Phân tích mục tiêu lý tưởng viễn tưởng là gì năm 2024

Có lẽ, mỗi người trong chúng ta hơn một lần tự hỏi: chúng ta sống để làm gì? Và cuộc sống chúng ta hướng tới điều gì? Tìm cho mình một hướng đi, từ đó hình thành những ước mơ, khát vọng, phấn đấu vì những mục đích đẹp đẽ, cao quý nhất; hay nói cách khác tìm cho mình một lý tưởng sống đúng đắn đó là băn khoăn, trăn trở của biết bao thế hệ thanh niên.

Nhưng nói về lý tưởng không phải ai cũng nhận thức đầy đủ về nó, cũng như không phải dễ dàng để trang bị cho mình một lý tưởng chân chính. Là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà, việc bồi dưỡng lý tưởng là hết sức cần thiết, trong đó lý tưởng cách mạng giữ vai trò quyết định.

Thanh niên Việt Nam chúng ta có thể tự hào về những gì đã đạt được trong quá khứ với những chiến tích vẻ vang thấm đẫm tinh thần cách mạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, với nhiều cám dỗ, thanh niên dễ đánh mất bản ngã của mình, họ thờ ơ, lãnh đạm đối với con đường đi lên của đất nước; tỏ ra xa lạ với lý tưởng cách mạng, thậm chí có những tư tưởng cực đoan, thái độ thù nghịch với con đường đi lên của đất nước. GS Trần Văn Giàu đã từng nhận xét: “Có thể tôi không hiểu hết, nhưng dường như một bộ phận không nhỏ thanh niên bây giờ thiếu lý tưởng. Tôi nói thiếu chứ không phải không có. Có nhưng đậm nhạt khác nhau”. Trong khi đó bất kì cuộc cách mạng nào, đấu tranh giải phóng dân tộc hay cách mạng khoa học tri thức kể cả cách mạng bản thân...nếu muốn thành công thì thanh niên phải xác định cho mình lý tưởng cao đẹp để hướng tới, như lời chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”.

Nếu lý tưởng sống thế hệ thanh niên trước đây là hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho độc lập tự do của Tổ quốc thì lý tưởng của thanh niên hôm nay là xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Như vậy, phải chăng lý tưởng cách mạng của thanh niên trong thời đại mới khác với lý tưởng cách mạng của thế hệ cha anh ngày xưa? Theo ý kiến cá nhân, tôi cho rằng không đúng, bởi: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” đã trở thành mục tiêu, lý tưởng xuyên suốt trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và các thế hệ thanh niên Việt Nam; với truyền thống yêu nước thương nòi, với tất cả sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ sẵn sàng là lực lượng tiên phong thực hiện lý tưởng của Đảng, luôn được Đảng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng. Bắt nguồn từ truyền thống đó, trong những thời kì khác nhau của lịch sử, tuỳ theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng mà cách thể hiện lý tưởng cách mạng của thanh niên có khác nhau chứ không hề thay đổi.

Nếu trong quá khứ khi toàn dân tộc phải đối diện trực tiếp với cái sống và cái chết, nhiều thế hệ thanh niên đã sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của đất nước thì ngày hôm nay lý tưởng cách mạng của thanh niên không phải là một khái niệm cao xa mà gần gũi với mỗi người. Lý tưởng cách mạng của thanh niên ngày nay chính là sự khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế bằng việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại, một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Khi nền kinh tế tri thức ngày càng định hình và phát triển kéo theo những hạn chế vốn có, cái tốt, cái xấu trở nên khó phân biệt thì đòi hỏi mỗi thanh niên phải có đủ bản lĩnh, lập trường lựa chọn hướng đi cho mình để quyết định tương lai của mình, quyết định tương lai của đất nước. Bác Hồ đã luôn tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết kết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ trở thành một lực lượng rất mạnh mẽ”.

