Phương án 3 xanh là gì

Ngày 18/8, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản về việc thực hiện mô hình "3 Xanh" [nhà máy xanh, nhà trọ xanh và công nhân xanh] tại khu vực "vùng xanh" để phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Cụ thể, thiết lập mô hình "Doanh nghiệp xanh" và "Công nhân xanh", chỉ cho phép hoạt động đối với các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp khi đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Đồng thời phải quản lý, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào khu, cụm công nghiệp, không được buông lỏng, chủ quan, tránh tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong". Nơi nào không đáp ứng, không đảm bảo an toàn thì kiên quyết xử lý ngừng hoạt động.

Mô hình "Doanh nghiệp xanh" sẽ được Bình Dương triển khai. Ảnh: Văn Dũng

Các chủ đầu tư khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến người lao động của mình [thông tin về người ở chung, địa chỉ nơi đang ở, lộ trình di chuyển hàng ngày từ nơi ở đến công ty, doanh nghiệp]; đo thân nhiệt và yêu cầu người lao động phải khai báo y tế bắt buộc hàng ngày khi đến làm việc. Đồng thời phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn trong sản xuất.

Doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tổ chức xét nghiệm, liên hệ cơ quan cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm của từng người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời thông báo, gửi kết quả đến cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương sau mỗi lần xét nghiệm để phục vụ công tác hậu kiểm.

Mô hình “3 xanh” sẽ được áp dụng tại các “vùng xanh” trên địa bàn Bình Dương, đưa các hoạt động của đời sống xã hội trở về trạng thái bình thường mới. Ảnh: Văn Dũng

Bên cạnh đó, mô hình "Công nhân xanh" và "Nhà trọ xanh" cũng sẽ được kích hoạt, tránh lây nhiễm chéo từ cộng động vào trong nhà máy và ngược lại.

Theo đó, công nhân làm chung 1 công ty sẽ được bố trí, sắp xếp ở chung 1 khu nhà trọ hoặc các khu trọ liền kề. Chính quyền địa phương sẽ tổ chức xét nghiệm sàng lọc hàng tuần cho tất cả các thành viên tại dãy trọ.

Phát huy vai trò và tăng cường hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng, đặc biệt là Tổ Covid ở các khu nhà trọ, các Tổ này phải nắm cụ thể các thông tin có liên quan đến từng người, từng hộ, từng phòng trọ để giám sát kỹ những người di chuyển ra vào khu vực, nhất là các đối tượng F0, F1 thuộc diện cách ly tại nhà.

"Doanh nghiệp xanh" sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cấp giấy xác nhận cho công nhân trong doanh nghiệp của mình, tổng hợp danh sách công nhân, người lao động gửi đến UBND phường/xã/thị trấn nơi công nhân cư trú để được cấp giấy xác nhận đi đường. 

Giấy xác nhận đi đường phải nêu rõ địa chỉ doanh nghiệp, địa chỉ cư trú, một cung đường mà người lao động di chuyển giữa nơi làm việc và nơi cư trú.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết để bảo vệ "vùng xanh", tỉnh đã khóa chặt "vùng đỏ". Với việc thực hiện giãn cách của người dân, "vùng đỏ" áp dụng Chỉ thị 16, "vùng xanh" áp dụng Chỉ thị 15. Bình Dương đã có 6/9 địa phương công bố "vùng xanh". Dự kiến sau một tuần nữa, một số phường "vùng xanh" ở các địa phương còn lại sẽ trở về trạng thái "bình thường mới".

Ở các địa phương "vùng xanh", hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán nhu yếu phẩm đã dần hoạt động trở lại trong điều kiện phải đảm bảo an toàn. 

 Chợ truyền thống linh hoạt trong bối cảnh mới [nguồn ảnh baochinhphu.vn]

Theo ông Võ Văn Minh, các doanh nghiệp sẽ dần hoạt động trở lại với quy định "3 xanh": "Nhà máy xanh", "nhà trọ xanh" và "công nhân xanh". Tỉnh dự kiến xây dựng các chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; bảo đảm việc tổ chức sản xuất, phân phối, không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.

Trả lời câu hỏi về điều kiện để quay lại sản xuất, Trưởng ban quản lý KCN Bình Dương Bùi Minh Trí cho biết các doanh nghiệp có thể thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “2 địa điểm 1 cung đường”. Với tất cả mô hình này, các doanh nghiệp cần tầm soát để mầm bệnh không vào nhà máy. Khi có chủ trương của tỉnh sau 15/9 các doanh nghiệp quay lại hoạt động thì gần 53.000 công nhân đã đăng ký quay lại làm việc.

