Phim don t cry mommy review năm 2024

Xem qua trailer đã thấy kịch tính và nhức nhối, nghĩ lại sắp làm mình tức anh ách, đồng thời tốn cả hộp giấy đây. Sự tức tối nhen nhóm ngay từ những giây đầu tiên khi trailer thông tin luôn về vài vụ hiếp dâm tiêu biểu mà thủ phạm là trẻ vị thành niên. Tiêu biểu ở sự thoát được tội hoặc hưởng hình phạt nhẹ như lông hồng (như đình chỉ học 10 ngày ???). Tôi cũng cảm nhận được nỗi đau khổ tột cùng, tuyệt vọng của nạn nhân, cùng sự đằng đằng sát khí hứa hẹn của người mẹ, nên cũng khá hứng thú tìm xem phim ngay không lâu sau đó.

Phim don t cry mommy review năm 2024

Đây là một phim thuộc thể loại hiếp dâm – trả thù khá kinh điển, xoay quanh câu chuyện một nữ sinh trung học tại Hàn Quốc tên Eun Ah bị hiếp tập thể bởi 3 gã thanh niên, trong đó có 1 cậu con trai lưu ban tên Jo Han đang học cùng lớp cô. Tình cảm ngây ngô cô nữ sinh trong trắng dành cho cá nhân bị đúp này khiến cô sa mình vào cạm bẫy trên một nóc nhà hoang vắng, để rồi dẫn đến chấn thương tâm lý nặng, kết cục là tự sát. Mẹ cô tên Yoo Lim – một bà mẹ đơn thân mất đi đứa con gái duy nhất đau khổ tột bậc, đồng thời bất lực trước luật pháp vốn quá nhẹ tay với tội phạm vị thành niên, đã vạch ra con đường máu, lấy mạng những kẻ súc sinh để đền mạng con gái mình.

Phim don t cry mommy review năm 2024

Một câu tóm gọn phim: nội dung tổng quát hay (không gọi là ý tưởng hay vì dựa trên câu chuyện có thật) song chưa làm tới. Nên tôi cũng không phải tốn cả hộp giấy.

Thời gian phim là 1 tiếng rưỡi song thời lượng trả thù chỉ chiếm khoảng 30′, còn lại là câu chuyện nạn nhân rơi vào nguy hiểm và các ảnh hưởng tâm lý sau đó.

Tuy nhiên, người xem phim nào cũng có thể đánh giá lỗi lần này không chỉ ở thủ phạm mà còn ở chính nạn nhân và người thân. Cô bé này quá ngây ngô, quá thuần khiết, không mảy may đề phòng với một cậu con trai mà quá chú tâm thích cậu ta, dù đã được cô bạn thân có một lời cảnh báo trước đó.

Có thể sự thay đổi đầu đời trong tâm sinh lý khiến cô bé rung rinh trước sự kul ngầu, trầm tĩnh của cậu trai lớn hơn 1 tuổi có phần bí ẩn kia. Tuy nhiên, cá nhân tôi thì thấy tạo hình bạn con trai này hơi… tù =)), trông không sáng sủa gì cả (chỉ trong phim thôi nhé các bạn fan DongHo). 1 thằng lỏi khác trong băng nhóm của cậu trai này còn đẹp trai hơn (Kwon Hyun-Sang, tùy cảnh).

Vì tình cảm dễ khiến người ta mù quáng, cộng thêm sự thơ ngây như tờ giấy trắng, Eun Ah một mình cầm hộp chocolate lên sân thượng một tòa nhà vào lúc chập choạng tối, cứ nghĩ khoảnh khắc lãng mạn sắp đến. Nhưng không, ở đó không chỉ có một thằng đàn ông đang đợi cô, mà có ba thằng.

Phim don t cry mommy review năm 2024
Cái gì đến cũng đến.

Điều đáng trách hơn, cô nữ sinh này tự nộp mình cho bọn cầm thú hơn 1 lần. Sau khi tòa phán quyết bọn ranh con vô tội, lũ trời đất hỡi ơi là mặt dày này lại nhắn thêm tin dọa dẫm cô bé sẽ phát tán clip quay cảnh hiếp dâm nếu cô không tới phục vụ chúng lần 2. Sợ sun vòi, Eun Ah giả vờ đi học đàn để lặn lội đến địa điểm đã được chỉ dẫn, lại với một ý nghĩ ngây thơ khác là sẽ tự tay xóa nó.

