Phương thức thanh toán dp là gì năm 2024

D/A và D/P at sight là gì trong điều kiện thanh toán của hàng xuất khẩu và nhập khẩu? Làm thế nào để phân biệt giữa D/P và D/A? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây nhé

Các nhà nhập khẩu thường thanh toán cho hàng hóa sau khi vận chuyển toàn bộ nhưng cũng có thể tạm ứng một phần. Ví dụ, có thể thanh toán trước 25% số tiền giao dịch và 75% được thanh toán thông qua phương thức giao chứng từ trả tiền [CAD].

Nói chung, có hai lựa chọn thanh toán: D/P và D/A.

D/P at sight là gì?

D/P [Document against Payment] đề cập đến một thỏa thuận liên quan đến việc bên xuất khẩu chỉ trao các chứng từ quan trọng cho bên nhập khẩu khi bên nhập khẩu đã thanh toán toàn bộ số tiền đến hạn theo quy định của hối phiếu.

Bên xuất khẩu sẽ chỉ thị cho ngân hàng tương ứng của mình giao các chứng từ cho bên nhập khẩu. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này được gọi là phương thức trao chứng từ trả tiền ngay.

Sau khi hàng hóa được vận chuyển, người xuất khẩu gửi hối phiếu đến ngân hàng thanh toán, cùng với các chứng từ cần thiết để bên nhập khẩu / người mua lấy hàng từ hải quan.

Người mua phải thanh toán với ngân hàng trước khi chứng từ được phát hành và họ có thể nhận hàng. Nếu người mua không thực hiện hoặc từ chối thanh toán, bên xuất khẩu có quyền thu hồi hàng hóa và bán lại chúng.

Chứng từ D/P chỉ có thể được phát hành nếu bên nhập khẩu thanh toán ngay theo thỏa thuận đã ký với bên xuất khẩu.

Nhìn bề ngoài, giao dịch D/P có vẻ khá an toàn từ quan điểm của người bán. Tuy nhiên, trên thực tế, có những rủi ro liên quan:

– Người mua có thể từ chối thanh toán theo bất kỳ lý do nào.

– Khi hàng hóa được vận chuyển một quãng đường dài, tiền vận chuyển thường là rất đắt và người mua từ chối nhận hàng, bên nhận hàng sẽ chi trả khoản này. Do đó người bán buộc phải bán hàng hóa với mức giá cao hơn.

– Không giống như thư tín dụng hay cam kết thanh toán, ngân hàng của bên xuất khẩu không chịu trách nhiệm thanh toán nếu người nhập khẩu từ chối hối phiếu.

– Trong trường hợp gửi hàng bằng đường hàng không, có thể người mua sẽ thực nhận hàng trước khi đến ngân hàng và thanh toán.

Chứng từ thanh toán D/P là một thuật ngữ thanh toán trong thương mại quốc tế dựa trên một công cụ thường được sử dụng trong thương mại quốc tế gọi là hối phiếu.

D/A là gì?

Trái với những gì đã nói ở D/P at sight là gì, D/A [Document against Acceptance] là hình thức thỏa thuận khác mà bên nhập khẩu không phải trả tiền để nhận được chứng từ quyền sở hữu. Thay vào đó, họ chỉ cần chứng tỏ rằng mình đồng ý với số tiền thanh toán và như vậy, cần phải ký vào hối phiếu kèm theo và gửi lại cho bên xuất khẩu.

Sau khi nhận được hối phiếu đã ký, bên xuất khẩu sẽ gửi chứng từ cho bên nhập khẩu thông qua ngân hàng tương ứng.

Chứng từ D/A sử dụng hối phiếu có kỳ hạn. Trong trường hợp này, các chứng từ cần thiết để sở hữu hàng hóa chỉ được ngân hàng thanh toán phát hành sau khi người mua chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do mình ký phát. Về bản chất, đây là hình thức trả chậm hoặc hợp đồng tín dụng.

Chứng từ D/A chỉ có thể được phát hành nếu bên nhập khẩu chấp nhận hối phiếu kèm theo, do đó phát sinh nghĩa vụ thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.

Có một số rủi ro cố hữu khi bán hàng dựa trên D/A:

– Cũng giống như D/P, bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng vì bất kỳ lý do gì, ngay cả khi chúng ở trong tình trạng tốt.

– Bên nhập khẩu sẽ nhận hàng mà không có chứng từ vận chuyển gốc [chẳng hạn như vận đơn, hóa đơn thương mại hoặc giấy chứng nhận xuất xứ].

– Người mua có thể không trả được tiền mua hàng khi chấp nhận giao dịch. Nếu không được đảm bảo bởi ngân hàng thanh toán, người bán cần phải tiến hành các thủ tục nhờ thu hoặc hành động pháp lý.

Lợi ích của các phương thức D/P và D/A đối với người bán

Bất chấp những rủi ro được liệt kê ở trên, việc sử dụng các phương thức D/P và D/A có một số lợi thế cho người bán như:

– Hối phiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp tín dụng thương mại cho người mua.

– Cung cấp cho người bán quyền tiếp cận tài chính.

– Hối phiếu là bằng chứng chính thức, bằng văn bản, được chấp nhận ở hầu hết các tòa án, xác nhận rằng yêu cầu thanh toán [hoặc chấp nhận] đã được thực hiện cho người mua.