Tôi rất tâm đắc một câu khẩu hiệu của thanh niên Trung Quốc thời mở cửa: “mắt nhìn ra thế giới, trái tim gửi quê hương”, tức là ra sức học hỏi kinh nghiệm, những tri thức khoa học, những tinh hoa văn hoá, những yêu cầu thời đại để rồi tất cả trở thành hành trang thôi thúc chúng ta hăng say hơn phục vụ cho quê hương đất nước mình. Và tôi đã nhận ra lý tưởng cách mạng ấy ở thanh niên Việt Nam. Họ vẫn đang từng ngày từng giờ ra sức học tập, tiếp cận, chiếm lĩnh tri thức, mang những tri thức ấy góp phần xây dựng quê hương. Lý tưởng cách mạng của họ còn được thể hiện ở thái độ hết sức rạch ròi trước tình hình nóng bỏng của đất nước và thế giới, là sự cảnh giác cao độ trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch...tất cả họ dù trên lĩnh vực nào thì cũng đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến hết mình vì mục tiêu lý tưởng chung, xuyên suốt của dân tộc ta.

Với mục tiêu lý tưởng như vậy, tôi tin đó không phải là điều xa vời, to tát đối với tuổi trẻ trường Chính trị thành phố ĐN. Là những giảng viên trẻ, chúng ta có nhiệt huyết, có nội lực, có khả năng tiếp cận tri thức khoa học; đấy là những điều kiện tiên quyết để xây dựng và thực hiện lý tưởng cách mạng của mình; như lời Bác đã dạy:

Khoa học viễn tưởng (science fiction/sci fi) là một đề tài rất nhiều người ưa thích. Hẳn bạn đã từng đọc một cuốn tiểu thuyết, xem một bộ phim với mác “khoa học viễn tưởng” hoặc “giả tưởng” rồi đúng không? Thế khoa học viễn tưởng là gì vậy? Cùng tìm hiểu nhé.

1) Định nghĩa khoa học viễn tưởng

Khoa học viễn tưởng là một chi của dòng “speculative fiction” (giả tưởng tự biện), bao gồm những tác phẩm văn học, phim, tranh ảnh,… chứa các mô típ giả tưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũ trụ song song, người ngoài hành tinh,... Khoa học viễn tưởng thường đi vào khám phá những hệ luỵ, ảnh hưởng tiềm tàng của các phát kiến khoa học. Bởi vậy nó được gọi là "dòng văn của các ý tưởng." Khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố siêu nhiên, luôn phải phát triển dựa trên những kiến thức hoặc học thuyết khoa học đã được chấp nhận tại thời điểm tác phẩm ra đời.

Phân tích mục tiêu lý tưởng viễn tưởng là gì năm 2024

Khoa học - nền tảng của khoa học viễn tưởng.

2) Định nghĩa từ giới chuyên môn

Khoa học viễn tưởng khét tiếng là một đề tài khó định nghĩa bởi vì nó bao quát quá nhiều chủ đề và chi thể loại. Damon Knight, nhà văn viết truyện ngắn khoa học viễn tưởng nổi tiếng, đã hài hước đùa rằng, "Chỉ vào cái gì xong bảo nó là khoa học viễn tưởng thì nó trở thành khoa học viễn tưởng." Nhà văn Mark C. Glassy cũng đồng tình với Knight, và ông đưa quan điểm rằng công việc định nghĩa khoa học viễn tưởng cũng như định nghĩa phim khiêu dâm: không ai nói được cụ thể nó là cái gì, nhưng cứ xem là nhận ra ngay.

Nhìn là hiểu mà, phải không nào?

Hugo Gernsback, một trong những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ "khoa học viễn tưởng," đã phát biểu rằng:

"Khi nói 'khoa học viễn tưởng,' tôi muốn nhắc đến các truyện mang phong cách Jules Verne, H. G. Wells và Edgar Allan Poe — một tác phẩm giả tưởng quyến rũ pha trộn với các kiến thức khoa học thực tế và tầm nhìn mang tính đoán định."

Năm 1970 William Atheling Jr. đã viết một bài định nghĩa về thuật ngữ "khoa học viễn tưởng" là:

"Ban đầu Wells dùng từ này để tả những tác phẩm ngày nay ta gọi là khoa học viễn tưởng 'cứng' (‘hard’ science fiction), trong đó cố gắng bám sát những kiến thức đã biết (tại thời điểm sáng tác) trở thành nền tảng xây dựng câu chuyện, và nếu trong câu chuyện xuất hiện yếu tố phép màu, chí ít phép màu không xuất hiện quá nhiều."

