Pa trong công nghệ thông tin là gì

Khi làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là IT, thì chúng ta cần phải nắm được các khái niệm thường được sử dụng rộng rãi để công việc diễn ra suôn sẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững một số thuật ngữ chuyên ngành CNTT để bạn có thể tự tin làm việc trong môi trường hội nhập công nghệ. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu chi tiết về một số thuật ngữ chuyên ngành CNTT ngay nhé. 

Algorithm

Algorithm là thuật toán, đây là trình tự xử lí để có thể thực hiện được một tác vụ trên máy tính. Ví dụ để xây dựng được một phần mềm hay ứng dụng, nhiều khi ngôn ngữ lập trình thôi là chưa đủ, lập trình viên còn cần hiểu rõ các thuật toán nữa.

Account

Là tài khoản sử dụng một dịch vụ nào đó, cho phép bạn truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên hay tính năng của dịch vụ.

Nén dữ liệu

Là việc thu nhỏ dung lượng của một tệp/data mà không làm mất đi ý nghĩa của nó theo trình tự nhất định.

Giải nén

Khôi phục lại trạng thái ban đầu của dữ liệu đã bị nén.

Infrastructure [infra]

Thường được biết đến là "cơ sở hạ tầng", là những gì cơ bản cần thiết để có thể thực hiện một việc. Trong CNTT, từ này có nghĩa là tất cả các máy móc, thiết bị, thiết lập cần thiết để vận hành một hệ thống, dịch vụ, phần mềm.

Wikipedia [wiki]

Nếu ai đó nói với bạn "wiki đi", hoặc "tra wiki đi", thì tức là họ muốn bạn tự tìm hiểu vấn đề đó trên Wikipedia.com - nền tảng chia sẻ kiến thức toàn cầu phổ biến nhất thế giới. Cũng có thể coi Wikipedia là cuốn bách khoa toàn thư, có thể giải thích cho bạn hầu hết các vấn đề cơ bản trong CNTT. Tuy nhiên lưu ý rằng, các thông tin trên Wikipedia là do người dùng đóng góp và được kiểm duyệt bởi một bộ phận người dùng khác. Chính vì thế độ chính xác của các thông tin trên Wikipedia không phải là 100%. Tuy nhiên với các khái niệm kiến thức chuyên ngành thì thường khá ít sai sót.

Stack Overflow

Một trang web hỏi đáp cực kì phổ biến và hữu ích dành cho dân IT. Stack Overflow hoạt động dưới cơ chế hỏi và trả lời, một người hỏi, nhiều người khác vào trả lời. Những câu trả lời được yêu thích nhất sẽ hiển thị lên trên. Ưu điểm của nền tảng này là các chủ đề hoàn toàn xoay quanh CNTT. Đặc biệt, số lượng câu hỏi vô cùng nhiều và đa dạng. Hầu như tất cả mọi vấn đề mà bạn thắc mắc, có thể đã được hỏi trên Stack Overflow. Và nếu chưa có câu hỏi, bạn cũng có thể đăng ký tài khoản và bắt đầu hỏi.

Archive

Là phần mềm dùng để tổng hợp nhiều file vào chung 1 file. Nhờ việc tổng hợp này mà giảm được thời gian gửi nhận file qua network, bên cạnh đó việc quản lí ổ cứng cũng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Add on / Add in / Extension

Là các chức năng mở rộng được bổ sung cho ứng dụng. Những add-on này xuất hiện để phục vụ nhu cầu đặc thù của một bộ phận người dùng mà không thể thực hiện được với các chức năng cơ bản của app.

Extension

Là phần đầu tiên phía bên phải của dấu "." ở trong tên file.

Lưu ý: Cần phân biệt với extension dùng đồng nghĩa với Add on.

HTML

Viết tắt của Hypertext Markup Language, là ngôn ngữ mark-up siêu văn bản dùng để tạo ra các trang Web. HTML giúp xây dựng cấu trúc logic của văn bản hay diện mạo của trang web. Ngoài ra, HTML cũng cho phép chèn các file media như hình ảnh, âm thanh, video vào trong văn bản, hay cũng có thể chèn các hyper link đến các trang web, văn bản khác. Chúng ta sẽ sử dụng trình duyệt Web để xem các văn bản được tạo bằng HTML. Tuy nhiên, các văn bản HTML là một dạng của text nên khi mở HTML bằng text editor thì ở mỗi thẻ tag đều có thể đọc và viết giống như văn bản text.

SSL

Viết tắt của Secure Socket Layer, là một lớp bảo mật cho dữ liệu truyền tải giữa máy chủ web và trình duyệt. SSL giúp cho các thông tin truyền đi và nhận về được mã hóa đầu cuối, qua đó nâng cao tính bảo mật cho website và người dùng website.

