Phan phu tiên là ai



Việc cụ thi đậu Thái học sinh có nhiều tài liệu khác nhau, chỗ nói năm 1393, chỗ viết năm 1396. Đối chiếu qua văn bia làng Đông Ngạc, qua “Từ điển văn học Việt Nam”, qua phần “Biệt lục và Bổ di” trong “Các Nhà khoa bảng Việt Nam” còn “bỏ sót”, thì thấy cụ đỗ Thái học sinh khoa Quý Dậu, niên hiệu Quang Thái [1393] là đúng hơn cả. Đầu triều Lê cụ lại ứng thí đỗ khoa Minh Kinh, năm Thuận Thiên thứ hai [1429]. Cụ là người đỗ đại khoa đầu tiên làng Đông Ngạc. Sau khi đỗ khoa Minh Kinh, đời Lê Thái Tổ, cụ được bổ làm Đồng tu sử ở Viện Quốc sử. Trong thời gian đó, cụ biên soạn sách “Việt âm thi tập” với tâm niệm để khỏi “rơi rụng đi những hạt châu trong biển xanh mờ mịt…”.


Ít lâu sau, cụ được cử giữ chức An phủ sứ phủ Thiên Trường. Theo Khâm Việt sử thông giám cương mục, cụ từng giữ chức Quốc Tử Giám bác sĩ, dạy học ở Quốc Tử Giám. Năm Diên Ninh thứ hai [1455], vua Lê Nhân Tông giao cho cụ soạn sách “Đại Việt sử kí tục biên”, chép việc từ đời Trần Thái Tông đến khi người Minh rút về nước [1225-1425].


Cụ là người khởi thảo và đồng soạn hợp quyển “Việt âm thi tập”; là tác giả “Đại Việt sử kí tục biên” và bộ “Quốc triều luật lệnh”. Các phần “Đại Việt sử kí tục biên” có thể đã được Ngô Sĩ Liên kế thừa trong “Đại Việt sử kí toàn thư”. Trong đó còn ghi rõ 10 đoạn bình luận của Phan Phu Tiên; thể hiện tài năng, khí tiết và chính kiến của cụ:


Thái Tông là ông vua sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau. Lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở lối dâm loạn đó ư?… Xét ra sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy [trang 20-21].

…Luật pháp nhà Trần nghiêm cấm đánh bạc đến như vậy, thế mà đến đời Dụ Tông lại công nhiên làm vậy, gọi những người giàu vào cung đánh bạc rồi sau người trong nước bắt chước cái dở ấy, không thể ngăn cấm được nữa, cuối cùng vì tệ đánh bạc mà rồi mất nước [trang 110].


Đối với việc Hoàng Quý Ly nhận mình là dòng dõi xa của Ngu Thuấn ở Trung Quốc rồi đổi tên nước thành Đại Ngu. Phan Phu Tiên dẫn lời Khổng Tử và một số điển tích ở Trung Quốc phê phán kịch liệt: Khổng Tử nói: “Không phải ma nhà mình mà cúng là siểm định”. Quý Ly nhận mình là dòng dõi xa của Hồ Công Mãn, tế Ngu Thuấn là Thủy Tổ thì cái tội dối đời để tiếm ngôi thực không gì to bằng.


Phan Phu Tiên bàn về những người được đưa vào thờ ở Văn Miếu:


Bậc danh nho các đời có người nào bài bác dị đoan, truyền bá đạo thống, thì mới được tòng tự ở Văn Miếu, để tỏ đạo học có nguồn gốc. Nghệ cho Chu Văn An, Trương Hán Siêu, Đỗ Tử Bình được tòng ở Văn Miếu; Hán Siêu là người chính trực, bài bác đạo Phật, tu sửa mình trong sạch, giữ bền khí tiết, không vụ hiển đạt, là có thể được. Còn như Tử Bình là hạng học nhảm, chiều người, tham ô vơ vét, là kẻ gian thần hại nước, sao lại được xem vào đấy?


Phan Phu Tiên vốn là nhà giáo nên rất có ý thức tự sửa mình, cũng như giáo dục đời sau. Ông đã làm bài thơ chữ Hán “Ấu nhi học, trang nhi hành”, là một trong ba bài, chép trong “Toàn Việt thi lục” do Lê Quý Đôn tuyển chọn.


Bản dịch của Vân Trình: “Làm người nên học/ Trẻ mà không học khó làm nên/ Tự thẹn già nua trót kém hèn/ Ôn cũ sau này mong biết mới/ Vào nhà ắt phải bước qua hiên?/ Được theo lễ nhạc bậc tiền bối/ Nguyện lấy thi thư giúp thiếu niên/ Muôn vật được nhuần mưa móc gội/ Đầu Xuân hi vọng tốt tươi lên”.


Bẩy chi họ Phan làng Đông Ngạc tuy có đủ từ đường, nhưng không còn tư liệu để phân ngôi thứ; mãi đến năm Minh Mệnh thứ năm [1834], đại diện các chi đã họp lại, chọn 7 ngôi sao đẹp trong “Nhị thập bát tú”, đặt tên cho chi mình. Chi Đẩu, chi Khuê, chi Cơ, chi Sâm, chi Vị, chi Bích và chi Trương.


Việc đặt tượng đá chân dung cụ, nhìn lên nhà thờ Đại tôn chi Đẩu, bức hoành phi “Khai tất tiên” – Người khai đầu tiên; khai khoa, khai canh, khai sáng… và đôi câu đối “Lưỡng chúng đăng long Đông Ngạc khai khoa dương trí tuệ/ Tạm biên chứ tác thủy tổ Phan gia quốc hoàng ân” [Hai lần đỗ tiến sĩ khai khoa cho làng Đông Ngạc/ Ba lần viết tác phẩm để lại cho đời thủy tổ họ Phan đất nước biết tên]. Họ tộc thống nhất chọn nhà thờ chi Đẩu là nơi yên vị đặt tượng cụ giữa khuôn viên trước cửa từ đường.


Phan Phu Tiên, nhà Sử học, Văn học khởi đầu; người nối chí Lê Văn Hưu, người dọn đường cho nhóm Ngô Sĩ Liên hoàn thành bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”; nhà giáo, nhà nho kì cựu có ý thức sưu tầm biên soạn thơ văn thành hợp tuyển… ông xứng đáng là một nhân sĩ cấp tiến giữa “Hà Nội – Đông Đô” bấy giờ. Tấm gương ấy lấp lánh như chùm sao bảy sắc từ làng Đông Ngạc sáng bừng lên mãi mãi.


Phạm Ngọc Khảnh

NCT

[2-?, khoảng cuối TK XIV – đầu TK XV]

Nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên, tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên. Quê gốc : làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh [Tiến sĩ] niên. hiệu Quang Thái thứ 9 [1396] đời Trần Thuận Tông, làm Quốc sử quán, An phủ sứ Sơn Nam, Hoan Châu. Thời giặc Minh xâm lược ông về quê vợ thứ hai ở  làng Hạ Yên Quyết cùng huyện. Năm Thuận Thiên thứ 2 [1429] đời Lê Thái Tổ, ông ra thi khoa Minh kinh cùng với các Tiến sĩ cũ như Triệu Thái, Trình Thuấn Du, được bổ dụng ở Quốc sử quán và Quốc tử giám. Thời gian làm việc ở Viện quốc sử, ông giữ chức Đồng tu sử, vâng mệnh triều đình biên soạn Việt âm thi tập. Năm 1433, sách cơ bản soạn xong và ông đã viết lời tựa. Phan Phu Tiên dự định chỉnh lý thêm nhưng sau đó ông được cử đi nhậm chức An phủ sứ phủ Thiên Trường, rồi ở Hoan Châu. Sau nhiều năm công cán, ông lại về làm tại Quốc sử quán. Năm 1445, đời Lê Nhân Tông, ông được cử viết Đại Việt sử ký tục biên, nối tiếp Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu đời Trân, chép việc từ đời Trần Thái Tông cho đến khi giặc Minh rút quân về nước. Sau mười năm, bộ Đại Việt sử ký tục biên được hoàn thành vào năm 1455. Ngoài ra, Phan Phu Tiên còn soạn thảo cuốn Thực vật toát yếu.

Tác phẩm nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên

Tác phẩm có Việt âm thi tập [sách do Phan Phu Tiên khởi soạn và Chu Xa kế tục biên soạn], Đại Việt sử ký tục biên, Thực vật toát yếu. Các cuốn sách trên  đều đã thất lạc. Hiện chỉ còn lại ba bài thơ của ông chép trong Toàn Việt thi lục.