3) Đặc điểm của dòng khoa học viễn tưởng

Các tác phẩm khoa học viễn tưởng chủ yếu vận dụng lối viết lô-gic để mô tả các viễn cảnh tương lai hoặc các bối cảnh thế giới có thể xảy ra. Nghe thì có vẻ giống văn kỳ ảo (fantasy), nhưng khác biệt nằm ở chỗ các yếu tố giả tưởng ở trong truyện khoa học viễn tưởng hầu hết đều có thể trở thành hiện thực dựa trên căn cứ những định luật khoa học đã được chứng minh hoặc chân lý được công nhận (tất nhiên truyện vẫn có thể sử dụng các chi tiết thuần tuý tưởng tượng, không có cơ sở).

Bối cảnh của khoa học viễn tưởng thường khác biệt so với thế giới thực, nhưng lại được người đọc chấp nhận là khả dĩ xảy ra nhờ các phương thức lý giải các yếu tố hư cấu bằng khoa học. Các yếu tố thường gặp trong khoa học viễn tưởng bao gồm:

  • Khung thời gian tương lai, dòng thời gian đã bị biến đổi, hoặc một thời gian quá khứ khác hẳn những gì viết trong sách sử và các tư liệu khảo cổ.
  • Không gian ngoài vũ trụ, các hành tinh khác, hoặc không gian ngầm dưới bề mặt Trái Đất.
  • Các nhân vật như người ngoài hành tinh, người đột biến, máy móc, rô-bốt mang nhân dạng, các dạng nhân vật đại diện cho hướng tiến hoá tương lai của con người.
  • Các công nghệ tương lai sẽ có hoặc có khả năng sẽ có như súng laze, máy dịch chuyển tức thời, trí tuệ nhân tạo.
  • Các nguyên lý khoa học mới hoặc trái ngược với các định luật đã được chấp nhận hiện thời, chẳng hạn như du hành thời gian, hố giun, di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
  • Hệ thống xã hội và chính trị mới và khác biệt hẳn hiện tại, VD: địa đàng (utopia), phản địa đàng (dystopia), hậu khan hiếm, hoặc hậu tận thế.
  • Các khả năng phu thường như điều khiển trí não, thần giao cách cảm, dịch chuyển đồ vật bằng trí óc (VD: "Thần lực" trong Star Wars).
  • Các vũ trụ hoặc chiều không gian khác và việc du hành giữa các vũ trụ, chiều không gian đó.

4) Các thể loại khoa học viễn tưởng

Trước khi đi vào các thể loại nhỏ, đầu tiên hãy đến với hai nhóm khoa học viễn tưởng chính là khoa học viễn tưởng “cứng” (hard science fiction/hard SF) và khoa học viễn tưởng “mềm” (soft science fiction/soft SF).

Khoa học viễn tưởng “cứng”

Khoa học viễn tưởng “cứng” (hard SF) bao gồm những tác phẩm có tính chính xác khoa học rất cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý thiên văn, và hoá học, hoặc miêu tả hết sức chi tiết và hợp lý một thế giới có thể sẽ được hình thành khi khoa học công nghệ đủ tân tiến. Tác phẩm thuộc nhóm này có lượng tiên đoán trở thành hiện thực trong tương lai hoặc gần sát với hiện thực nhiều nhất. Một số tác giả khoa học viễn tưởng “cứng” vốn là người làm nghề khoa học, chẳng hạn Gregory Benford, Geoffrey A. Landis, David Brin, Robert L. Forward, Rudy Rucker và Vernor Vinge. Một số nhà văn đáng chú ý khác chuyên viết về dòng này bao gồm Isaac Asimov, Arthur C. Clarke, Hal Clement, Greg Bear, Larry Niven, Robert J. Sawyer, Stephen Baxter, Alastair Reynolds, Charles Sheffield, Ben Bova, Kim Stanley Robinson, Anne McCaffrey, Andy Weir và Greg Egan.

