Pháo binh là gì

Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng hỏa lực chủ yếu của Quân chủng Lục quân và đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam,Bộ Quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng binh chủng Pháo binh 8 chữ "Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng" ngày 13 tháng 4 năm 1967.Binh chủng Pháo binhQuân đội nhân dân Việt Nam


Quân kỳ


Quân hiệu

Quốc gia

Việt NamThành lập29tháng 6 năm 1946; 75 năm trước[1946-06-29]Phân cấpBinh chủng [Nhóm 4]Nhiệm vụBinh chủng chiến đấuQuy mô10.000 ngườiBộ phận củaBộ Quốc phòngBộ chỉ huyBa Đình, Hà NộiKhẩu hiệuChân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúngHành khúcHò kéo pháoChỉ huyTư lệnh

Nguyễn Hồng PhongChính ủy

Hoàng Quang ThuậnTham mưu trưởng

Nguyễn Hữu PhướcChỉ huy nổi bậtTrần Đại Nghĩa
Lê Thiết Hùng
Lê Quang Hòa

Lịch sử hình thành

  • Ngày 29 tháng 6 năm 1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh. Vào ngày này, tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương [40 Hàng Bài, Hà Nội], Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài Xuân Canh.
  • Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn: tiểu đoàn pháo binh 410 [Liên khu 10], tiểu đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên, được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1948.
  • Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn. Ngày 20 tháng 11 năm 1950 thành lập trung đoàn 675, Trung đoàn pháo cơ giới 45 được thành lập với trang bị gồm 20 khẩu lựu pháo 105mm và 40 ô tô các loại.
  • Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục trưởng.
  • Năm 1951, đại đoàn công pháo [công binhpháo binh] 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.
  • Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120mm, 30 khẩu sơn pháo 75mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102mm, 36 khẩu cối 82mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh.
  • Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28 tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Pháo binh.
  • Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.
  • Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.
  • Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 [còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa], thuộc Bộ Tư lệnh Miền [chiến trường B2]. Tháng 1 năm 1972, Đoàn pháo binh 69 chuyển thành Sư đoàn pháo binh 75 thuộc Bộ Tư lệnh Miền.

Pháo đài Láng

  • Trung đội pháo đài Láng thành lập ngày 29 tháng 6 năm 1946, gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, do Nguyễn Ưng Gia làm trung đội trưởng, Nguyễn Văn Khoát làm chính trị viên.. Pháo đài Láng vốn do Pháp lập ra sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ để bắn máy bay Nhật. Ở đây có 4 khẩu pháo cao xạ 75mm mua của Đức là loại súng tối tân lúc bấy giờ được gắn cố định vào bệ bê tông. Năm 1940, Nhật đã buộc Pháp phải dùng pháo đài Láng để bắn máy bay Mỹ đến ném bom Hà Nội. Bộ đội Việt Nam dùng 2 khẩu cao xạ còn lại với 400500 viên đạn làm pháo bắn mục tiêu mặt đất.
  • Ngày Toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Pháo đài Láng đã nổ súng bắn vào thành Hà Nội, yểm trợ cho bộ đội Việt Nam. Ba ngày sau, pháo đài Láng bắn rơi một máy bay trinh sát của Pháp. Nửa tháng sau thì pháo đài hết đạn, nhưng được điều thêm 1 khẩu sơn pháo 75mm có bánh xe do ô tô kéo về. Ngày 10 tháng 1 năm 1947, trung đội pháo đài Láng rút khỏi Hà Nội, kết thúc đợt chiến đấu đầu tiên của pháo binh Việt Nam.

