Phân tích cổ phiếu theo mô hình Top-Down

Trong khi phương pháp đầu tư Bottom-up yêu cầu nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố kinh tế vi mô đầu tiên thì phương pháp đầu tư Top-Down lại đòi hòi nhà đầu tư cần quan tâm đến các yếu tố vĩ mô trước. Sự nhận thức về tầm quan trọng của nền kinh tế và đặc điểm ngành của một doanh nghiệp trong việc định giá doanh nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp đó tạo nên sự khác biệt giữa 2 phương pháp này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ hơn về phương pháp phân tích Top-down trong đầu tư chứng khoán.

Phương pháp đầu tư chứng khoán Top-down là gì?

Top-down là phương pháp phân tích đi từ cấp độ quy mô nền kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp đến là phân tích ngành là cuối cùng là phân tích doanh nghiệp.

Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết

Thứ tự ưu tiên trong phương pháp Top-down đi theo quan điểm từ trên cao xuống dưới thấp, cụ thể:

  1. Kinh tế vĩ mô sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn đầy đủ thấu đáo về thị trường, từ đó giúp họ xem xét nhưng mảnh ghép nhỏ hơn một cách dễ dàng.
  2. Sau khi xem xét bức tranh chung, bước tiếp theo sẽ đi lựa chọn các ngành công nghiệp cụ thể để lựa chọn những ngành nghề có triển vọng khả quan hơn thị trường phù hợp cho mục tiêu đầu tư. Những nhà đầu tư theo phương pháp này tin rằng nếu lĩnh vực đó hoạt động tốt, rất có thể, những cổ phiếu thuộc ngành/ lĩnh vực đó tra cũng sẽ hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận.
  3. Từ những kết quả có được, những công ty ưu tú và được đánh giá cao trong ngành với tiềm năng tăng trưởng tốt sẽ được lựa chọn cho chiến lược đầu tư.

Những nhà đầu tư theo đuổi phương pháp phân tích này cho rằng một nền kinh tế tốt với những ưu đãi thuận lợi sẽ tạo cơ hội cho những ngành nghề đặc thù phát triển và do đó, trong ngành nghề sẽ có những doanh nghiệp vượt trội hơn mặt bằng chung trở thành mục tiêu đầu tư hấp dẫn.

Ví dụ, nếu giá của một loại hàng hóa như dầu tăng lên và công ty mà họ đang xem xét đầu tư, sử dụng một lượng lớn dầu để sản xuất, thì nhà đầu tư sẽ xem xét mức độ ảnh hưởng của việc tăng giá dầu đối với lợi nhuận của công ty. Vì vậy, cách tiếp cận của họ bắt đầu rất rộng, xem xét kinh tế vĩ mô, sau đó đến lĩnh vực và sau đó là cổ phiếu. Các nhà đầu tư Bottom-up cũng có thể chọn đầu tư vào một quốc gia hoặc khu vực, nếu nền kinh tế của quốc gia đó hoạt động tốt. Giả sử, nếu chứng khoán châu Âu giảm, nhà đầu tư có thể đổ tiền vào chứng khoán châu Á nếu khu vực đó đang cho thấy sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. 

Quy trình đầu tư theo phương pháp phân tích Top-down chi tiết

1Đầu tiên, phân tích tình hình vĩ mô là ưu tiên hàng đầu. Khi phân tích yếu tố này, các nhà đầu tư thường dùng những chỉ báo là những biến số vĩ mô như:

  • GDP
  • Cán cân thương mại
  • Chỉ số lạm phát
  • Lãi suất
  • Những chính sách công, thuế hay chi tiêu chính phủ
  • Và nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế.

Ví dụ, chính phủ tăng mạnh chi tiêu cho lĩnh vực y tế sẽ nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu cho các thiết bị máy móc y tế, dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, để cung cấp thêm nhiều máy móc, vật liệu, các chuỗi cung ứng phải thúc đẩy sản xuất hoặc nhập nhiều hơn, gián tiếp thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như vận tải, logistic nhận được ảnh hưởng tích cực. Với nền tảng là tình hình vĩ mô thực sự ổn định, các bước tiếp theo của phương pháp Top-down sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2Bước thứ hai trong tiến trình đầu tư là xác định ngành nghề nào sẽ có triển vọng khả quan hay tiêu cực trong thời gian tới. Các ngành nghề khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với biến động của thị trường trong một chu kỳ kinh tế.

Ví dụ, các ngành mang tính chu kỳ như các nhà sản xuất xe hơi, hãng hàng không, nhà bán lẻ, hãng quần áo, khách sạn và nhà hàng. Khi nền kinh tế đang hoạt động tốt, mọi người có đủ khả năng để mua xe mới, nâng cấp nhà cửa, mua sắm và đi du lịch, khi đó, giá cổ phiếu chu kì sẽ tăng lên, tạo cơ hội kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hững ngành này lại chịu thiệt hại nhiều hơn khi khi chu kỳ kinh tế đảo chiều suy giảm bởi những chi phí không thiết yếu sẽ bị cắt giảm.

Ngược lại, các doanh nghiệp trong ngành ít mang tính chu kỳ hơn như thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ ít chịu áp lực suy giảm mạnh mẽ trong suốt giai đoạn suy thoái nhưng cũng sẽ không có được vận động tăng trưởng mạnh mẽ hơn mặt bằng chung trong thời kỳ tăng trưởng.