– Người bán giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi người mua thanh toán hối phiếu trả ngay [D/P] hoặc hối phiếu theo thời gian và điều khoản hợp pháp [D/A].

– Hối phiếu có thể được mua và bán với tỷ giá thấp thông qua chiết khấu.

Hi vọng với những chia sẻ về D/A và D/P at sight là gì, mong rằng bạn sẽ có cái nhìn sơ lược về thuật ngữ quan trọng trong xuất nhập khẩu này.

Thanh toán nhờ thu là một trong những phương thức thanh toán được vận dụng khá nhiều trong thanh toán hàng hóa giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thanh toán kèm chứng từ là một phương thức nằm trong thanh toán nhờ thu. Vậy thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và phương thức D/P trong nhờ thu kèm chứng từ là gì và có ý nghĩa như thế nào? Có tiện ích như thế nào với nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Quy trình làm thanh toán ra sao? Bạn có thể tham khảo nội dung này qua bài viết chi tiết dưới đây.

  1. Nhờ thu kèm chứng từ là gì?

1. Khái niệm

Là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm:

- Chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, hoặc

- Chỉ chứng từ thương mại [không có chứng từ tài chính].

NHTH chỉ trao bộ chứng từ cho Người trả tiền khi người này đã trả tiền, chấp nhận trả tiền hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong Lệnh nhờ thu.

2. Các hình thức Nhờ thu kèm chứng từ:

D/P: Documents against Payment: Phương thức thanh trả tiền giao chứng từ

D/A: Documents against Acceptance: Phương thức chấp nhận thanh toán trao chứng từ

D/P X days sight [D/P kỳ hạn]:Phương thức thanh toán theo kì hạn thỏa thuận trong hợp đồng

D/OT [D/TC]: Documents against Other Terms and Conditions: Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác trao chứng từ

Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu phương thức thanh toán trả tiền giao chứng từ D/P

II. D/P là gì? Qui trình thanh toán D/P

1. Khái niệm: Là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi chứng từ được xuất trình [payable at sight]. NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà NK thanh toán nhờ thu.

- Đối với điều kiện D/P, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị “Release Documents against Payment”.

2. Các bên tham gia trong thanh toán D/P

Người uỷ nhiệm thu [Principal]: là người xuất khẩu, người hưởng lợi. Là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền.

Người trả tiền [Drawee]: là người mà Nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu.

Ngân hàng nhờ thu – Remitting Bank [hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu]: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

Ngân hàng thu hộ [Collecting Bank]: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền.

Ngân hàng xuất trình [presenting Bank]

+ Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ [NHTH], thì NHTH sẽ xuất trình Nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình [NHXT].

+ Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với Người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH.

3. Qui trình của thanh toán D/P

Bước 1: Hai bên kí kết hợp đồng ngoại thương, trong đó điều khoản thanh toán ghi rõ phương thức là D/P

Bước 2: Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu

Bước 3: Nhà xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ [ bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính [nếu có] tới NHNT

Bước 4: NHNT lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH

Bước 5: NHTH thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK.

Bước 6: Nhà XK chấp nhận lệnh nhờ thu bằng cách thanh toán ngay cho NHTH

Bước 7: NHTH trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK

Bước 8: NHTH chuyển tiền nhờ thu cho nhà XK.

IV. Rủi ro của phương thức D/P

+ Với người NK:

Rủi ro trong thanh toán D/P xảy ra chủ yếu đối với nhà nhập khẩu vì không được kiểm tra tình trạng của hàng hóa và kiểm tra bộ chứng từ trong khi hàng hóa đã được chuyển giao đến cảng nhập khẩu.

+ Với người XK: Nhìn chung phương thức này khá an toàn và đảm bảo quyền lợi tối đa của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, đó chỉ là trong trường hợp nhà xuất khẩu tuân thủ gửi bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực của D/P. Nhà NK có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa, không thanh toán khi giá cả trên thị trường biến động, điều này khiến cho người bán gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa.

  1. Hình thức thanh toán D/P kì hạn

D/P X days sight là qui tắc nhờ thu, trong đó lệnh nhờ thu qui định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà Nk trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ. Điều kiện trao đổi chứng từ như vậy, vẫn thuộc điều khoản D/P, nhưng nhà nhập khẩu trả tiền ngay sau khi nhìn thấy, mà được phép trả tiền trong khoảng thời gian là X ngày sau khi nhìn thấy bộ chứng từ. Các trường hợp sử dụng phương thức D/P kì hạn:

Bộ chứng từ đến trước hàng hóa, để tạo điều kiện cho nhà NK chỉ phải thanh toán khi hàng tới đích, người XK đồng ý để nhà NK trả tiền trong khoảng thời gian thích hợp là X ngày sau khi bộ chứng từ được xuất trình.

Nhà XK muốn chắc chắn bộ chứng từ được trao khi đã nhận được tiền, tuy nhiên không phải nhà NK cũng có tiền ngay để thanh toán. Do đó nhà XK cho phép một khoảng thời gian là X ngày để nhà NK tìm kiếm nguồn tài trợ.

Do nhà NK yêu thích D/P kì hạn hơn nên dó đó khi đồng ý phương thức này nhà XK có thể bán được nhiều hàng hóa hơn.

Chủ Đề