Gần 100% dân số Bình Dương dược tiêm vaccine phòng chống Covid-19 mũi 1

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương cho biết ngành y tế tỉnh sẽ thiết lập lại hệ thống y tế theo hướng bình thường mới. Ngoài trạm y tế xã truyền thống, Sở lập thêm trạm y tế lưu động, "vùng đỏ" sẽ có 2 trạm và "vùng xanh" có 1 trạm.

Những trạm y tế này sẽ giúp người dân tiếp cận y tế khi cần và phục vụ truy vết, xét nghiệm. Mỗi khu, cụm công nghiệp sẽ có 1 trạm y tế.

Trung tâm y tế tuyến huyện trở về trạng thái khám chữa bệnh thông thường đồng thời thành lập riêng các đơn vị điều trị Covid-19 tuyến huyện. Tuyến tỉnh thành lập ít nhất 2 trung tâm cấp cứu Covid-19.

Về công tác tầm soát Covid-19, ông Chương cho biết ngành y tế sẽ xét nghiệm trọng điểm ở những nơi có nguy cơ cao. Tỉnh xét nghiệm 20% dân số ở "vùng xan" với tần suất 7 ngày 1 lần, "vùng đỏ" xét nghiệm 100% cư dân.

“Hiện, cơ bản gần 100% dân số Bình Dương đã được tiêm vaccine mũi 1, khi có vaccine tiếp thì sẽ tiêm mũi 2 cho toàn dân. Tỉnh hy vọng khi tiêm đủ vaccine thì dân Bình Dương sẽ có miễn dịch cộng đồng. Khi người dân có miễn dịch thì cơ sở hoạt động sẽ được nới rộng, việc xử lý các ổ Covid-19 cũng không nặng nề như bây giờ” - ông Chương chia sẻ.

Mở rộng chợ truyền thống, cơ sở dịch vụ, ăn uống là cần thiết, nhưng sẽ theo lộ trình

Giám đốc Sở Công Thương Bình Dương Nguyễn Thanh Toàn cho biết sau 15/9, việc mở rộng cơ sở dịch vụ, ăn uống là cần thiết, nhưng sẽ theo lộ trình. Hiện, cơ sở kinh doanh lương thực, thực phẩm đã hoạt động, đáp ứng cho người dân và công nhân lao động. Sở Công Thương cũng sẽ sớm đưa chính sách đến hộ kinh doanh cá thể để sản xuất trở lại.

Sở Công Thương xây dựng 10 tiêu chí để mở lại chợ truyền thống, 80-100 điểm là đạt và thí điểm mỗi huyện mở lại 1 chợ, trên tinh thần tuân thủ "5K". Mỗi chợ có bổ sung tổ y tế lưu động.

“Chúng tôi sẽ mở rộng từng bước chợ truyền thống với nguyên tắc tuân thủ đủ các tiêu chí: Tiểu thương phải đc tiêm 1 mũi vaccine; tiểu thương đều được test Covid-19 [3 ngày/lần]; quét mã QR để kiểm tra người ra vào chợ; người dân phải tuân thủ "5K" của Bộ Y tế” - ông Toàn chia sẻ.

Đài PTTH Bình Dương sẽ cung cấp thông tin trực tiếp giúp người dân và cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ hơn về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là phương án tổng thể đưa địa phương trở lại trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9. Hiện tỉnh Bình Dương đã cơ bản kiểm soát được dịch và sẽ cho phép người dân lưu thông trên địa bàn huyện, thị, thành phố từ ngày 16/9 đến 20/9. Sau ngày 20/9, tỉnh cho phép người dân lưu thông trong phạm vi toàn tỉnh. 

Ngã sáu trung tâm thành phố Thủ Dầu Một vắng người và phương tiện lưu thông. [Ảnh: Văn Hướng/TTXVN]

Tỉnh Bình Dương dự kiến sau khi trở về trạng thái bình thường mới sẽ triển khai ngay mô hình 3 xanh “Nhà máy xanh, Nhà trọ xanh và Công nhân xanh” tại khu vực “vùng xanh” trên cùng 1 địa bàn cấp huyện nhằm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Từng bước tái sản xuất trong "vùng xanh"

 Thực hiện chiến lược kiểm soát dịch bệnh song hành cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và toàn cầu, tỉnh Bình Dương đang từng bước tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ ở các vùng xanh.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang có 4 địa phương phía Bắc [Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng và Bắc Tân Uyên] đạt tiêu chuẩn “vùng xanh."

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp để xây dựng “vùng xanh," thực hiện trạng thái “bình thường mới” theo các mốc thời gian.

Cụ thể, sau ngày 15/8, thực hiện đối với các đơn vị, địa phương, các doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động.