Pháo hỏa tiễn ĐKB

  • Năm 1966 Liên Xô chi viện cho Quân đội nhân dân Việt Nam pháo hỏa tiễn 24 nòng đặt trên xe, sử dụng phương tiện hiện đại để phóng cùng một lúc 24 viên đạn, nhưng như thế chưa phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Phía Việt Nam yêu cầu Liên Xô cải tiến loại pháo hỏa tiễn đó bằng cách tháo rời giàn pháo ra từng nòng để bộ đội Việt Nam mang vác cơ động và chiến đấu được thuận lợi. Loại pháo cải tiến này được đặt tên mới là ĐKZB, và gọn hơn là ĐKB. Pháo hỏa tiễn ĐKB cỡ 122mm, tầm bắn 11.200 m, đạn nặng gần 60kg. Trung đoàn pháo hỏa tiễn 724 được thành lập tháng 2 năm 1966 và được đưa vào miền Đông Nam Bộ [chiến trường B2]. Trung đoàn 724 trực thuộc Đoàn 69 [tương đương cấp sư đoàn] pháo binh Miền [tên gọi tắt của chiến trường B2]. Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại hy sinh trên đường vào miền Nam nên Tô Đê làm Trung đoàn trưởng và Lê Bình làm Chính ủy trung đoàn. Trung đoàn đã pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11 tháng 5 năm 1967, phá hủy và phá hỏng 150 máy bay các loại và nhiều phương tiện kỹ thuật, đốt cháy nhiều kho nhiên liệu, tiêu diệt và làm bị thương hơn 800 phi công và nhân viên kỹ thuật đối phương.

Nhiệm vụ

Binh chủng pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng chiến đấu, là hỏa lực chủ yếu của lục quân; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến.

  1. Chi viện hỏa lực trong tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp trong địa bàn tác chiến.
  2. Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch.
  3. Chế áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình địch như sở chỉ huy [vị trí chỉ huy], trung tâm thông tin, sân bay, kho, bến cảng... và hậu phương của địch.
  4. Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt, gây tổn thất làm địch mất sức chiến đấu. Bắn phá các mục tiêu công sự, công trình phòng ngự của địch... gây mất tác dụng.
  5. Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch, tạm thời mất sức chiến đấu, cơ động hạn chế, chỉ huy rối loạn.
  6. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để hạn chế và ngăn chặn hoạt động của địch một cách tạm thời.

Lãnh đạo hiện nay

  • Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Hồng Phong
  • Chính ủy: Thiếu tướng Hoàng Quang Thuận
  • Phó Tư lệnh  Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Hữu Phước
  • Phó Chính ủy: Đại tá Nguyễn Đình Nam

Tổ chức chính quyền

Cơ quan

  • Văn phòng
  • Thanh tra
  • Phòng Tài chính
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Phòng Khoa học quân sự
  • Phòng Điều tra hình sự

Đơn vị

  • Trường Sĩ quan Pháo binh  TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 45  TX Sơn Tây, TP Hà Nội
  • Lữ đoàn 204  TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
  • Lữ đoàn 490  Chí Linh, Hải Dương
  • Lữ đoàn 675  Hiệp Hòa, Bắc Giang
  • Lữ đoàn 96  Long Thành, Đồng Nai
  • Trung tâm Huấn luyện  Đào tạo - Thạch Thất, Hà Nội
  • Kho 380  Chợ Đồn, Bắc Kạn
  • Kho K86 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 371 - Thạch Thất, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 97 - Bà Vì, Hà Nội
  • Tiểu đoàn 10 Vận tải, Cục Hậu cần

Khen thưởng

  • Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân [1976];
  • Huân chương Hồ Chí Minh [1979];
  • Huân chương Ðộc lập hạng Nhất [2001];
  • Huân chương Sao vàng [2006]

Chỉ huy và Lãnh đạo qua các thời kỳ

Cục Pháo binh, Bộ Tổng tư lệnh

  • Năm 19491954: Trần Đại Nghĩa: Thiếu tướng, Cục trưởng.