Khoa học viễn tưởng “mềm”

Phân tích mục tiêu lý tưởng viễn tưởng là gì năm 2024

Nhóm khoa học viễn tưởng "mềm" (soft SF) này bao gồm những tác phẩm sử dụng nền tảng là các môn khoa học xã hội như tâm lý học, kinh tế, chính trị, xã hội học, và nhân chủng học. Đôi lúc nó còn được gán cho các tác phẩm với cốt truyện khó tin, chứa "khoa học" vô lý, và các nhân vật thiếu chiều sâu. Thuật ngữ khoa học viễn tưởng “mềm” còn được áp dụng cho các tác phẩm tập trung chủ yếu vào xây dựng nhân vật và thế giới nội tâm, tâm lý nhân vật. Các nhà văn tiêu biểu cho nhóm này bao gồm Ursula K. Le Guin, Philip K. Dick, Janusz Zajdel, Ray Bradbury, anh em Strugatsky, Kir Bulychov, Yevgeny Zamyatin, và Ivan Yefremov.

Một số nhánh khoa học viễn tưởng khác

Bên cạnh hai nhóm “cứng” và “mềm,” các tác phẩm khoa học viễn tưởng còn được chia thành nhiều thể loại con tuỳ theo các chủ đề sử dụng chủ đạo trong truyện. Bên dưới là một số thể loại con của khoa học viễn tưởng (Lưu ý: khoa học viễn tưởng có rất nhiều thể loại khác nhau, các thể loại bên dưới chỉ là những thể loại dễ gặp nhất, không phải tất cả):