Sự “đe dọa” yếu ớt của cô bé khi đứng lọt thỏm trong căn nhà của bọn súc vật làm tôi thấy vừa thương vừa trách. Bởi tòa án phán rằng do không có chứng cứ chứng minh cho mức độ phạm tội của lũ thanh niên mà chúng được thả. Khi lũ đầu bò ấy gửi clip đe dọa tức là chúng đã tự nộp tư liệu tố giác mình rồi còn gì nữa?? Người mẹ và cô bé chỉ việc giao nộp lại bằng chứng cho cảnh sát để xử lí. Nhưng buồn thay, cô nữ sinh này chỉ chăm chăm nghĩ tới việc mình sẽ xấu hổ như thế nào khi mọi người xem được cái clip đó thôi.

Một điều tôi cho là ngu ngốc nữa ở cô gái này là đã đến nhà bọn tội phạm với mục đích xóa clip còn giơ mặt ra cho chúng nó quay thêm clip nữa. Vâng, video quay cảnh cô gái ngồi trên giường không một mảnh vải che thân, buồn rười rượi kéo đàn cello ra đời, đối với tôi trở thành cảnh bi nhất bộ phim, khi tài năng mà cô bé luôn tự hào giờ lại thành công cụ làm nhục.

Phim don t cry mommy review năm 2024
Không chỉ tự nạn nhân chui đầu vào rọ mà người thân cũng vì sơ hở mà để cô lâm vào nguy hiểm.

Khoan bàn đến việc Yoo Lim không kịp thời đọc tin nhắn cầu cứu của con gái, người mẹ này cũng chẳng để mắt kĩ càng tới con sau khi từ bệnh viện trở về nhà. Dù có thể vì sự riêng tư mà không thể giám sát 24/24, nhưng người mẹ đã để quá nhiều khoảng chết khi để con ở một mình khóa cửa hay ở nhà một mình – những khoảng thời gian mà cô gái hoàn toàn có thể tự làm thương mình hoặc tự sát.

Sai lầm thậm chí còn phình to hơn khi Yoo Lim để cô con gái TỰ ĐI HỌC ĐÀN. Wtf????? Để con gái tự ra ngoài 1 MÌNH khi sự việc vừa xảy ra? Chẳng trách mà cô bé dễ dàng bị hiếp dâm lần 2. Người mẹ đã không làm tròn trách nhiệm, bởi vậy đã không bảo vệ nổi con gái mình. Vậy nên dù sau này có điên tiết trả thù đi nữa, bà mẹ này cũng đáng phê bình.

Phim don t cry mommy review năm 2024
Cái cách Yoo Lim trả thù cũng quá yếu ớt, như thể sức đàn bà chỉ có hạn đến thế thôi vậy. Cầm dao trên tay mà cả đôi bàn tay run như cầy sấy, không khác gì cô con gái của mình. Cách cầm dao lung lay này hoàn toàn có thể bị trở dao, và dăm ba động tác để cướp được dao bà cô này là chuyện nhỏ với mấy cậu chàng thanh niên (nhưng đạo diễn không cho như vậy lol). Chốt là đã yếu còn thích tay bo, gây nguy hiểm cho chính mình.

Lúc đe dọa giết mấy thằng oắt còn yếu đuối hỏi mấy câu thừa thãi. Phương pháp giết cũng quá đơn giản, bọn súc vật đến với cái chết khá dễ dàng. Nói trắng ra là làm gì có phương pháp giết, chỉ đơn thuần là xông thẳng đến bọn thanh niên mà giết được từng nào hay từng nấy. Ai đã xem I Spit On Your Grave chắc nhổ luôn vào phim này.

Đặc biệt, phân cảnh đe dọa Jo Han thật là chối. Chối từ cái lí do đưa ra để chống chế của thằng ranh con: đã thích đứa con gái đó còn hiếp. Lại còn rủ bạn hiếp cùng thì thua. Cậu trai này còn hoàn toàn có khả năng trở dao khi bị kề vào cổ, do người phụ nữ cầm dao còn đang run bần bật, nhưng đã không làm thế còn toát mồ hôi như thằng ẻo lả.