Bộ Chỉ huy Pháo binh

  • 19541956: Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng [1948], Tư lệnh Bộ Chỉ huy Pháo binh

Tư lệnh Binh chủng

  • 19561963: Lê Thiết Hùng, Thiếu tướng, Tư lệnh đầu tiên của Binh chủng Pháo binh.
  • 19641968: Nguyễn Thế Lâm, Thiếu tướng [1974]
  • 19681977: Doãn Tuế, lúc làm Tư lệnh là thiếu tướng, trung tướng [1984]
  • 19791988: Nguyễn Trung Kiên, Thiếu tướng
  • 19881995: Nguyễn Nam Hồng, Thiếu tướng [1989]
  • 19951998: Tống Ngọc Thắng, Thiếu tướng. Từ 1998 là Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • 1998 2005: Đỗ Quốc Ân, Thiếu tướng.[1]
  • 20052009: Vũ Thanh Lâm, Thiếu tướng [2006]
  • 20092015: Nguyễn Văn Côn, Thiếu tướng [2009]
  • 20156.2020: Đỗ Tất Chuẩn, Thiếu tướng [9.2015], nguyên Phó Tư lệnh kiêm TMT Binh chủng Pháo binh
  • 6.2020 nay, Nguyễn Hồng Phong, nguyên Phó Tư lệnh kiêm TMT Binh chủng Pháo binh

Chính ủy Binh chủng, Phó tư lệnh chính trị

  • 19581959: Lê Hiến Mai, Chính ủy đầu tiên của Binh chủng Pháo binh, trung tướng [1974]
  • 19591961: Nguyễn Xuân Hoàng, trung tướng [1986]
  • 19611963: Lê Quang Hòa, thượng tướng [1986]
  • 1963?1965: Trương Công Cẩn
  • 19661971: Tạ Xuân Thu, Thiếu tướng [1961]
  • 19711973: Đặng Hòa, Trung tướng [1986]
  • 19731979: Nguyễn Nam Thắng, Thiếu tướng
  • 19791980: Đặng Hòa, Thiếu tướng
  • 19801988: Hoàng Văn Thạ, Thiếu tướng
  • 19881993: Hoàng Định, Đại tá.
  • 19932005: Lê Giám đốc, Thiếu tướng.
  • 20052010: Trần Hữu Định, Thiếu tướng [2006]
  • 20109.2017: Nguyễn Thanh Ngụ. Thiếu tướng [2010]
  • 9.2017 nay: Hoàng Quang Thuận, Thiếu tướng

Tham mưu trưởng

  • Tô Thuận, Thiếu tướng [1985]
  • Hoàng Văn Khoát, Đại Tá

Trang thiết bị

Pháo xe kéo- Pháo cốiẢnhChủng loạiNguồn gốcLoạiSố lượng hoạt độngChú thíchPháo

Liên XôSúng cối 60mm [nhiều phiên bản]Chưa rõSúng cối 82mm [nhiều phiên bản]120-PM-38MSúng cối hạng nặng 120mm cải tiến

120-PM-43Súng cối hạng nặng 120mm2B11Súng cối hạng nặng 120mmBS-3Lựu pháo nòng dài 100mm

B-10Pháo không giật 82mm

B-11Pháo không giật 107mmVũ khí dự bị

D-20Lựu pháo 152mm350

D-30Lựu pháo 122mm450

D-44Pháo bắn thẳng 85mm

D-74Lựu pháo nòng dài122mm

M-1943Súng cối hạng nặng 160mm

M-46Lựu pháo nòng dài 130mm250

M-160Súng cối 160mm

SPG-9Pháo không giật 73mm

107mm M1938Súng cối 107mm

ML-20Lựu pháo 152mm100

T-12

NgaPháo chống tăng 100mm

Trung QuốcSúng cối 100mmChưa rõ

M101Lựu pháo 105mm

M-114

Hoa KỳLựu pháo 155mm100M2A1Lựu pháo 105mm

M-40Pháo không giật 105mm.Vũ khí dự bịSúng cối giảm âm 50mmChưa rõ

Việt NamSúng cối 100mmSPG-9T2Pháo không giật 73mmXe kéo pháo

AT-L

Liên XôXe kéo pháo bánh xích.[2]

ATS-59G

Liên XôXe kéo pháo bánh xích.[3][4]

M548

Hoa KỳXe kéo pháo bánh xích.

