khi đưa ống thông vào bảo bệnh nhân há miệng thở đều hoặc có thể cho bệnh nhân ngậm một ít nước và uống khi nuốt ống thông.

+ Phải luôn quan sát bệnh nhân nếu thấy bệnh nhân ho sặc sụa, tiết nhiều đờm dãi, khó thở tím tái thì phải ngừng lại, rút ống ra và đặt lại.

- Kiểm tra xem đầu ống thông đã vào đến dạ dày chưa bằng một trong 3 cách sau:

+ Dùng bơm tiêm hút qua đầu ngoài của ống, nếu thấy dịch dạ dày chảy ra là được.

+ Dùng bơm tiêm hút 10 - 20ml không khí rồi bơm vào dạ dày qua đầu ngoài ống thông, đồng thời để loa ống nghe lên trên vùng thượng vị, mắc tai nghe vào tai để nghe trong khi bơm, nếu có tiếng động của không khí tức là đầu ống thông đã vào đến dạ dày.

+ Nhúng đầu ngoài ống thông vào cốc nước. Nếu không thấy bọt sủi lên là được.

- Hút dịch dạ dày:

- Hút nhẹ nhàng từ từ với áp lực thấp.

- Trường hợp bệnh nhân bị chướng thì hút cho đến lúc đỡ chướng thì thôi.

- Trường hợp để xác định số lượng dịch dạ dày thì phải hút cho đến lúc địch không còn chảy ra nữa.

- Nếu tìm trực khuẩn lao thì chỉ cần hút lấy 5ml vào ống nghiệm là đủ.

- Sau khi hút xong, kẹp ống thông lại rồi từ từ rút ống thông ra, rút ra đến đâu dùng gạc lau đến đó cho đến khi hết ống rồi ngâm ống vào chậu đựng dung dịch sát khuẩn.

- Cho bệnh nhân xúc miệng bằng nước chín.

- Sửa lại giường cho bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm tư thế thoải mái.

- Gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm nếu có yêu cầu.

2.4. Thu dọn dụng cụ:

- Ðưa toàn bộ dụng cụ đã sử dụng về phòng cọ rửa để xử lý theo quy định.

- Trả các dụng cụ khác về chỗ cũ.

2.5. Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ làm thủ thuật

- SỐ LƯỢNG dịch hút ra, màu sắc, tính chất.

- Tình trạng chung của người bệnh.

- Các xét nghiệm đã làm.

- TÊN NGƯỜI LÀM THỦ THUẬT.

3. THEO DõI Và CHĂM SóC BệNH NHÂN TRONG Và SAU KHI HúT DịCH

- Trong khi hút không được di động ống.

- Quan sát và theo dõi sát bệnh nhân để tránh đưa nhầm ống thông vào đường hô hấp.

- Sau khi hút địch đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, giữ ấm cho bệnh nhân [nếu là mùa đông].

- Theo dõi tình trạng chung: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp.

- Gửi đi làm xét nghiệm để giúp cho chẩn đoán.

- Hướng dẫn bệnh nhân ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhẹ, ăn làm nhiều bữa, tránh các chất kích thích.

- Thực hiện thuốc theo y lệnh.

[Cập nhật: 19/11/2017]

I. ĐẠI CƯƠNG/ĐỊNH NGHĨA

Đặt ống thông dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông qua đường miệng hoặc đường mũi vào dạ dày người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Để nuôi dưỡng: đối với những người bệnh hôn mê, co giật, trẻ đẻ non [phản xạ mút, nuốt kém], dị dạng đường tiêu hóa nặng hoặc ăn bằng đường miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt.

Để rửa dạ dày: trong trường hợp ngộ độc cấp hoặc chảy máu

Để dẫn lưu dịch dạ dày, giúp giảm áp lực trong ống tiêu hóa: trong các trường hợp tắc ruột, liệt ruột cơ năng [viêm tụy cấp…] hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa.

Theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày, sự tái phát của chảy máu dạ dày.

Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tổn thương ở thực quản: u, dò, bỏng thực quản dạ dày do acid hoặc kiềm mạnh, teo thực quản.

- Nghi thủng dạ dày

- Áp xe thành họng

- Tổn thương vùng hàm mặt

- Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch, động mạch thực quản.

IV. CHUẨN BỊ

Người thực hiện: một điều dưỡng [điều dưỡng]

Phương tiện

Ống Faucher cỡ to 14-22 [đường kính trong từ 6-10mm].

Găng tay sạch: 2 đôi.

Dầu nhờn: K - Y hoặc parafin.

Gạc vô trùng

Băng dính.

Túi dẫn lưu ống thông dạ dày.

Ống nghe. Bộ đo huyết áp

- Bơm tiêm 50 ml, máy hút [nếu có]

- Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm [nếu có] - Hộp thuốc chống shock

- Bát kền

3. Người bệnh

- Động viên, giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm để người bệnh yên tâm và hợp tác. Nếu người bệnh hôn mê phải giải thích cho người nhà.

- Tháo răng giả [nếu có]

- Nếu hôn mê có nguy cơ sặc: đặt nội khí quản có bóng chèn, bơm căng bóng.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi [người bệnh tỉnh] hoặc nằm đầu thấp, mặt nghiêng về bên trái [người bệnh hôn mê].

Đo độ dài của ống thông [đo từ cánh mũi tới dái tai vòng xuống mũi ức, khoảng 45- 50 cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn].

Bôi trơn đầu ống thông [khoảng 5 cm, không để dầu đọng trong ống làm người bệnh sặc]

Bảo người bệnh há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng hoặc canun Guedel [người bệnh không tỉnh], luồn ống thông qua miệng. Nếu khó khăn có thể luồn qua mũi theo đường đi của lỗ mũi.

Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên người bệnh nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng thì dừng lại. Nếu người bệnh có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.

Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách: bơm khí khoảng 30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi khí.

Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính.

Lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày

- Ghi hồ sơ bệnh án: loại ống thông, kých cỡ, sự hợp tác của người bệnh trong quá trình làm thủ thuật và phương pháp kiểm tra vị trí của ống thông.

VI. THEO DÕI

Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

Phản xạ ho sặc tránh hít phải dịch.

Trường hợp lưu ống thông, thì sau 3 – 7 ngày [tùy điều kiện] thay ống thông và đổi lỗ mũi.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Nôn mửa gây sặc dịch dạ dày: máy hút, đặt nội khí quản

Nhịp tim chậm, ngất do kých thích dây X: hồi sức cấp cứu.

Đặt nhầm vào khí quản: khi thấy người bệnh ho, sặc, tím môi phải rút ống thông ngay.

Tổn thương vùng mặt.

Video liên quan

Chủ Đề