Thứ tôi chốt lại qua cái phân cảnh dở hơi này là kể cả thằng lỏi này có tỏ ra hối lỗi cũng giết. Tội phạm bị dồn vào đường cùng ai chẳng van xin diễn tuồng như thế. Giết nhầm còn hơn bỏ sót, thứ “hoàn lương” của tội phạm trong giây phút bị bắt hoặc sắp bị kết liễu là khó tin. Điển hình là thằng Jo Han đấy thôi: tỏ ra ngây thơ ngon ngọt, thừa nhận thích con gái nhà người ta, đầu tư cả ảnh chụp chung làm nền điện thoại để lòe người, cuối cùng lại là thằng đầu sỏ dàn xếp mọi chuyện. Lúc vỡ lở ra thì lại phải cất công đi gặp nó lần 2, khổ chưa.

Phim don t cry mommy review năm 2024
Kết thúc phim, tôi đặt ra 2 giả thiết với hành động bắn Yoo Lim của thanh tra Hyun Sik:

  • Giả thiết 1: ông này chờ Yoo Lim hạ dao xuống giết Jo Han xong xuôi mới bắn, để chết cả đôi, để Jo Han cũng phải trả giá bởi chính mẹ của nạn nhân.
  • Giả thiết 2: sau khi xem video quay lại cảnh hiếp dâm mà mấy thằng nhãi tàng trữ trong máy tính, ông ta phát hiện chính con gái mình đang có mặt ở đó, nấp phía sau theo dõi việc hiếp dâm nhưng hèn nhát không dám làm gì. Ông ta sợ sau này Yoo Lim sẽ xem được đoạn clip đó và phát hiện ra con gái mình có mặt trong clip, sẽ trả thù cả nó nên bắn luôn. Dù gì thì con gái ông cũng vi phạm pháp luật hình sự rồi.

Dù là giả thiết nào thì việc bắn thẳng vào tim mà không phải chân tay cũng thật khó hiểu.

Một hạt sạn khá to của background là sự “xuất hiện” của nhân vật người bố. Cặp bố mẹ của cô bé này vốn chưa cắt đứt liên hệ, vẫn đôi lúc liên lạc với nhau để trao đổi về tình hình con gái của 2 người. Vậy mà lúc sự việc xảy ra – lúc con gái cần nhất, người bố lại không có mặt, không có động thái gì, chỉ đến viếng con trong đám tang? Dẫu biết phim tập trung vào tình thương của người mẹ, song sự hiện diện của ông bố “rõ ràng là có mà lại mập mờ” này thật kì quặc. Chuyện này có thể được giải quyết bằng việc xây dựng lại background: người bố bỏ đi, không còn liên lạc được nữa.

Phim don t cry mommy review năm 2024

Xét về diễn viên, tạo hình nhân vật người mẹ trông quá chỉn chu, trau chuốt. Cả mặt mũi lẫn đầu tóc trong thước phim nào trông cũng gọn gàng, xinh xắn như đang đóng phim tình cảm, không bộc lộ được sự luộm thuộm vì đau đớn, điên dại khi mất con đáng lẽ cần được đặc tả ở một người mẹ.

Diễn viên Nam Bo Ra cũng không lột tả được trọn nỗi đau cùng sự ghê tởm tột cùng những thứ mình vừa trải qua và cả chính bản thân mình (diễn xuất đoạn bồn tắm tệ), nên tuy là một nhân vật chính nhưng Eun Ah khá mờ nhạt. Nam Bo Ra đóng các cảnh khi sự việc chưa xảy ra cười tươi rạng rỡ thật đấy, cũng bộc lộ được sự trong trẻo hồn nhiên của một cô nữ sinh đấy, nhưng các mặt mếu máo về sau trông hơi biến dạng.

Phim don t cry mommy review năm 2024

Một để ý nhỏ của tôi là phim Hàn Quốc chuyên gia có kiểu quay mặt đi chửi thề nguýt dài kiểu “haiza… con mụ này/ thằng chó này…”, chứ chẳng quát thẳng trọng tâm. Phim Hàn thật nhu mì.

