Phương pháp đánh giá môn Tiếng Việt

5. Kỹ thuật học sinh đánh giá nhau

Ví dụ 1 : Muốn HS đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, GV có thể hỏi:

– Em có nghe rõ bạn đọc không? [chỉ báo về âm lượng]

– Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? [chỉ báo về đọc đúng]

– Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? [chỉ báo về đọc trơn]

– Bạn đọc vừa hay chậm? [chỉ báo về tốc độ]

Ví dụ 2 : Muốn HS đánh giá đoạn văn bạn viết, GV có thể hỏi:

– Đoạn văn có đủ số câu theo yêu cầu không?

– Những câu trong đoạn có nêu đúng ý đầu bài yêu cầu không?

– Đoạn văn có câu nào hoặc ý nào hay?

– Đoạn văn có câu nào viết sai, từ nào dùng chưa đúng, từ nào viết sai chính tả?

Bên cạnh việc gợi ý bằng câu hỏi cho HS làm chủ thể đánh giá bạn, GV cũng có thể dùng bảng kiểm để HS đánh dấu vào bảng những kết quả mà bạn em đạt được trogn bài làm.

Ví dụ 3 : GV có thể chuyển những câu hởi gợi ý ở ví dụ 2 nói trên thành một bảng kiểm cung cấp cho HS để HS đánh giá đoạn văn của bạn :

II. Ví dụ minh họa đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt

1. Tập đọc – Nhà ảo thuật [Tuần 23 – Lớp 3]

– GVxác định rõ mức độ, yêu cầu cần đạt của bài tập đọc:

– Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

– Hiểu nội dung câu chuyện : Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em [trả lời được các câu hỏi trong SGK].

– Tổ chức các hoạt động dạy học [kết hợp đánh giá HS]:

– Hoạt động luyện đọc thành tiếng:

+ GV đọc toàn bài.

+ Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

GV nhận xét cụ thể HS về kĩ năng đọc thành tiếng và hướng dẫn HS nhận xét, góp ý cho nhau dựa trên các yêu cầu về : âm lượng [độ to/nhỏ], tốc độ [nhanh/ chậm], độ chính xác [mắc lỗi/không mắc lỗi], độ lưu loát [đọc liền mạch/không liền mạch]…

Ví dụ : Có thể nhận xét HS cần cố gắng hơn như sau:” Em đã đọc to, rõ ràng. Tuy nhiên, các từ “lỉnh kỉnh, biểu diễn” em còn phát âm chưa đúng, em nghe thầy/cô [hoặc bạn] đọc những từ ngữ này rồi em đọc lại cho đúng”.

– Hoạt động luyện đọc hiểu :

HS lần lượt trả lời các câu hỏi. Tùy theo cách tổ chức hoạt động [cá nhân, cặp, nhóm], GV có cách nhận xét, hỗ trợ, kiểm soát kết quả học tập của HS cho phù hợp.

Ví dụ : HS chưa trả lời được câu hỏi 1 [“Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ?”], GV có thể động viên, hướng dẫn HS : “Em hãy đọc đoạn 1, chú ý câu cuối đoạn để trả lời câu hỏi”.

2. Chính tả – Tiết 2 [Tuần 23 – lớp 2]:

– GV xác định rõ mức độ, yêu cầu cần đạt của bài chính tả:

– Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.

– Làm đúng các bài tập phân biệt âm/vần dễ lẫn [l/n hoặc ươc/ươt] hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.

– Tổ chức các hoạt động dạy học :

– Đối với bài chính tả tập chép [”Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên ”]:

+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài chính tả [cách viết hoa tên riêng, viết các chữ có âm vần khó hoặc dễ lẫn].

+ GV đọc cho HS viết bài vào vở.

+ HS làm việc theo cặp : GV hướng dẫn HS [nếu HS chưa biết] cách đọc lại bài chính tả và soát lỗi giúp bạn. Nếu phát hiện bạn còn mắc lỗi chính tả, có thể gạch chân các chữ viết sai chính tả bằng bút chì rồi nhắc bạn viết lại các chữ đó cho đúng bằng cách viết ra ngoài lề vở hoặc viết lại dưới bài chính tả.

+ GV nhận xét, chữa bài cho HS về nội dung, chữ viết, cách trình bày:

GV nên nhận xét cụ thể vào bài viết của HS về chữ viết, tốc độ viết, số lỗi chính tả [nếu có], cách trình bày bài viết,.