OS

Viết tắt của Operating System, là hệ thống phần mềm quản lý toàn bộ thiết bị máy tính [hoặc điện thoại,...]. OS cung cấp các chức năng cơ bản nhất như keyboard input, screen output, disk, quản lí memory,...

Customize

Nghĩa gốc: tùy chỉnh. Customize được sử dụng rất nhiều, nhưng nó đều mang tính chất là tùy chỉnh/ điều chỉnh lại so với hiện tại. VD: điều chỉnh lại thiết kế, cài đặt của phần mềm và chỉnh sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của user.

Cookie

Là một dạng bản ghi được tạo ra và lưu trữ tạm thời trên máy tính thông qua trình duyệt Web. Cookie giúp các hệ thống tracking theo dõi được hành vi duyệt web của người dùng.

Control panel

Là menu tập chung các phần mềm software để setting máy tính, OS. Thường được sử dụng cho các màn hình thao tác như Windows, Mac OS.

Thumbnail

Là ảnh xem trước [preview image]. Hầu như được thu nhỏ để người dùng nắm bắt được nội dung của tài liệu bất kỳ mà không cần phải bật lên.

Thread

Là tập hợp nhiều bài viết thuộc cùng một chủ đề, đây là cách phân loại thông tin được sử dụng phổ biến bởi nhiều ứng dụng email, bảng thông báo, nhóm tin tức và diễn đàn trên Internet. Do tập hợp nhiều bài viết trong cùng một thread nên người dùng có thể dễ dàng lựa chọn tham gia các chủ đề mà mình quan tâm.

Solution

Là hệ thống thông tin dùng để thực hiện các yêu cầu, giải quyết các vấn đề nghiệp vụ. Các nhà cung cấp sẽ thiết kế hệ thống theo yêu cầu của khách hàng, tổng hợp các yếu tố cần thiết [hardware, software, đường truyền thông, nhân viên hỗ trợ,...] và cung cấp cho họ. Đây là từ mang nhiều ý nghĩa và thường được sử dụng với ý nghĩa về "sản phẩm được customize" hay "sản phẩm trọn gói bao gồm nhiều sản phẩm"

Database

Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được chia sẻ bởi các user hay bởi các application. Ngoài ra, cũng có trường hợp database bao gồm cả hệ thống quản lí.

Domain

Địa chỉ của website trên mạng internet.

Script

Script là một chương trình hoặc một tập hợp các lệnh được dịch hoặc thực hiện bởi một chương trình khác thay vì vi xử lí của máy tính. Lập trình viên sử dụng script để thực hiện tự động một nhóm các tác vụ theo thứ tự chỉ định sẵn. Các ngôn ngữ thường được sử dụng để viết script gồm có Perl, VBScript, JavaScript,...

Hypertext

Là một hệ thống văn bản sử dụng máy tính. Là cơ cấu có thể liên kết nhiều văn bản với nhau, chèn thông tin vị trí [hyperlink] của một văn bản vào một văn bản tùy chọn.

Bug

Là lỗi ở trong chương trình máy tính. Các chương trình trong máy tính là do con người tạo nên nên việc tạo ra một chương trình hoàn toàn không có lỗi là điều không thể. Hiện tại có các chương trình Bug Bounty, nơi mà các công ty sẽ trao thưởng cho những người tìm ra bug trên các website và hệ thống của họ.

Debug

Là thao tác loại bỏ bug trong quá trình phát triển phần mềm. Thông thường người ta sử dụng phần mềm Debugger để hỗ trợ phát hiện ra và xử lí bug. Các nhân viên phát triển phần mềm khi phát hiện ra bug sẽ xử lí bug.

Firewall

Tường lửa là hệ thống phòng tránh sự xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong mạng lưới hệ thống của tổ chức.

Ngoài ra, các máy tính cá nhân cũng có firewall để giúp phòng tránh các sự xâm nhập của tác nhân xấu.

Theo BizFly Cloud

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về mô hình OSI là gì? Các lớp trong mô hình OSI

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cậptại đây.

Một số công việc CNTT có mức lương cao yêu cầu ứng viên phải có bằng Cử nhân, Kỹ sư thực hành về CNTT, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm,… Một số nhà tuyển dụng quan tâm đến chất lượng công việc của bạn hơn là về trình độ giáo dục chính quy. Nhiều vị trí việc làm CNTT khác nhau như mã hóa hoặc lập trình phần mềm có thể chấp nhận ứng viên có trình độ cao đẳng nếu bạn có kinh nghiệm và hoàn thành nhiều dự án nổi bật.

Việc làm ngành công nghệ thông tin vô cùng đa dạng

I. Những việc làm Công nghệ thông tin HOT

Với ngành công nghệ thông tin có rất nhiều việc làm với nhiều vị trí khác nhau. Các bạn cùng theo dõi chi tiết những việc làm công nghệ thông tin Hot dưới đây để có sự lựa chọn nhanh chóng và phù hợp nhất.

  • Chuyên viên kiểm toán nội bộ.
  • Thực tập sinh công nghệ thông tin.
  • Nhân viên quản trị dự án công nghệ thông tin.
  • Nhân viên công nghệ thông tin.
  • Kỹ sư công nghệ thông tin.
  • Chuyên viên thanh tra.
  • Nhân viên IT.
  • Kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin.
  • Giảng viên công nghệ thông tin.
  • Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin.
  • Thư ký-giám đốc khối công nghệ thông tin.

II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin​

Dưới đây là danh sách một số vị trí việc làm ngành CNTT phổ biến nhất cũng như mô tả từng chức danh.

1. Chuyên gia mạng máy tính

Các chuyên gia và nhà phân tích mạng máy tính xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì một loạt các mạng và hệ thống truyền thông dữ liệu. Để làm nghề này, bạn phải có bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc liên quan. Một số người cũng có bằng thạc sĩ, nghiên cứu hệ thống thông tin. Một số vị trí việc làm cụ thể bao gồm:

  • Kiến trúc sư mạng máy tính.
  • Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính.
  • Quản trị viên hệ thống máy tính.
  • Chuyên viên phân tích CNTT.
  • Điều phối viên CNTT.
  • Quản trị mạng.
  • Kỹ sư mạng.

2. Nhà phát triển phần mềm/ứng dụng

Các nhà phát triển phần mềm thiết kế, chạy và thử nghiệm các chương trình hoặc ứng dụng khác nhau cho máy tính và thiết bị di động. Để trở thành nhà phát triển phần mềm, bạn cũng cần bằng cử nhân khoa học máy tính, công nghệ thông tin, toán tin, v.v. và đặc biệt yêu cầu kỹ năng lập trình tốt.

Trước đây, các nhà phân tích dự đoán nhu cầu việc làm phát triển phần mềm/ứng dụng trong giai đoạn 2018-2028 sẽ tăng tới 21%. Một số vị trí việc làm bao gồm:

  • Nhà phát triển ứng dụng.
  • Kỹ sư ứng dụng.
  • Lập trình viên.
  • Lập trình viên Java.
  • Kỹ sư phần mềm.
  • Lập trình viên .NET.
  • Kiến trúc sư hệ thống.
  • Kiến trúc sư phần mềm.
  • Chuyên viên phát triển phần mềm.
  • Chuyên viên phân tích đảm bảo chất lượng phần mềm.
Nhà phát triển phần mềm, ứng dụng là vị trí hot thu hút giới trẻ hiện nay

3. Nhà phát triển web

Các nhà phát triển web thiết kế, tạo và sửa đổi các website. Họ chịu trách nhiệm duy trì một trang web ổn định, thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng cần thiết cho nhu cầu khách hàng. Một số việc làm sẽ yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những công việc khác có thể chấp nhận bằng cấp liên kết, bao gồm các lớp về HTML, JavaScript hoặc SQL. Vị trí cụ thể của việc làm công nghệ thông tin này là:

  • Nhà phát triển Front End.
  • Quản trị viên website.
  • Lập trình viên web.

4. Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính

Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính cùng với quản trị viên mạng giúp người dùng sắp xếp, bảo trì và sửa chữa máy tính. Bạn sẽ kiểm tra, đánh giá các hệ thống mạng, đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Bạn có thể làm công việc này bằng cách học cao đẳng hoặc đại học, có chứng chỉ liên quan, v.v. Các chức danh công việc có thể bao gồm:

  • Quản trị viên hỗ trợ khách hàng.
  • Kỹ thuật viên.
  • Quản trị viên hệ thống CNTT.
  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật.

5. Quản trị cơ sở dữ liệu

Quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của công ty. Làm công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu khỏi người dùng trái phép, các truy cập và kết nối không an toàn. Bạn có thể làm việc trong nội bộ công ty hoặc cung cấp dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như các công ty tài chính,… Các công việc bao gồm:

  • Quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu.

6. Chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng

Tỷ lệ các cuộc tấn công mạng đang ngày càng gia tăng. Nguy cơ trộm cắp danh tính dẫn đến nhu cầu bảo mật thông tin và duy trì an ninh mạng tăng lên mỗi ngày, đặc biệt là với trang web thương mại và cổng thông tin chính phủ. Các chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng giúp công ty, tổ chức bảo vệ mạng máy tính và hệ thống máy tính.

Bạn sẽ lập kế hoạch và thực hiện một loạt các biện pháp bảo mật, chẳng hạn như cài đặt và sử dụng phần mềm bảo vệ, mô phỏng các cuộc tấn công mạng để kiểm tra hệ thống. Vị trí việc làm công nghệ thông tin này gồm có:

  • Kỹ sư bảo mật.
  • Kỹ sư an toàn thông tin.
  • Chuyên gia bảo mật thông tin.
  • Kỹ sư an ninh mạng.
Theo đuổi ngành công nghệ thông tin, cơ hội có được việc làm tốt khá cao

7. Kỹ sư điện toán đám mây

Các kỹ sư điện toán đám mây xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống, giải pháp tận dụng hệ thống và cơ sở hạ tầng được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Chức danh việc làm cụ thể bao gồm:

  • Kiến trúc sư điện toán đám mây.
  • Chuyên viên tư vấn giải pháp điện toán đám mây.
  • Quản lý dự án và sản phẩm điện toán đám mây.
  • Quản trị viên hệ thống đám mây.
  • Kỹ sư hệ thống điện toán đám mây.

8. Các vị trí việc làm quản lý trong ngành công nghệ thông tin

Nếu có nền tảng và trình độ đào tạo tốt, kinh nghiệm làm việc với các dự án CNTT thành công và kỹ năng quản lý vượt trội, bạn có thể nhắm đến các vị trí quản lý trong lĩnh vực này. Bạn cần biết cách thiết lập và triển khai các chính sách, thực thi dự án đáp ứng mục tiêu CNTT theo đúng thời hạn và ngân sách.

Các vị trí việc làm quản lý trong lĩnh vực CNTT gồm:

  • Giám đốc thông tin [CIO].
  • Giám đốc công nghệ [CTO].
  • Giám đốc công nghệ thông tin.
  • Trưởng phòng IT.

III. Cơ hội nghề nghiệp ngành CNTT

Trong nhiều năm liền, công nghệ thông tin liên tục lọt top những nghề nghiệp của tương lai, những nghề nghiệp có lương cao nhất… Điều đó đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn của các vị trí việc làm trong lĩnh vực này.

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, CNTT luôn là ngành hot vì một số lý do: Nhiều cơ hội việc làm, lương cao, dễ xin việc [miễn là trình độ và kỹ năng của bạn đáp ứng được công việc]. Những năm gần đây, số lượng sinh viên thi và học các ngành CNTT tăng không ngừng, thậm chí nhiều người quyết định chuyển nghề sang lĩnh vực này.

Theo dự đoán, trong tương lai, CNTT vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề khác, từ sản xuất đến kinh doanh và cả đời sống xã hội. Dù lựa chọn của bạn là hướng đi nào, vị trí việc làm CNTT nào thì cũng hãy tự tin rằng bạn có rất nhiều triển vọng và không gian để phát triển, miễn là bạn có đam mê, nỗ lực và đủ xuất sắc để cạnh tranh.

IV. Bí quyết chọn việc làm ngành CNTT

Có nhiều vai trò như vậy trong ngành CNTT, vậy đâu là vị trí dành cho bạn? Đáp án phụ thuộc vào chính bạn. Hãy tự hỏi mình xem bản thân yêu thích gì? Có thể làm gì? Hai câu hỏi này liên quan mật thiết với nhau. Khi bạn rất muốn làm gì đó nghĩa là bạn có đam mê, có động lực để không ngừng học hỏi và phấn đấu đạt được, hoàn thành.

Tuy vậy, khả năng của mỗi người không phải vô hạn, có nhiều điều bạn thích nhưng không đủ khả năng thì phải cân nhắc những thứ hợp hơn – trong công việc cũng như vậy. Giả sử, bạn thích lập trình game nhưng không thi được thì vẫn có thể làm chuyển sang làm ở các vai trò như nhân viên IT, kỹ thuật viên.

Dĩ nhiên, nếu việc bạn yêu thích và việc bạn có thể làm được là một thì còn điều gì lý tưởng hơn. Khi đủ năng lực, bạn có thể cân nhắc đến những vai trò được dự đoán sẽ có nhiều nhu cầu tuyển dụng trong tương lai và mức lương “khủng” như kỹ sư phần mềm, kỹ sư AI,… Không phải tất cả mọi người đều có cùng một điều kiện để lựa chọn nhưng với ngành CNTT thì bạn hãy dựa vào mong muốn và khả năng của mình để ra quyết định.

Nếu các bạn đang tìm việc làm nhân viên IT, kỹ sư điện toán đám mây, kỹ sư bảo mật hay tìm việc làm kỹ sư hệ thống… hay bất cứ những vị trí nào liên quan đến ngành IT thì có thể tham khảo thêm danh sách việc làm được cập nhật trên JOBOKO.com. Tại đây có rất nhiều việc làm mới, với đầy đủ những yêu cầu và mức lương cụ thể, giúp bạn đánh giá sơ qua công việc cũng như mức độ phù hợp của bản thân với công việc mà mình có nhu cầu ứng tuyển.

Video liên quan

Chủ Đề