  • Cyberpunk
    • Cyberpunk xuất hiện từ những năm 1980, ghép từ 2 từ cybernetics (điều khiển học) và punk (giang hồ). Thuật ngữ này do nhà văn Bruce Bethke sáng chế ra năm 1980 khi xuất bản cuốn truyện ngắn Cyberpunk. Khung thời gian của thể loại này thường là tương lai gần, bối cảnh là xã hội dystopia vơi đặc trưng là sự cực khổ, khốn đốn. Các chủ đề thường gặp bao gồm công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, đặc biệt công nghệ internet, không gian mạng được hiển thị thành hình ảnh, trí thông minh nhân tạo, điều khiển học, xã hội hậu dân chủ nơi các tập đoàn có sức ảnh hưởng hơn chính phủ. Nhân vật chính thường mang vẻ bất mãn. Blade Runner và Altered Carbon được coi là ví dụ điển hình cho dòng cyberpunk.
  • Du hành thời gian
    • Du hành thời gian tồn tại từ thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Tiểu thuyết du hành thời gian đầu tiên là A Connecticut Yankee in King Arthur's Court của Mark Twain. Nổi tiếng nhất phải kể đến Cỗ máy thời gian của H. G. Wells năm 1895. Trong truyện Wells, nhân vật chính dùng một thiết bị để lựa chọn điểm đến, còn trong truyện Twain nhân vật chính bị đánh vào đầu. Thuật ngữ cỗ máy thời gian do Wells nghĩ ra giờ đã trở thành từ thông dụng. Những câu chuyện thuộc thể loại này thường bàn về các nghịch lý lô-gic, chẳng hạn nếu quay về quá khứ giết chết ông nội mình, vậy thì làm sao mình được sinh ra để quay về quá khứ được?
  • Lịch sử thay đổi (Alternate history)
    • Lịch sử thay đổi là những câu chuyện dựa trên các sự kiện lịch sử có thật, nhưng thay đổi diễn tiến của chúng. Chuyện có thể về nhân vật dùng máy thời gian thay đổi quá khứ, hoặc đơn giản là lấy bối cảnh trong một thế giới với lịch sử khác thế giới chúng ta. Một số tác phẩm thuộc dòng này là Bring the Jubilee của Ward Moore, kể về thế giới nơi phe miền Nam thắng nội chiến Mỹ; và The Man in the High Castle của Philip K. Dick, kể về thế giới nơi Đức và Nhật thắng Thế Chiến Thứ II.
  • Quân sự
    • Khoa học viễn tưởng quân sự là những tác phẩm với chủ đề xung đột giữa các lực lượng quân đội của các quốc gia, các hành tinh hoặc các hệ mặt trời với nhau; nhân vật chính trong truyện thường là những quân nhân. Tác phẩm sẽ tả nhiều về công nghệ quân sự, các nghi thức, thủ tục, lịch sử quân đội; một số câu chuyện có thể sẽ tương đồng với các cuộc xung đột trong lịch sử. Starship Troopers của Heinlein là một trong những ví dụ kinh điển nhất.
  • Tận thế và hậu tận thế (Apocalypse/Post-Apocalypse)
    • Các tác phẩm thuộc thể loại tận thế có nội dung về sự chấm dứt của nền văn minh do chiến tranh, đại dịch, thiên thạch rơi, thảm hoạ sinh thái, hoặc một thảm hoạ diện rộng nào đó. Hậu tận thế thì tận trung vào những gì xảy ra cho nền văn minh sau khi thảm hoạ đã diễn ra. Các tác phẩm tận thế thường xoay quanh bản thân thảm hoạ đang diễn ra hoặc hậu quả liền sau đó, còn hậu tận thế thường sẽ lấy bối cảnh là một thời gian dài sau khi thảm hoạ đã diễn ra.
  • Phiêu lưu vũ trụ (Space opera)
    • Phiêu lưu vũ trụ bao gồm các tác phẩm với bối cảnh chủ yếu hoặc hoàn toàn ở ngoài không gian, hoặc ở trên các hành tinh khác. Xung đột trong truyện thường mang sắc thái anh hùng ca, và thường mang quy mô rất lớn. Các tác phẩm phiêu lưu vũ trụ hiện đại đôi khi tìm cách khơi dậy tâm lý đam mê khám phá trong thời hoàng kim của khoa học viễn tưởng cách đây vài thập kỷ. Một trong những series nổi tiếng nhất thuộc dòng này là Star Wars của George Lucas.
  • Khoa học viễn tưởng xã hội
    • Khoa học viễn tưởng xã hội tập trung vào các vấn đề xã hội và bản chất của con người trong bối cảnh khoa học viễn tưởng. Vì các tác phẩm trong thể loại này tập trung vào bản chất con người hơn là các chi tiết khoa học, chúng thường thuộc vào hạng mục khoa học viễn tưởng “mềm.“
  • Khí hậu viễn tưởng (climate fiction)
    • Khí hậu viễn tưởng lấy chủ đề là các biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Thỉnh thoảng các tác phẩm thuộc dòng này được gọi tắt là "cli fi," tưởng tự như "science fiction" được gọi tắt là "sci fi". Khí hậu viễn tưởng thường được lấy bối cảnh là trong tương lai, nhưng cũng có một số tác phẩm lấy bối cảnh quá khứ.
  • Steampunk
    • Trong các tác phẩm Steampunk, các thiết bị công nghệ được vận hành bằng hơi nước, bối cảnh thường ở London thời Victoria, giai đoạn thế kỷ XIX. Mặc dù chỉ sử dụng công nghệ hơi nước nhưng các máy móc thiết bị sử dụng trong tác phẩm hoàn toàn có thể tân tiến ngang với thời hiện đại, thậm chí còn tân tiến hơn.

5) Một số ví dụ về khoa học viễn tưởng trên thế giới

Khoa học viễn tưởng phát triển mạnh mẽ nhất tại các nước phương Tây như Mỹ, Canada và Anh, nhưng điều đó không có khoa học viễn tưởng không lan rộng trên khắp thế giới.

Châu Phi

Khoa học viễn tưởng có một mô típ là thể hiện sự thay đổi về xã hội khi cơ cấu quyền lực bị thay đổi (chẳng hạn như con người bị mất quyền kiểm soát và người ngoài hành tinh lên ngôi). Các nhà văn Châu Phi thường mượn mô típ đó để nói về nạn nô lệ và buôn bán nô lệ. Ngoài ra, còn một mô típ nữa hay xuất hiện trong khoa học viễn tưởng đó và cuộc gặp gỡ giữa con người và các giống loài lạ, và mô típ này có rất nhiều nét tương đồng với xung đột giữa văn hoá, ngôn ngữ, tập quán của Châu Phi với các nước phương Tây trong lịch sử nên thường hay được các nhà văn sử dụng.