Pháo phản lựcẢnhChủng loạiNguồn gốcLoạiSố lượng hoạt độngChú thích

BM-13

Liên XôPháo phản lực phóng loạt 132mm 16 ống.Vũ khí dự bị

BM-14Pháo phản lực 140mm 16 ống400thực địa trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1967[5]

BM-21Pháo phản lực 122mm 40 ống350 tính đến năm 2016[6]

DKBPháo phản lực mang vác 122mm [1 ống phóng đơn phóng đạn BM-21]Không rõ955 đơn vị 9P132 hay DKB được Liên Xô chuyển giao [400 đơn vị được chuyển giao vào năm 1966, 400 - 1970, 155 - năm 1972]. Hiện nay đã tự chế tạo trong nước nhưng không rõ số lượng

Type63

Liên Xô /

Trung QuốcPháo phản lực 106,7mm 12 ống306[7]

Pháo tự hànhẢnhXeNguồn gốcLoạiPhiên bảnSố lượngChú thíchPháo mặt đất tự hành

ASU-57

Liên XôPháo đổ bộ đường không/pháo chống tăngASU-57không rõ[8]

ASU-85Pháo tự hành đổ bộ đường khôngASU-85Không rõ[9]

2S1 GvozdikaPháo mặt đất tự hành2S1 Gvozdika150[10]

2S3 AkatsiyaPháo mặt đất tự hành2S3 Akatsiya30[11][12]center|120x120pxPháo tự hành M101

Việt NamPháo mặt đất tự hànhM1: Tích hợp lựu pháo xe kéo M101 với khung gầm xe tải Ural-375D.

M3: Tích hợp lựu pháo xe kéo M101 và súng máy hạng nặng 12,7mm lên khung gầm xe tải Ural-4320.Chưa rõ[13]M548-XXPháo mặt đất tự hànhM548-23: Trang bị 1 pháo phòng không 23mm-2 trên cơ sở xe M548.

M548-76: Trang bị một pháo 76,2mm Zis-3 trên cơ sở xe M548.

M548-85mm:: Trang bị pháo 85mm D44 trên cơ sở xe M548.

M548-105: Trang bị một pháo105mm M102 trên cơ sở xe M548, ngoài ra còn trang bị súng máy 7.62mm PKT.[14]

M113

Hoa Kỳ /

Việt NamCối tự hànhM106A1: Biến thể của M113 trang bị súng cối M30 106,7mm.

M125A1: Biến thể của M113 trang bị súng cối M29 81mm.

M106-100: Biến thể của M106 trang bị súng cối 100 mm và súng 12,7 mm K54 do Viêt Nam tự sản xuất.

M125-100: Biến thể của M125 trang bị súng cối 100 mm và súng 12,7 mm K54 do Viêt Nam tự sản xuất.Không rõ[15][16]

M107

Hoa KỳPháo tự hành 175mmChưa rõ

Chiến lợi phẩm sau năm 1975, hiện nằm trong kho dự trữ.

Tên lửa mặt đấtẢnhChủng loạiNguồn gốcLoạiSố lượngChú thích

3M11 Falanga

Liên XôTên lửa chống tăng [sử dụng trên trực thăng Mi-24]

9M113 Konkurs[17]

9M14 MalyutksTên lửa chống tăng[18]

9K11 Fagot

SS-1 Scud B/C/DTên lửa đạn đạo chiến thuật24[19]

9K114 Shturm

NgaTên lửa chống tăng [sử dụng phiên bản hải quân SHTURM-Ataka trang bị cho các Tàu tuần tra cao tốc Mirage mua của Nga]

Hwasong-6 [Scud-C]

CHDCND Triều TiênTên lửa đạn đạo tầm ngắn[20]

Chú thích

  1. ^ Lãnh đạo Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Armor of the Vietnam War [2] Lực lượng Châu Á. Áo giáp trong Chiến tranh 7017.Trang 41. Ấn phẩm Concord. Grandolini, Albert [1998]. ISBN9789623616225. |url= trống hay bị thiếu [trợ giúp]
  3. ^ Armor of the Vietnam War [2] Lực lượng Châu Á. Áo giáp trong Chiến tranh 7017. Ấn phẩm Concord. Grandolini, Albert [1998]. ISBN9789623616225. |tên= thiếu |tên= [trợ giúp]; |url= trống hay bị thiếu [trợ giúp]
  4. ^ "Objectif Saigon! 3e partie: La chute du régime sud-vietnamien". Batailles & Blindés [bằng tiếng Pháp]. Số 54. Caraktère. trang 6679. ISSN1765-0828. |tên= thiếu |tên= [trợ giúp]; |url= trống hay bị thiếu [trợ giúp]
  5. ^ "Tên lửa và bệ phóng tên lửa". Tucker, Spencer C. [biên tập]. The Encyclopedia of the Vietnam War: A Chính trị, Xã hội và Lịch sử Quân sự [2 ed.]. p. 988. tháng 5 năm 2011. |tên= thiếu |tên= [trợ giúp]
  6. ^ Cán cân quân sự 2016. , tr. 297.
  7. ^ "Trang bị Quân đội Việt Nam". Bảo mật Toàn cầu. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ "ASU-57". Bách khoa toàn thư xe tăng. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2018.
  9. ^ Biết gì về pháo tự hành đổ bộ đường không ASU-85 Việt Nam sở hữu?. Báo điện tử Kiến Thức. 8 tháng 8 năm 2020.
  10. ^ Bản sao đã lưu trữ. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ "Cơ sở dữ liệu chuyển giao vũ khí của SIPRI". //www.duhoctrungquoc.vn/wiki/en/Stockholm_International_Peace_Research_Institute. Ngày 6 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013. |tên= thiếu |tên= [trợ giúp]; Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]
  12. ^ Việt Nam có bao nhiêu siêu pháo tự hành 2S3 Akatsiya trong biên chế?. Báo điện tử Kiến Thức. 25 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ Việt Nam sản xuất pháo tự hành kết hợp công nghệ Mỹ-Nga. Báo Đất Việt. 9 tháng 6 năm 2017.
  14. ^ Không tin nổi: Việt Nam đã có 6 kiểu pháo tự hành bánh xích. Báo điện tử Kiến Thức. 1 tháng 7 năm 2020.
  15. ^ //twitter.com/oryxspioenkop/status/931580664905961472. Twitter. Liên kết ngoài trong |title= [trợ giúp]
  16. ^ Sức mạnh cải tiến mới trên thiết giáp M-113 lắp súng cối 100mm Việt Nam. Báo Điện tử Kiến Thức. 16 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ //baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/ten-lua-chong-tang-9m113-konkurs-viet-nam-lan-dau-xuat-hien-3409359/
  18. ^ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế [IISS]. Cán cân quân sự 2018". Cán cân quân sự. Routledge. 118. 14 tháng 2 năm 2018.
  19. ^ "Kiểm soát lửa đạn tên trên toàn thế giới [Xem Việt Nam]". //www.duhoctrungquoc.vn/wiki/en/Arms_Control_Association. Hiệp hội kiểm soát vũ khí; Cơ quan Phòng thủ Tên lửa; Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ; Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội; Trung tâm Tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ: Arms Control Association. [ngày 5 tháng 1 năm 2012]. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2015. |tên= thiếu |tên= [trợ giúp]; Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= [trợ giúp]; Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]
  20. ^ //mobile.twitter.com/ArmsControlWonk/status/974686166313189377

Liên kết ngoài

Chủ Đề