Ví dụ 2:Dưới đây là một đoạn văn thể hiện kết quả tập chép đoạn văn của HS và những chỗ GV đánh dấu để HS biết chỗ cần sửa :

Hàng năm, cứ đến mùa suân, đồng bào ê-đê, mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. Hàng trăm con voi rục rịch kéo đến. Mặt trời chưa mọc, từ các bôn, bà con đã lườm lượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc…

– Chữ viết sai chính tả:……………………………………………………………………

– Sửa lại:………………………………………………………………………………………

GV cũng có thể viết dưới bài làm của HS lời nhận xét: “Em viết đẹp, trình bày sạch sẽ. Cần chú ý viết hoa tên riêng và viết đúng một số từ ngữ trong bài ”.

Lưu ý : Đối với những HS viết chậm, viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, GV cần dành thêm thời gian cho HS luyện tập thêm bằng cách yêu cầu HS viết lại bài chính tả hoặc ra bài tập chính tả khác cho HS viết.

– Đối với bài tập chính tả âm vần [GV có thể lựa chọn sử dụng bài tập trong sách giáo khoa hoặc tự ra bài tập cho phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi chính tả của HS địa phương mình]:

+ HS làm bài theo cá nhân. Có thể làm vào vở hoặc làm bài trên phiếu bài

tập.

+ HS làm việc theo cặp: GV hướng dẫn HS [nếu HS chưa biết] cách nhận xét, góp ý bài tập cho nhau. Có thể quy ước rằng nếu bạn làm đúng thì ghi bằng bút chì chữ “Đ”, nếu bạn làm sai thì ghi chữ “S” và nhắc bạn sửa lại cho đúng.

+ HS làm việc theo nhóm/cả lớp : HS có thể trình bày kết quả trong nhóm, cùng nhận xét, góp ý cho nhau. GV cũng có thể mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, cả lớp cùng nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

Lưu ý : GV nhận xét thông qua sản phẩm là bài tập HS đã làm : đúng hay không đúng yêu cầu, lỗi cần sửa. GV có thể quy ước với HS cách nhận xét, góp ý [nếu đúng, GV ghi bằng bút đỏ chữ “Đ”, nếu sai ghi chữ “S”].

3. Bài soạn minh họa

Tập làm văn

LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG

[1 tiết] [Tiếng Việt 4 – tuần 20]

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS có khả năng:

1. Hiểu được cách thức chuẩn bị và trình bày bài giới thiệu địa phương.

2. Trình bày được bài giới thiệu địa phương trước tập thể lớp.

3. Có thái độ trân trọng, yêu quý quê hương.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Khuyến khích HS mang đến lớp:

1. Tranh, ảnh về cảnh vật và đời sống của một số địa phương.

2. Sách, truyện, tư liệu [các đoạn / bài giới thiệu một số địa phương].

Khuyến khích HS xem trước băng video giới thiệu một địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1 Hoạt động 1: Khởi động

– GV nêu lần lượt các câu hỏi để HS phát biểu ý kiến [hoặc ghi câu hỏi 4 và 5 lên bảng để HS hỏi – đáp theo cặp / theo nhóm].

[1] Em đã bao giờ kể với ai về quê hương hoặc nơi mình đang sinh sống chưa ?

[2] Em đã kể những gì về quê hương [hoặc nơi mình đang sinh sống]?

[3] Em đã kể cho một người / một vài người hay kể cho nhiều người cùng nghe?

[4] Theo em, khi kể về quê hương hoặc nơi mình sinh sống, nên kể về những điều gì?

Hướng dẫn ĐGTX:

Dựa vào câu trả lời của HS, GV nhận xét / đánh giá như sau :

– GV khen ngợi các em trả lởi tốt câu hỏi 4 [khi câu trả lời của các em nêu được một số ý như : kể về cảnh vật của quê hương, kể về những người thân / người dân sống ở quê hương, kể về các hoạt động, nghề truyền thống ở quê hương, kể về các món ăn đặc biệt ở quê hương,…]

– GV động viên những em chưa có câu trả lời hoặc câu trả lời có nội dung sơ sài, nhắc các em tập trung chú ý để học cách giới thiệu về quê hương.

– Hoạt động 2. Tìm hiểu cách giới thiệu những đổi mới của quê hương

– GV nêu nhiệm vụ của HS trong tiết học là đọc bài Nét mới ở Vĩnh Sơn [sách Tiếng Việt 4 tập 2 trang 19] để nhận biết, học tập cách giới thiệu về những đổi mới của một địa phương.