Mohammed Dib, một nhà văn Algeria, đã viết một tác phẩm khoa học viễn tưởng có tên Qui se souvient de la mer (Ai sẽ nhớ về biển?) năm 1962 để bàn về vấn đề chính trị của nước mình. Masimba Musodza, một tác giả Zimbabwe, đã xuất bản cuốn MunaHacha Maive Nei?, cuốn khoa học viễn tưởng đầu tiên viết bằng ngôn ngữ Shona.

Châu Á

  • Ấn Độ
    • Khoa học viễn tưởng Ấn Độ bắt đầu xuất hiện khi Kylas Chundar Dutt đăng tải tác phẩm A Journal of Forty-Eight Hours of the Year 1945 trên tờ Calcutta Literary Gazette (06/06/1835). Vì truyện chủ yếu nhằm để tranh luận chính trị, sau này người ta thường coi các tác giả khác như Jagadananda Roy, Hemlal Dutta và Jagadish Chandra Bose mới là người đi tiên phong trong khoa học viễn tưởng. Khoa học viễn tưởng thời hiện đại của Ấn Độ bắt đầu với các tác phẩm của những nhà văn như Samit Basu, Payal Dhar, Vandana Singh và Anil Menon.
  • Bangladesh
    • Bangladesh là một trong những nước thuộc Nam Á có dòng khoa học viễn tưởng phát triển mạnh. Sau khi Qazi Abdul Halim cho xuất bản cuốn Mohasunner Kanna (Nước mắt dải ngân hà) (1970), Humayun Ahmed đã viết cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên của người Bangladesh, Tomader Jonno Valobasa (Tình thương cho tất cả).
    • Nhưng khoa học viễn tưởng Bangladesh chỉ thật sự khởi sắc khi Muhammed Zafar Iqbal xuất hiện. Iqbal viết Copotronic Sukh Dukho (Xúc cảm con chíp) khi còn theo học Đại học Dhaka. Sau này truyện được xuất hiện trong bộ tuyển tập cùng tên của Iqbal. Tuyển tập khoa học viễn tưởng ấy được chào đón nồng nhiệt và ngay lập tức tạo thành làn sóng mới trong giới độc giả và nhà văn Bangladesh. Theo bước những người tiên phong, ngày một nhiều cây bút trẻ bắt đầu viết về thể loại khoa học viễn tưởng.
  • Trung Quốc
    • Khoa học viễn tưởng hiện đại ở Trung Quốc chủ yếu phát triển nhờ tạp chí Science Fiction World. Rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng của Trung Quốc đều có tiền thân là truyện đăng trên tạp chí, bao gồm cuốn bestseller The Three-Body Problem (Tam thể) của Lưu Từ Hân.
  • Hàn Quốc
    • Mãi đến những năm gần đây, Hàn Quốc mới xuất hiện nhiều nhà văn viết khoa học viễn tưởng. Nhà văn với bút danh Djuna thường được coi là người đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy dòng văn này. Kim Boyoung, Bae Myunghoon và Kwak Jaesik là những cái tên thường được nhắc đến khi nói về thế hệ nhà văn khoa học viễn tưởng Hàn Quốc những năm 2010.
    • Phong trào khoa học viễn tưởng tại Hàn bắt đầu nở rộ năm 2009. Các báo liên tục đưa ra các giải thưởng văn học, và tổ chức các cuộc thi với mức tiền thưởng khá lớn. Mặc dù vậy, tính đến hiện tại số lượng tác giả về khoa học viễn tưởng mới chỉ dừng ở tầm 60 người.