Bốn 4 địa phương ở phía Bắc gồm các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng phải quyết tâm giữ vững và bảo vệ bằng được “vùng xanh” để sớm ổn định tình hình, đồng thời làm căn cứ địa, vùng đệm vững chắc cho tấn công dịch tại các địa phương phía nam.

Bốn địa phương ở phía Nam đang còn ở “vùng đỏ” gồm thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên tập trung khoanh vùng, xét nghiệm nhanh, cách ly sớm, thu hẹp phạm vi có dịch, phấn đầu có 100% các phường của 3 thành phố và 1 thị xã sẽ kiểm soát được tình hình và thực hiện "xanh hóa" trên toàn địa bàn sau 30/8/2021.

Tỉnh đang thực hiện nhanh chóng xét nghiệm diện rộng, điều tra dịch tễ, truy vết, cách ly, lấy mẫu. Những nơi nào đã xét nghiệm sàng lọc thì khóa chặt, kiểm soát người ra, vào; thực hiện trả kết quả xét nghiệm nhanh nhất có thể để bóc tách và chuyển nhanh F0 đưa đi cách ly; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 để mở rộng độ bao phủ toàn dân trên địa bàn tỉnh, tạo “vùng xanh” lâu dài, vững chắc cho các địa phương.

[Bình Dương có thêm bệnh viện dã chiến 500 giường tại huyện Dầu Tiếng]

Bốn địa phương vùng xanh, sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/8/2021. Sau thời gian này, nơi nào đảm bảo các tiêu chí và an toàn thì nới lỏng thực hiện giãn cách xã hội từng bước, đồng bộ các giải pháp để có thể đưa địa phương về trạng thái “bình thường mới” bền vững.

Từ ngày 23/8/2021, tỉnh mở cửa hoạt động trở lại đối với các hộ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.

Tỉnh thực hiện phương án tổ chức lại sản xuất của các doanh nghiệp trong tình hình mới theo hướng dẫn của tỉnh nhằm vừa đảm bảo sản xuất an toàn, vừa tránh lây nhiễm chéo từ cộng đồng [các khu trọ, chỗ ở của công nhân] vào trong doanh nghiệp và ngược lại; trong đó, thực hiện xét nghiệm sàng lọc [PCR mẫu gộp] trước khi công nhân vào nhà máy sản xuất; cấp giấy đi đường cho công nhân, người lao động di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc và đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc trên các địa bàn thuộc khu vực “vùng xanh."

Tỉnh tiếp tục triển khai các công trình, dự án đầu tư công nhưng phải đảm bảo an toàn theo quy định phòng, chống dịch tại các khu vực “vùng xanh” trên địa bàn huyện.

Thí điểm “nhà trọ xanh”

 Để chuẩn bị cho việc mở cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại đối với các doanh nghiệp trú đóng trên địa bàn tỉnh sắp tới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định tổ chức thí điểm các “nhà trọ xanh” kết hợp với “nhà máy xanh” thực hiện mô hình sản xuất “một cung đường, hai điểm đến” trong điều kiện bình thường mới.

Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An làm cầu nối giúp doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh nhà trọ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng thuê và cho thuê trọ dài hạn theo hướng mỗi nhà trọ chỉ cho một doanh nghiệp thuê và 100% người thuê trong các dãy trọ làm chung một doanh nghiệp.

Hướng đi này được đánh giá là giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở các khu trọ và nhà máy sản xuất; đồng thời cũng giúp các bên liên quan đạt được những lợi ích nhất định.

Thiết lập 'vùng xanh' an toàn tại tổ dân phố thuộc khu phố 4, phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. [Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN]

Chính quyền sẽ quản lý tốt hơn các yếu tố dịch tễ; doanh nghiệp bảo đảm nguồn nhân lực làm việc lâu dài; cơ sở kinh doanh nhà trọ luôn kín phòng với thời hạn cam kết lâu dài và người lao động sẽ được chăm lo tốt hơn, được ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 sớm hơn và công việc bảo đảm ổn định hơn trước; doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt tình hình sức khỏe, tâm tư, nguyện vọng của người lao động để có hướng hỗ trợ, chăm lo kịp thời.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An cho biết việc tổ chức lại hệ thống nhà trọ theo hướng quy tụ, tập trung công nhân lao động làm việc cùng một doanh nghiệp về ở chung tại những dãy trọ nhất định được kỳ vọng sẽ giúp Bình Dương giải quyết tốt bài toán vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.

Thành phố sẽ sớm kết nối các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh nhà trọ để thiết lập các khu “nhà trọ xanh” trong tuần này.

Thành phố cũng sẽ cố gắng làm tốt việc khoanh vùng, kiểm soát dịch bệnh để hướng tới mục tiêu sau 31/8 tới đây cho phép các doanh nghiệp mở cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại./.

Huyền Trang [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề