Pha thuốc hạ sốt với sữa được không

Trẻ em bị sốt là mối lo thường xuyên của mọi nhà, nhất là các gia đình mới sinh con đầu lòng. Vì quá lo nên nhiều bà mẹ thường dùng thuốc không đúng bệnh, dùng quá liều gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

– Thuốc hạ nhiệt tác dụng lên vùng dưới đồi đưa nhiệt độ trở về 37 độ C, làm cho thân nhiệt trở lại bình thường: thuốc có loại đơn chất [paracetamol] hoặc dưới dạng phối hợp [với các chất kháng histamin, vitamin B1, C…] cần được xác định rõ trước khi dùng [tên thuốc, hàm lượng].

– Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột… Liều dùng thường được xác định là 60 mg/kg/ngày, chẳng hạn, cháu nặng 10 kg, mỗi ngày có thể dùng 600 mg/ngày, khoảng 15 mg/kg trong 6 giờ hoặc 10 mg/kg trong 4 giờ. Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.

Liều dùng hạ sốt cho trẻ thường được xác định là 60 mg/kg/ngày

– Tìm nguyên nhân để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài. Trong y tế thường quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 đến 39 độ C là sốt vừa, từ 39 đến 41 độ C là sốt cao, trên 41 độ C là rất cao.

– Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc: lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol… [nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật], không xoa bằng nước đá, dầu gió.

– Thuốc tác dụng nhanh ở môi trường lỏng, thuốc đạn có tác dụng hiệu quả như thuốc uống, chỉ nên dùng khi trẻ không uống được [bị nôn, không hấp thụ], thời gian tác dụng chậm hơn thuốc uống.

Có thể bạn quan tâm:

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban cần xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

– Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc [vì vậy, phải xem kỹ thành phần tá dược của thuốc]. Thận trọng với bệnh nhân suy gan, suy thận.

Thuốc hạ sốt hoạt chất là paracetamol có nhiều loại khác nhau về thành phần và hàm lượng, dạng bào chế như:

+ Babyplex: thuốc cốm gồm có paracetamol 325mg, vitamin B1, chlorpheniramin maleat, tá dược vừa đủ 3 g. Liều dùng: ngày uống 3-4 lần, mỗi lần như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: 1/4 gói, từ 1-5 tuổi: 1/3 gói, từ 5-10 tuổi: 1/2 gói, từ 10-15 tuổi: 1 gói. Hòa thuốc vào chén nhỏ với nước chín, không nên đổ thẳng thuốc vào miệng.

+ Panadol trẻ em: viên nhai màu hồng vị dâu chứa 120mg paracetamol. Liều dùng: từ 1-3 tuổi: 1 viên, từ 3-6 tuổi: 1-2 viên, từ 6-12 tuổi: 2 viên. Nếu cần dùng lại sau 4 giờ. Không quá 4 lần/ngày.

+ Effe-paracetamol: gói bột sủi gồm có paracetamol 200mg, vitamin C và tá dược. Liều dùng: từ 2-6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày. Từ 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày. Trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

Efferalgan 80 mg: mỗi gói có paracetamol 80 mg – thuốc bột sủi bọt. Thường được chỉ định cho trẻ em cân nặng từ 8-15kg. Lưu ý: Không dùng thuốc này trong các trường hợp mẫn cảm với paracetamol, bệnh gan nặng, không dung nạp với fructose [vì có sorbitol]. Trường hợp cần kiêng muối, hoặc ăn nhạt cần lưu ý vì mỗi gói thuốc có chứa 66 mg natri [phải trừ vào khẩu phần ăn hằng ngày].

+ Các trường hợp không dùng được thuốc đạn: dị ứng với paracetamol, bệnh gan nặng, mới bị viêm hậu môn, trực tràng, chảy máu trực tràng, thuốc có thể gây ngứa tại chỗ, tăng theo lần dùng, liều dùng, thời điểm dùng. Khi bị tiêu chảy không dùng viên đạn.