Châu Âu

  • Pháp
    • Hồi thế kỷ XIX, nước Pháp xuất hiện một nhà văn lừng lẫy tên là Jules Verne, với rất nhiều tác phẩm mang tính đột phá trong làng khoa học viễn tưởng (Hai vạn dặm dưới đáy biển, Hành trình tới tâm Trái Đất, Từ Trái Đất đến Mặt trăng) cả ở Pháp lẫn trên thế giới. Sang thế kỷ XX, khoa học viễn tưởng Pháp xuất hiện nhiều tên tuổi như Pierre Boulle (nổi tiếng nhờ cuốn Planet of the Apes), Serge Brussolo, Bernard Werber, René Barjavel, Robert Merle,…
  • Ý
    • Khoa học viễn tưởng tại Ý phát triển rất mạnh, mặc dù bạn bè quốc tế ít khi biết đến. Khoa học viễn tưởng tại Ý trở nên nổi tiếng sau Thế Chiến II, đặc biệt là nửa cuối thập niên 1950, khi văn học Anh Mỹ xuất hiện nhiều.
    • Những tác phẩm xuất hiện sớm nhất có thể được tìm thấy trong các tạp chí văn học giả tưởng. Đến nửa sau thế kỷ XIX, những truyện ngắn và tiểu thuyết ngắn thuộc dòng "khoa học tưởng tượng" xuất hiện trong các phụ mục báo Chủ Nhật, trong tạp chí văn học, và các tập truyện nhỏ xuất bản định kỳ. Sang đầu thế kỷ XX, Emilio Salgari xuất hiện với rất nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, và ông được coi là cha đẻ của khoa học viễn tưởng Ý.
    • Khoa học viễn tưởng Ý thực sự vươn mình vào năm 1952, khi các tạp chí chuyên về khoa học viễn tưởng đầu tiên xuất hiện, tờ Scienza Fantastica (Khoa học kỳ khôi) và Urania, và thuật ngữ "fantascienza," phiên bản tiếng Ý của "science fiction" được đưa vào sử dụng. Sau những năm 1950, khoa học viễn tưởng trở thành một trong những dòng văn thịnh hành nhất ở Ý. Các nhà văn viết khoa học viễn tưởng hiện đại nổi tiếng ở Ý bao gồm Gianluigi Zuddas, Giampietro Stocco, Lino Aldani, và hoạ sĩ Milo Manara.
  • Đức
    • Theo lời nhà phê bình văn học Franz Rottensteiner, mặc dù nửa đầu thế kỷ XX rất nhiều tác phẩm mang tính khoa học viễn tưởng được xuất bản tại Đức, phải đến sau Thế Chiến II và sau khi rất nhiều tác phẩm của Mỹ được dịch sang tiếng Đức khoa học viễn tưởng mới chính thức trở thành một dòng văn được công nhận. Một số nhà văn khoa học viễn tưởng Đức nổi tiếng thời nay bao gồm Andreas Eschbach, năm lần đoạt giải Kurd Laßwitz; và Frank Schätzing với tác phẩm nổi tiếng nhất là The Swarm.
  • Nga và các nước Liên-xô cũ
    • Nga lần đầu bước vào lĩnh vực khoa học viễn tưởng trong giai đoạn giữa thể kỷ XIX với các nhà văn nổi tiếng như Faddei Bulgarin và Vladimir Odoevsky. Tuy nhiên phải đến giai đoạn Xô-viết khoa học viễn tưởng mới bước vào thời hoàng kim. Bất chấp bị nhà nước cấm cản và kiểm duyệt, các nhà văn khoa học viễn tưởng thời đó viết rất hăng hái. Các nhà văn thời đầu như Alexander Belayev, Alexey N. Tolstoy và Vladimir Obruchev học theo văn phong của Jules Verne và H.G. Wells để viết các tác phẩm khoa học viễn tưởng “cứng” mang tính đoán định tương lai. Các tác phẩm đáng chú ý nhất thời đại này là Người cá, The Air Seller và Đầu giáo sư Dowell của Belayev; Aelita và Engineer Garin's Death của Ray Tolstoy. Khoa học viễn tưởng thời đầu thường bị ảnh hưởng bởi tư tưởng cộng sản nên hay có giọng văn bài trừ tư bản. Những cuốn sách chỉ trích Xô-viết như cuốn We của Yevgeny Zamyatin hoặc Heart of a Dog và Fatal Eggs của Mikhail Bulgakov bị cấm xuất bản cho đến tận những năm 1980.
    • Đến nửa sau thế kỷ XX, thế hệ các nhà văn mới bắt đầu sử dụng những mô típ khoa học viễn tưởng phức tạp. Khoa học viễn tưởng xã hội, chuyên nói về triết lý, đạo đức, các tư tưởng utopia và dystopia, xuất hiện nhiều hơn. Xu hướng mới bắt đầu với tác phẩm utopia của Ivan Yefremov là Andromeda Nebula (1957). Phần lớn khoa học viễn tưởng Xô-viết được nhắm vào trẻ em.
    • Sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ, khoa học viễn tưởng trong khối các nước cộng hoà Xô-viết cũ vẫn chủ yếu đến từ Nga. Ngoài Nga ra thì phải kể đến các nhà văn Ukraina, những người đã đóng góp rất nhiều cho khoa học viễn tưởng viết bằng tiếng Nga. Thời kỳ hậu Xô-viết xuất hiện những nhà văn nổi tiếng như H. L. Oldie, Sergey Lukyanenko, Alexander Zorich và Vadim Panov.
  • Các quốc gia thuộc Châu Âu khác
    • Ba Lan là nước viết khoa học viễn tưởng khá nổi tiếng. Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Ba Lan, đồng thời trên khắp thế giới là Stanisław Lem với các tác phẩm khoa học viễn tưởng “cứng” như Hành tinh Solaris. Nhiều sách Lem viết đã được chuyển thể thành phim, cả tại Ba Lan lẫn ở nước ngoài. Một số nhà văn khoa học viễn tưởng Ba Lan nổi tiếng khác bao gồm Jerzy Żuławski, Janusz A. Zajdel, Konrad Fiałkowski, Jacek Dukaj và Rafał A. Ziemkiewicz.
    • Trong vở kịch R.U.R. (1920), nhà viết kịch người Séc Karel Čapek đã đưa thuật ngữ “rô-bốt” vào trong dòng văn khoa học viễn tưởng. Čapek cũng viết nhiều tác phẩm và vở kịch khoa học viễn tưởng châm biếm, chẳng hạn như War with the Newts và The Absolute at Large.

Châu Úc

David G. Hartwell, nhà phê bình văn học và biên tập viên kỳ cựu người Mỹ, đã nói rằng "khoa học viễn tưởng Úc không có chất Úc nào cả." Nhiều nhà văn khoa học viễn tưởng Úc thực chất là nhà văn quốc tế, sáng tác bằng tiếng Anh và xuất bản cho độc giả thế giới. Thêm nữa là thị trường nội địa Úc rất nhỏ (dân số 21 triệu người), nên doanh số truyện bán được ra nước ngoài là yếu tố tiên quyết

Mục tiêu lý tưởng là gì?

Lý tưởng là những mục đích tốt đẹp mà mỗi người muốn hướng tới. Đây là động lực to lớn giúp cho con người vượt qua những thử thách, chông gai để có thể thực hiện những ước mơ và hoài bão của mình. Người có lí tưởng luôn được xã hội công nhận và yêu quý, họ là niềm tự hào của gia đình và là người có ích cho xã hội.

Lý tưởng là gì trọng tâm lý học?

Lí tưởng là một nguyên tắc hoặc giá trị mà một thực thể tích cực theo đuổi như một mục tiêu và giữ nó cao hơn các mối quan tâm nhỏ nhặt hơn, được coi là ít ý nghĩa hơn. Các thuật ngữ liên quan đến niềm tin chung về lý tưởng bao gồm chủ nghĩa duy tâm đạo đức, chủ nghĩa duy tâm đạo đức, và chủ nghĩa duy tâm nguyên tắc.

Mục tiêu có tầm quan trọng như thế nào?

Mục tiêu thường được đặt ra dựa trên những ước mơ, sự khát khao, nhu cầu cá nhân hoặc tổ chức. Mục tiêu giúp mỗi người có định hướng và tập trung vào những gì quan trọng, cung cấp động lực và hướng dẫn cho mọi hành động. Nó cũng có thể là công cụ đo lường tiến trình và đánh giá thành công.

Mục tiêu trung hạn là gì?

Mục tiêu trung hạn là những kế hoạch và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để đạt được trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm. Mục tiêu trung hạn thường được xác định dựa trên mục tiêu dài hạn và nhằm đạt được những cột mốc quan trọng trên đường đến mục tiêu dài hạn.