Như tôi đã nói ở trên, dù có nội dung nền ổn song phim không lột tả được tội phạm kịch tính cùng nỗi đau tột cùng – vốn là những đặc thù tiềm năng của dòng phim này. Thay vào đó, bộ phim chỉ mang tính liệt kê tình huống chứ không khắc họa sâu. Duy có một câu thoại đi vào đúng tinh thần của bộ phim:

Phim don t cry mommy review năm 2024
Phim don t cry mommy review năm 2024

Câu nói này khớp với câu hỏi ngập ngừng về nguyện vọng đi du học của cô con gái Soo Min với người bố thanh tra trước đó, sau khi chứng kiến cảnh bạn mình bị hiếp dâm, cảm thấy chính bản thân có nguy cơ gặp nguy hiểm và cũng sẽ chẳng được pháp luật bảo vệ như bạn mình.

Thứ luật pháp lỏng lẻo như của Hàn Quốc đang tồn tại ở nhiều nơi khác trên thế giới, gây phẫn nộ cho không chỉ những nạn nhân mà toàn bộ những người đang sống trong xã hội. Một comment dưới phim tôi bắt gặp và khá ưng, dù không biết thông tin của chủ comment đó nhưng xin trích lại:

“Tôi không tin cứ hễ vị thành niên thì làm việc này trong khi chưa đủ chín chắn, mất kiểm soát. Theo tôi một con người bình thường, không bị các bệnh đại loại như tâm thần, khi đã có các hiểu biết cơ bản về giới tính, tình dục mà vẫn thực hiện những hành vi này đều là cầm thú, đều không đáng khoan hồng, nhất là những thằng cầm thú trong bộ phim này không chỉ hiểu cơ bản mà còn hiểu biết rất rõ. Không phải lúc nào độ tuổi cũng nói lên được sự chín chắn của một con người nên pháp luật hãy thôi bao biện cho những con người như thế này bằng tuổi tác đi.”

—————————————————–

Đúng vậy, đất nước Hàn Quốc tồn tại thứ luật pháp nương tay với tội phạm vị thành niên. Như đã nói, Don’t Cry Mommy dựa trên vụ án cưỡng hiếp tai tiếng có thật: nữ sinh 15 tuổi bị ít nhất 41 nam sinh hãm hiếp tập thể ở Miryang, Nam Gyeongsang, Hàn Quốc năm 2004. Không chỉ gây rúng động dư luận về quy mô của vụ hãm hiếp mà chính sự đối đãi như cống rãnh của cảnh sát cùng giới chính quyền mà nói gọn là pháp luật, cộng thêm thái độ câng câng không biết đúng sai của cha mẹ các thủ phạm đã thành ngòi nổ châm bùng lên ngọn lửa bức xúc của dư luận.

Nhóm các chú bé đầu trâu mặt ngựa này không chỉ hiếp mà còn quay video lại hòng tống tiền chính nạn nhân (như trong phim). Trong suốt thời gian 11 tháng, nạn nhân không chỉ bị cưỡng hiếp gần 10 lần, mỗi lần với sự tham gia của 3-24 thằng mà còn bị ép phải giao nộp 2 người chị em họ 13 tuổi và 16 tuổi của mình. Có thông tin một số nữ sinh khác cũng bị nhóm này quấy rối, hãm hiếp.

Sau đó, người dì của nạn nhân phát hiện và báo cảnh sát (người mẹ trong phim có lẽ lấy nguyên bản từ người dì). Chỉ 3 thằng bị bắt, may có làn sóng biểu tình dữ dội từ dư luận mà vợt thêm được 9 thằng.

Tặng các bạn bản không che:

Phim don t cry mommy review năm 2024
Vì sao chỉ có 1/4 số thủ phạm bị sờ gáy? Vì kẻ gây án đều là những cậu ấm, quý tử của các gia đình giàu có và quyền lực. Các bậc phụ huynh của các gia đình thế lực này đe dọa gia đình nạn nhân khi có ý định tố cáo con trai họ, quấy rối và lăng mạ gia đình bị hại. Thậm chí có nguồn tin rằng trong một cuộc phỏng vấn (ai đào đâu ra được cuộc phỏng vấn này xin hãy đóng góp với tôi), một bậc phụ huynh của một trong những thủ phạm trả lời:

“Tại sao chúng tôi phải cảm thấy hối lỗi với gia đình nạn nhân? Sao các người không nghĩ đến những thứ chúng tôi phải chịu đựng? Làm gì có thằng con trai nào cưỡng lại được một đứa con gái đang cố gắng quyến rũ nó? Đáng lẽ ra họ phải dạy con gái họ làm thế nào để không bị hiếp dâm đi.”