– Sau khi HS đọc bài [làm việc cá nhân], GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS [hoặc nhóm] trả lời.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV nêu các câu hỏi:

[1] Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?

HS trả lời câu hỏi:

^ Giới thiệu về Vĩnh Sơn – một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

[2] Tác giả đã giới thiệu những

gì về Vĩnh Sơn?

^ Kể về những đổi mới của Vĩnh Sơn, đó là:

+ Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rây

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
làm nương, nay đây mai đó; giờ đã biêt trông lúa nước, chăn nuôi, cuộc sống ổn định.

+ Nghề nuôi cá phát triển, sản lượng 2 tấn rưỡi / năm.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện; số HS đến trường tăng.

[3] Cách giới thiệu địa phương của bài văn có gì giống và khác những điều em đã từng kể, từng giới thiệu về địa phương? ^ Bài văn tập trung nêu những nét đổi mới của địa phương.

Hướng dẫn ĐGTX :

– GV nêu câu hỏi : Bài giới thiệu những đổi mới của địa phương cần phải đạt những yêu cầu gì ?

– HS trả lời miệng hoặc viết câu trả lời của mình. GV đánh giá câu trả lời của HS bằng bảng kiểm, ví dụ :

TT Yêu cầu Không
1 Giới thiệu tên địa phương
2 Địa phương đổi mới ở những mặt nào ?
3 So sánh với trước đây để làm nổi bật điểm đổi mới.
4 Nêu nguyên nhân và những tác động của sự đổi mới
5 Phát biểu cảm nghĩ về sự đổi mới của quê hương

3. Hoạt động 3 : Luyện tập giới thiệu địa phương

– GV hướng dẫn HS cách lựa chọn địa phương để giới thiệu:

+ Có thể giới thiệu những nét đổi mới ở quê hương hay ở ngay xóm làng, phố phường nơi em ở.

+ Trong trường hợp không tìm được những nét đổi mới ở địa phương, có thể chỉ giới thiệu hiện trạng của địa phương và nêu mơ ước của em về những đổi mới của quê hương.

+ Trước khi trình bày trước nhóm hoặc trước lớp, cần xây dựng đề cương, dàn ý chi tiết cho bài giới thiệu địa phương của mình.

– GV yêu cầu HS thực hiện BT2 theo các bước sau:

– Bước 1: Xây dựng nội dung bài giới thiệu.

+ Thu thập thông tin [tìm trong sách báo, tranh ảnh… mang theo; hỏi GV;…].

+ Lựa chọn, phân loại và sắp xếp thông tin theo từng nét đổi mới của địa phương].

– Bước 2: Thực hành giới thiệu trong nhóm – Trao đổi, rút kinh nghiệm trong nhóm.

– Bước 3: Đóng vai – giới thiệu về địa phương trong một tình huống cụ thể – Trao đổi, rút kinh nghiệm trước cả lớp.

[GV có thể gợi ý một số tình huống:

+ Gia đình em có khách từ địa phương khác đến chơi, họ muốn biết rõ hơn về nơi em sinh sống. Em sẽ giới thiệu về địa phương em như thế nào với khách.

+ Nghỉ hè, em có dịp về thăm quê, em hãy giới thiệu cho các bạn nơi đó về nơi em đang sống.

+ Em vừa được đi tham quan một địa phương, em kể lại cho các bạn trong lớp nghe về nơi đó.. v.v…]

Hướng dẫn ĐGTX :

GV có thể đánh giá kĩ năng giới thiệu về địa phương trong nhóm và trước lớp theo các tiêu chí được xác định như sau :

TT

Tiêu chí

Nhận xét mức độ đạt được
1 Có nêu được tên địa phương được giới thiệu không ?
2 Nội dung bài :

+ Có giới thiệu có nêu được các nét đổi mới của địa phương [so sánh với tình tình trước đây] không ?

+ Có nêu nguyên nhân và tác động của những đổi mới ở địa phương ?

+ Có phát biểu cảm nghĩ về sự đổi mới của quê hương

3 Bố cục : Cách sắp xếp ý có rõ ràng, mạch lạc không ?
4 Diễn đạt có lưu loát, gãy gọn không ?
5 Nếu trình bày trước lớp, có mạnh dạn, tự tin, thể hiện được tình cảm với địa phương qua lời lẽ, giọng nói,. không?