Nhìn chung, triển vọng ngành trong một môi trường kinh doanh sẽ xác định một doanh nghiệp sẽ mức giá cao hay thấp của một công ty, bởi vậy phân tích ngành thường sẽ được xếp trên phân tích công ty trong mô hình Top down. Thông thường thì sẽ có rất ít doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong một ngành có triển vọng kém lạc quan và ngay cả một doanh nghiệp tốt nhất trong một ngành có triển vọng tiêu cực cũng có khả năng cao là một khoản đầu tư tồi cho nhà đầu tư.

3Bước cuối cùng trong phương pháp Top-down chính là phân tích công ty. Ở bước này, sau khi xác định được triển vọng ngành, nhà đầu tư có thể phân tích và so sánh để chọn ra doanh nghiệp tiềm năng dựa vào phương pháp đơn giản như so sánh các chỉ số tài chính giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành hay giá trị dòng tiền.

Thêm vào đó, dựa vào tình hình hoạt động trong quá khứ, nhà đầu tư cũng hiểu thêm về công ty và triển vọng của nó trong tương lai. Đôi khi, cổ phiếu thích hợp cho việc đầu tư không nhất thiết phải đến từ công ty đầu ngành bởi thường những cổ phiếu đầu ngành đôi khi thường bị định giá cao [overpriced] hay dẫn tới một khoản đầu tư kém hiệu quả.

Sau khi đã lựa chọn được cổ phiếu đầu tư, bạn có thể giao dịch dựa theo chiến lược của riêng mình [điểm vào, mục tiêu lợi nhuận, chặn lỗ, chốt lời] cũng như các biện pháp phân bổ tài sản và quản lý rủi ro.

Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp đầu tư Top down bao gồm khái niệm và quy trình đầu tư. Qua bài viết này, hy vọng các bạn có thêm phương pháp phân tích và lựa chọn cổ phiếu và áp dụng thành công trên thị trường chứng khoán để kiểm lợi nhuận. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Tags: đầu tư cổ phiếu, Top down

Thị trường chứng khoán hiện đang là thị trường có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với các nhà đầu tư trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Kênh đầu tư này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ.

Trong đầu tư chứng khoán, quy trình phân tích là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp và hạn chế được rủi ro. Một trong những phương pháp phân tích cơ bản thường được biết đến là phương pháp Top – Down.

Vậy phương pháp phân tích Top – Down gồm những nội dung gì? Ý nghĩa của phương pháp này đối với các nhà đầu tư là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nội dung của phương pháp Top – Down

Phân tích môi trường vĩ mô

Việc phân tích này nhằm mục đích xem xét, đánh giá tình hình thị trường tổng quan và thường kinh tế dựa trên 3 yếu tố chính:

  • Mức độ tăng trưởng GDP
  • Tỷ giá và lượng dự trữ ngoại hối
  • Tỷ lệ lãi suất và lạm phát

Phân tích ngành

Sau khi phân tích thị trường vĩ mô, các nhà đầu tư thường sẽ đánh giá được những ngành nghề đang phát triển mạnh, sinh lợi cao và ít bị ảnh hưởng nhất để chọn ra ngành đầu tư phù hợp cho mình. Và việc tiếp theo là tiến hành phân tích sâu hơn về ngành đã lựa chọn theo 2 mô hình phân tích chính:

  • Phân tích PEST: bao gồm việc phân tích những thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ để đánh giá mức độ hưởng lợi và khả năng bị ảnh hưởng của ngành.
  • Phân tích FIVE – FORCES: mô hình này sẽ phân tích 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter, để đánh giá được mức cạnh tranh của ngành đang ở mức nào và sự bền vững của các doanh nghiệp trong ngành ra sao.

Phân tích doanh nghiệp

Sau khi đã phân tích ngành, các nhà đầu tư sẽ chọn ra được các doanh nghiệp đầu ngành có vị thế tốt và tiến hành phân tích doanh nghiệp. Việc phân tích này thường dựa trên 3 yếu tố quan trọng:

  • Quản trị, lãnh đạo: một doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt, chiếm được ưu thế cạnh tranh thị trường, gia tăng thị phần và lợi nhuận khi được quản trị và lãnh đạo tốt.
  • Lợi thế cạnh tranh: Để việc đầu tư có thể đem đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư thì đây là yếu tố không thể thiếu khi phân tích doanh nghiệp.
  • Định giá cổ phiếu: Đây chính là thước đo cuối cùng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình. Các nhà đầu tư nên xem xét về giá bán cổ phiếu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tốt nhưng giá bán cổ phiếu cao cũng sẽ không phải là một cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn giao dịch chứng khoán thông qua các sàn môi giới lớn và đáng tin cậy. FXTM là một trong những sàn giao dịch uy tín được người dùng đánh giá cáo về tính bảo mật thông tin, tốc độ giao dịch nhanh chóng và thông tin thị trường luôn được cập nhật chính xác. Thông qua sàn giao dịch này, các nhà đầu tư mới cũng có thể tìm hiểu sao chép giao dịch là gì.

Ý nghĩa của phương pháp Top – Down

Theo phân tích của các chuyên gia, những đối tượng nên áp dụng phương pháp phân tích này bao gồm:

  • Các nhà đầu tư có nguồn tài sản lớn cần phân bổ hợp lý
  • Các chuyên gia có kiến thức về đánh giá kinh tế vĩ mô
  • Những nhà đầu tư quyết đoán và có thể chấp nhận mức rủi ro cao

Trọng tâm chính của phương pháp Top – Down là có thể đánh giá, phân tích dựa vào bức tranh tổng quát toàn cảnh của nền kinh tế để giúp các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư và hạn chế được rủi ro. Ngoài ra, đây còn là phương pháp phân tích nhanh, đơn giản và khá chính xác cho các nhà đầu tư.

Tags: phương pháp Top - Down

Video liên quan

Chủ Đề