Ôi đọc đến đây có sôi máu không ạ? Nạn nhân thậm chí còn chẳng được lấy lời khai từ một cảnh sát nữ như yêu cầu, thay vào đó phải trả lời toàn bộ việc bị hiếp cho một cảnh sát nam. Một vị cảnh sát, trời ơi, còn mở mồm hỏi nạn nhân rằng “mày đã dụ dỗ chúng nó phải không”, “mày đã phá hoại danh tiếng của Miryang”, “những cậu con trai sau này lên lãnh đạo thành phố giờ bị bắt hết rồi, mày làm sao đây”, “tao sợ con gái tao sẽ như mày”.

Không những thế, lũ cảnh sát bắt nạn nhân phải chỉ ra thủ phạm tận mặt thay vì qua gương một chiều, với cảnh sát đi bên cạnh hỏi “Có phải cậu ta đã đút cu vào không?”. Trải nghiệm này khiến một trong những nạn nhân phải đi điều trị tâm lý.

Bên cạnh đó, một người cha của một trong số các nạn nhân đã đồng ý nhận một khoản tiền lớn để chấp nhận bỏ qua sự việc. Gã này được cho là nghiện rượu, đã li dị với mẹ của nạn nhân do cáo buộc về bạo lực gia đình, song vẫn nắm quyền quyết định với con gái, sau khi nhận tiền đã thuyết phục cô bé chấp nhận thỏa thuận này.

Sau cùng, với thứ pháp luật dung túng cho tội phạm vị thành niên, không một kẻ gây án nào chịu trách nhiệm hình sự, với “mức án” cao nhất là vào trung tâm tạm giam cho trẻ vị thành niên. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho xã hội tiền quyền và thần quyền.

Chưa hết, năm 2012 lại dậy sóng với tin một người bạn gái của một trong những thủ phạm đã trở thành một sĩ quan cảnh sát, với những phát ngôn bố láo lộ ra qua đoạn chat với bạn trên mạng, như “tôi nghe nói ngoại trừ 3 người thì những người còn lại (những thủ phạm) đều được thả ra ổn thỏa”, “dù sao thì mấy đứa con gái đó thật xấu xí”.

Cho đến nay, những kẻ gây án năm nào vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Có người đã trở thành giáo viên, cảnh sát. Có người còn chưa từng bị leak thông tin ra ngoài truyền thông. Còn gia đình nạn nhân đi đâu, về đâu, số phận thế nào, không còn ai biết.

*Ai có khả năng đào sâu hơn, đọc các tư liệu tiếng Hàn, tiếng Anh và phát hiện thêm thông tin gì mới có thể đóng góp dưới bình luận hoặc nhắn tin với tôi để cùng thảo luận thêm.

Tóm lại, vấn đề to đùng bao trùm lên cách mọi bên xử lí sự việc ở vụ án này là tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân. Song khi nhìn ra vấn đề này, soi chiếu với những bình luận mà tôi đã viết phía trên về Don’t Cry Mommy, tôi chợt đặt ra một câu hỏi: liệu chính bộ phim – vốn được coi là tiếng nói của nạn nhân – có phải lại chính là một lời đổ lỗi cho nạn nhân, với cách làm phim như thế? Bởi ai xem phim cũng thấy nạn nhân có lỗi?

—————————————————–

Dù biết rất nhiều bạn ấp ủ ước mơ với đất nước Hàn Quốc, tôi chưa bao giờ có thiện cảm với quốc gia châu Á này về mặt xã hội và pháp luật. Cách âm nhạc vận động, cách các idols Hàn bị soi xét tẩy chay, tư tưởng trọng nam khinh nữ, hắt hủi người ngoại quốc, quan niệm “phải không tì vết”, đặc biệt là cái cách pháp luật giải quyết các trường hợp tội phạm hiếp dâm như trên khiến tôi không bao giờ có hứng thú với Hàn Quốc. Dù có đặc sắc văn hóa đến đâu, khi những quyền cơ bản của công dân chưa được đáp ứng, xã hội đó vẫn sẽ chỉ ở con số 0.