GV cần căn cứ vào kết quả quan sát, nghe [hoặc ghi chép] kết quả của HS theo các tiêu chí trên đây để đưa ra nhận xét từng HS theo các mức :

+ xếp loại tốt : Trình bày đúng yêu cầu một bài giới thiệu địa phương ; giới thiệu rõ các nét đổi mới của địa phương [có minh chứng cụ thể] ; sắp xếp ý mạch lạc ; diễn đạt lưu loát, gãy gọn ; mạnh dạn, tự tin khi trình bày, thể hiện được tình cảm với địa phương qua lời lẽ, giọng nói,…

+ Đạt yêu cầu : Trình bày đúng yêu cầu cơ bản của bài giới thiệu địa phương; giới thiệu được một vài nét đổi mới của địa phương nhưng còn sơ sài, thiếu minh chứng cụ thể ; sắp xếp ý tương đối mạch lạc ; diễn đạt rõ ý song chưa thật lưu loát ; chưa thật mạnh dạn, tự tin khi trình bày ; bước đầu thể hiện được tình cảm với địa phương qua lời lẽ, giọng nói,.

+ Chưa đạt : Chưa biết trình bày một bài giới thiệu địa phương ; mới giới thiệu được một vài đặc điểm của địa phương mà chưa làm rõ được những nét đổi mới, thiếu dẫn chứng minh họa ; sắp xếp ý chưa mạch lạc ; diễn đạt chưa lưu loát, chưa sáng ý ; chưa mạnh dạn, tự tin khi trình bày ; chưa biết cách thể hiện tình cảm với địa phương qua giọng nói, nét mặt,.

Đánh giá năng lực và phẩm chất :

+ GV có thể kết hợp đánh giá năng lực hợp tác qua việc HS trao đổi, nhận xét, góp ý về kết quả học tập với bạn; thực hiện các nhiệm vụ được phân công với bạn;…

+ GV có thể kết hợp đánh giá năng lực giải quyết vấn đề qua việc quan sát xem HS có biết ghi nhớ nhiệm vụ và kết quả cần đạt trong học tập.

IV. Hoạt động vận dụng

GV cho HS được tự lựa chọn một trong các cách làm sau đây:

– Kể cho người thân nghe về một địa phương mà em mới biết qua lời giới thiệu của bạn trong tiết học.

– Viết giới thiệu về một vùng quê.

– Sưu tầm tư liệu và trình bày trên tờ giấy khổ lớn các tư liệu sưu tầm được về một địa phương.

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ QUY TRÌNH VÀ CÁC YÊU CẦU GIÁO VIÊN CẦN THỰC HIỆN TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN TIẾNG VIỆT

1. Xác định được mẫu chuẩn đầu ra [kết quả mong đợi] của mỗi hoạt động trong giờ học Tiếng Việt

Mẫu chính là cái chúng ta muốn có ở học sinh, đó chính là cái đích, mẫu hình lí tưởng của những sản phẩm tiếng Việt mà mỗi giờ học, mỗi nhiệm vụ giao cho học sinh trong giờ học hướng tới. Khi soạn bài, người giáo viên phải hình dung rất rõ sản phẩm mẫu của mỗi hành động dạy học, của toàn giờ học sẽ đạt được ở học sinh: một bài chính tả được viết đúng chuẩn, không mắc lỗi, đẹp như thế nào, một bài tập đọc được đọc lên với âm thanh, giọng điệu ra sao, cần phải hiểu nội dung của nó như thế nào, một bài tập làm văn được viết với những chữ cụ thể ra sao v.v. Trước giờ dạy, những mẫu hình này chưa có ở học sinh nhưng đã được hình dung rất rõ trong bài soạn, trong ý thức của thầy giáo. Ngay khi xác định mục tiêu giờ dạy, giáo viên phải biết rõ khi giờ dạy kết thúc, học sinh có được những kĩ năng tiếng Việt gì, phải dự tính được có thể kiểm tra những kĩ năng này bằng phép đo nào. Nghĩa là cái chúng ta muốn – mục tiêu dạy học – phải được xác định một cách thật tường minh, có thể định lượng được, quan sát được, đo đếm được. Nếu
không có mẫu hình này, giáo viên sẽ như người đi đường không có hướng và không biết dẫn dắt học sinh đi đến đâu, bằng cách nào.

Chuẩn này cần được xây dựng thành các chỉ báo để có thể quan sát, đối chiếu, đánh giá được.

Tải xuống

Xem thêm: Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn tiếng việt [phần 3] – Góc học tập tại đây. 

Related

Tags:góc học tập · Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn tiếng việt

Video liên quan

Chủ Đề