Những trường hợp sốt cần đưa trẻ đi cấp cứu

– Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.

– Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.

– Trẻ trên 4 tháng tuổi bị sốt 39 -40 độ C [đã uống thuốc nhưng không giảm sốt].

– Đã điều trị tại nhà quá 4-5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Lưu ý:

– Đối với các loại thuốc panadol có thêm cafein chỉ dùng cho trẻ trên 7 tuổi [1 viên/lần, không quá 4 viên/24 giờ].

– Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Trẻ nhỏ thường sợ không dám uống thuốc hoặc uống rồi nhổ ra ngay vì thuốc đắng, hay mùi vị thuốc đối với các em không dễ chịu chút nào. Do vậy có cha mẹ đã cho thuốc vào bình sữa cho trẻ bú hay cho trẻ uống thuốc chung với sữa.

Ngoài nước và các chất hữu cơ, trong sữa còn có rất nhiều chất khoáng đa vi lượng. Với hàm lượng lipid cao và độ kiềm cao, sữa làm chậm sự hấp thu của một số thuốc như kháng sinh cefuroxim. Đặc biệt lượng canxi dồi dào trong sữa có thể gây tương tác bất lợi với thuốc [canxi có thể tác dụng với thuốc, tạo thành phức hợp khó tan và không hấp thu được].

[Ảnh minh họa: Dailymail]

Các kháng sinh fluoroquinolon [như ciprofloxacin và levofloxacin] có thể mất hiệu lực khi dùng cùng lúc với sữa. Các tetracyclin cũng tương tác với canxi khi dùng chung. Tác dụng của penicillamin và trientin có thể mất đi nếu uống cùng lúc với sữa. Danh sách thuốc tương tác với sữa có lẽ còn nhiều nữa.

Để giúp trẻ đỡ “sợ” thuốc, trước khi uống thuốc hãy làm tê đầu lưỡi bé bằng một viên đá lạnh và sau khi uống thuốc xong, cho bé một viên kẹo ngọt để tránh dư vị thuốc. Đối với trẻ nhỏ hơn, nên hoà thuốc viên, thuốc bột với ít nước sôi để nguội, cho thêm ít đường để trẻ dễ uống.

Đối với những trẻ mà nguồn dinh dưỡng chính là từ sữa thì có thể làm giảm sự tương tác này bằng việc uống thuốc ít nhất hai giờ trước hay sau khi dùng sữa. Một hoạt chất có thể có nhiều dạng bào chế, nên ưu tiên chọn dạng thuốc nước như sirô, thuốc giọt giúp trẻ dễ uống hơn. Tuy nhiên phụ huynh cũng nên biết thêm rằng có một số thuốc được khuyên nên dùng lúc no, có thể dùng cùng với sữa để tránh kích ứng dạ dày như: các kháng viêm NSAID, các glucocorticoid. Do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ để dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Theo Tiếp thị, Tin tức online - Vietnamnet

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sốt là biểu hiện khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân nhiễm khuẩn như vi khuẩn hay virus. Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm như co giật, mê sảng,...

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể trẻ tăng cao hơn so với mức bình thường. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất. Các bệnh lý do vi khuẩn và virus như tiêu chảy, cảm cúm, nhiễm khuẩn tai, viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản,... là những nguyên nhân hàng đầu gây sốt. Một vài loại vắc xin cũng có thể gây sốt. Thời gian sốt ngắn hay dài tùy thuộc vào loại vắc xin được sử dụng.

Trong đa số trường hợp, sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Cha mẹ cần xem xét hành vi của trẻ để biết được khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và khi nào nên đi khám bệnh. Thông thường, phụ huynh nên cho trẻ đi khám trong những trường hợp sau:

Cho bé đi khám bác sĩ khi bị sốt cao

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38oC.
  • Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt 38oC hơn 3 ngày, trẻ bứt rứt khó chịu, không chịu bú,...
  • Trẻ sốt 40oC.
  • Trẻ bị sốt cao, co giật.
  • Trẻ bị sốt tái đi tái lại.
  • Trẻ sốt kèm phát ban.
  • Trẻ có bệnh nền: ung thư, lupus, tim mạch hay hồng cầu liềm,...