Với Việt âm thi tập, Phan Phu Tiên là người đầu tiên tập hợp thơ Việt Nam từ thời Lý – Trần đến đầu đời Lê [thơ chữ Hán]. Theo lời tựa của tác giả thì Việt âm thi tập gồm “những tác phẩm hay của người nước Nam và của người phương Bắc có quan hệ với nước nhà, cùng với những câu quê mùa thô kệch”. Có thể thấy quan điểm nho gia và tinh thần dân tộc đã chỉ phối soạn giả khi làm sách. Tuy nhiên, nổi bật lên trong toàn tuyển tập vẫn là ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc. Ngay nhan đề Việt âm thi tập [Tập thơ ghi lại âm thanh của đất Việt] đã thể hiện ý thức giữ gìn và chấn hưng nền văn hóa, văn học dân tộc, sự quý trọng đối với ngôn ngữ thi ca mang bản sắc dân tộc.

Tập Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên đã thất lạc, nhưng qua ghi chép của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư thì có thể thấy được phần nào bộ sử của họ Phan. Trong lời tựa, Ngô Sĩ Liên cho biết, ông đã viết Đại Việt sử ký toàn thư trên cơ sở Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên đâu thời Lê. Nếu vậy thì phần viết từ Trần Thái Tông đến năm 1428 trong Đại Việt sử ký toàn thuế chính là hình bóng của bộ Đại Việt sử ký tục biên. Qua phần này có thể thấy ngòi bút viết sử của Phan Phu Tiên vừa giàu giá trị sử học, vừa mang giá trị văn học. Ông không chỉ ghi lại một cách chính xác các sự kiện lịch sử, bình luận lịch sử, với quan điểm tương đối đúng đắn, mà còn ghi lại được cả không khí lịch sử, khắc họa diện mạo, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử một cách khá sinh động.

Phan Phu Tiên chỉ còn lại ba bài thơ nên khó có thể nhận định về sự nghiệp thơ ca của ông. Điều có thể thấy được qua ba bài thơ là tấm lòng trân trọng của Phan Phu Tiên đối với học vấn, văn hóa. Trong bài Ví nhận cẩu giáo [Làm người nên học] ông khuyên mọi người, nhất là thanh niên “trẻ mà không học khó làm nên”, vì học vấn là “cái thềm” để “thăng đường” sự nghiệp. Trong bài Hạ Gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai [Mừng quan gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai] ông ca ngợi Nguyễn Trãi vừa là công thần khai quốc, vừa là nhà văn hóa lớn có công mở mang, chỉnh đốn lễ nhạc, điển pháp. Bài Đương đạo Lương Phán quan nhậm mãn viết tặng một ông quan họ Lương mãn hạn nhậm chức, Phan Phu Tiên tiếp tục “khẳng định chí hướng cao đẹp của nhà-nho là chỉ nghĩ đến trách nhiệm, đến “tư văn”, ít khi nghĩ đến thân mình. Có thể nói ý thức về nền văn hiến dân tộc là một ý thức xuyên suốt ngòi bút Phan Phu Tiên, dù là viết sử, biên soạn sách hay sáng tác thơ văn.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

09:16, 20/04/2012

Phan Phu Tiên tự là Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Theo một số sách cũ thì vào năm 1396 đời Trần Thuận Tông, ông đỗ thái học sinh [tiến sĩ] và làm việc ở Quốc sử viện và Quốc tử giám.

Tới năm 1429, năm thứ hai sau chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ cho mở khoa thi Minh kinh để chọn nhân tài, Phan Phu Tiên ra dự thi và đỗ thứ ba. Lại có tài liệu như Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn cho rằng: ông thi đỗ khoa Hoành từ một năm trước khoa này.

Sau khi đỗ, Phan Phu Tiên được bổ nhiệm làm quan Quốc sử viện. Thời gian này vâng mệnh vua, ông biên soạn Việt âm thi tập, bộ hợp tuyển văn học đầu tiên của nước ta. Năm 1433, sách cơ bản đã soạn xong nhưng ông lại được bổ đi làm An phủ sứ ở Thiên Trường, rồi Hoan Châu nên chưa thể khắc ván in sách. Phải đợi đến năm 1459, đời Lê Nhân Tông, sau khi được Thị ngự sử Chu Xa [tiến sĩ năm 1433] biên tập lại, bổ sung mới có dịp khắc ván in sách. Theo lời tựa của Lý Tử Tấn [tiến sĩ năm 1400] thì sách có hơn 700 bài thơ, song đếm theo mục lục thì có 624 bài thơ của 119 tác giả thuộc đủ mọi tầng lớp, vua, quan, danh nho, cao tăng... từ đời Trần đến đời Lê sơ. Trải bao năm tháng sách bị mất đến một nửa, nay chỉ còn 288 bài của 54 tác giả.

Gọi là Việt âm là có ý nói tuy thơ viết bằng chữ Hán nhưng lại là của người Việt và phát âm theo kiểu Việt. Phan Phu Tiên đã nói rõ ý tưởng khi soạn sách trong bài Tựa viết năm 1433:

“... Gần đây vua chúa, sĩ phu, công khanh, không mấy ai không lưu lại chí hướng học thuật của mình, nhân việc ngâm vịnh hàng ngày, mà mô tả tâm tư của mình, do đó các tập thơ truyền ở đời, nhưng tiếc thay, qua cơn binh hoả, chẳng còn được mấy...

... Phu Tiên này chẳng nề nông cạn, vốn xưa nay nghe được những gì về thơ đều ghi lại tất cả, dù đó là những bài thơ hay của người Nam ở trong nước hay ở Bắc mà có quan hệ đến nước nhà, hoặc là những câu bình dị của các bậc hiền ngu, đem gộp lại một số gọi là Việt âm thi tập. Sau khi có các ý kiến của các bậc quân tử, tập này được chia ra thành từng quyển, sắp xếp cẩn thận, vì sợ sau này để rơi rụng đi những hạt châu trong biển xanh mờ mịt...”

Tượng thờ Phan Phu Tiên tại nhà thờ họ Phan ở làng Đông Ngạc, quê hương của ông.

Như vậy, ông là người đầu tiên làm hợp tuyển thơ của Việt Nam. Trên cơ sở đó mà sau này mới có được các hợp tuyển khác của Dương Đức Nhan [Tinh tuyển chư gia], của Hoàng Tụy Phu [Quần hiền phú tập], của Hoàng Đức Lương [Trích diễm thi tập]...

Khoảng trên chục năm sau Phan Phu Tiên mới được gọi về Thăng Long giữ chức Bác sĩ ở Quốc tử giám. Năm 1455, vua Lê Nhân Tông giao cho ông biên soạn bộ Đại Việt sử ký tục biên, nối tiếp bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu, viết từ Trần Thái Tông đến khi giặc Minh rút quân về nước. Khoảng năm 1458, Phan hoàn thành bộ sách, sau đó không có tài liệu nào ghi rõ đoạn cuối đời cũng như ngày mất của ông.

Ngày nay, cả hai hai tập Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên đều đã mất. Nhưng vẫn có thể tìm thấy bóng dáng của chúng trong bộ sử lớn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Đặc biệt sách này còn giữ được mười đoạn bình luận lịch sử của Phan Phu Tiên. Mười đoạn văn này cho thấy ông là một nhà nho luôn nhìn mọi vấn đề qua lăng kính “trung hiếu” của đạo Nho. Tuy vậy, ông cũng không cố chấp và nắm bắt được yêu cầu của dân tộc nên trên một số vấn đề lịch sử, ông có cách đánh giá đúng đắn.

Về thơ, Phan chỉ còn để lại ba bài được chép trong Toàn Việt thi lục. Một bài là lời khuyên lứa trẻ chịu khó học tập, có nhan đề Vi nhân cầu giáo. Một bài tặng bạn họ Lương mãn hạn làm quan, đề cao chí hướng vươn đến cái cao đẹp, tránh nghĩ đến cá nhân, có nhan đề Đương đạo Lương phán quan nhậm mãn. Một bài tặng nhà văn, nhà thơ, nhà chính khách đại tài: Ức Trai Nguyễn Trãi, khi ông được giao chức Gián nghị đại phu.

Phan Phu Tiên thực sự là nhà nho có tâm huyết với học thuật nước nhà. Về văn chương, ông là người đầu tiên có ý thức sưu tập thơ văn, biên soạn hợp tuyển. Công việc của ông về sau được Chu Xa, Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích... nối tiếp đời này qua đời khác. Về sử, ông là người nối chí Lê Văn Hưu đời Trần, mở đầu việc viết sử đời Lê, dọn đường cho nhóm Ngô Sĩ Liên hoàn thành bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Chỉ với hai công tích đó, Phan Phu Tiên cũng đã đáng được coi là danh nhân của Thăng Long - Hà Nội.

[Trích lược Danh nhân Hà Nội]

Video liên quan

Chủ Đề