Phụ huynh nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây khi trẻ bị sốt:

Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, cởi bớt quần áo, theo dõi thân nhiệt trẻ mỗi 4 giờ và cho bé uống nhiều nước.

  • Cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc đồ mỏng, rộng rãi để dễ thoát nhiệt.
  • Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng ở.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Cho bé dùng thuốc trị hạ sốt.
  • Lau mát cho bé bằng nước ấm: sử dụng 5 khăn ướt nhỏ, đặt 4 khăn ở 2 bên nách, 2 bên bẹn và 1 khăn dùng để lau nước khắp người. Phụ huynh nên thay khăn sau 2 - 3 phút. Người chăm sóc ngưng lau người khi nhiệt độ cơ thể bé xuống dưới 38,5oC hoặc sau khi đã lau 30 phút. Cuối cùng, lau khô người và cho bé mặc đồ mỏng. Cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ thấp hơn 2oC so với thân nhiệt của trẻ.

Lau mát cho bé để hạ sốt

Cha mẹ sử dụng các biện pháp trên để hạ sốt tạm thời và ngay lập tức đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế.

Do sốt là một phản ứng có lợi có lợi cho cơ thể nên các bác sĩ khuyên cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho bé khi trẻ sốt trên 38oC. Trên thị trường có nhiều loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ, trong đó Acetaminophen và Ibuprofen là thông dụng, an toàn nhất, giúp bé dễ chịu hơn và giảm thân nhiệt khoảng 1 - 1,5oC.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ:

  • Không sử dụng Aspirin cho bé vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye [gây sưng phù ở gan và não].
  • Liều lượng của Acetaminophen và Ibuprofen nên tính theo cân nặng của trẻ, không nên tính theo tuổi.
  • Acetaminophen có thể dùng liều 10 - 15mg/kg/lần, cách 4 - 6 giờ. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn cao và trẻ đã trên 6 tháng tuổi, phụ huynh có thể dùng thay thế hoặc kết hợp Ibuprofen với liều 5 - 10mg/kg/lần, uống mỗi 6 - 8 giờ.
  • Không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá,...
  • Thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng khi cần thiết và ngưng khi không còn triệu chứng.

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

  • Phòng tránh mất nước và bổ sung dinh dưỡng: khi trẻ bị sốt, nước và muối bị mất đi thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể bé cũng bị mất năng lượng và các vitamin tan trong nước. Vì vậy, nên bù lại các chất bị mất đi bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, sữa, các loại nước ép trái cây giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ không bị mất nước và sụt cân.
  • Nghỉ ngơi: phụ huynh nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nếu còn mệt. Nếu trẻ đã khỏe hơn, cha mẹ có thể cho trẻ ra chơi bên ngoài nhưng cần tránh thời điểm nắng gắt hoặc thời tiết xấu.
  • Khi trẻ bị sốt cao, co giật: phụ huynh cần nắm được cách xử lý để tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở hoặc thiếu oxy não, tổn thương não. Các bước xử lý là: làm thông thường thở [cho trẻ nằm nghiêng, hút đàm nhớt để tránh tắc đường thở], nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt [Paracetamol liều 10mg/kg/lần], lau mát hạ sốt. Tất cả trẻ co giật sau khi sơ cứu phải đưa tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Không nên: ủ ấm trẻ; lau người bằng nước đá lạnh, cồn, dấm; vắt chanh, đổ thuốc vào miệng trẻ khi đang co giật vì dễ gây ngạt thở.

Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

Hướng dẫn đo nhiệt độ đúng cách cho trẻ

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề