Quản trị linux unbutu

Học viên biết cách cài đặt phần mềm ảo hóa, cài máy chủ Windows Server, cài máy trạm

Học viên biết cách thăng cấp máy chủ quản lý miền, gia nhập domain, quản lý người dùng, quản lý các đối tượng hệ thống AD

Học viên biết cách triển khai các dịch vụ mạng: DNS, DHCP, chia sẻ tài nguyên, Email

Học viên biết cách cài đặt các công cụ quản trị từ xa để quản lý

Học viên biết cách triển khai các chính sách quản trị hệ thống mạng dùng Group Policy

Học viên biết cách dùng các công cụ dòng lệnh để quản trị hệ thống không có giao diện đồ họa

Về lâu dài sẽ làm cho học viên tự tìm hiểu và triển khai những hệ thống đáp ứng với các nhu cầu khác nhau của khách hàng

Cài đặt, sử dụng và tùy chỉnh hệ điều hành ubuntu

Nội dung

  • Lệnh quản lý các tệp tin trong Ubuntu
    • Lệnh di chuyển/liệt kê các tập tin
    • Nội dung các tập tin
    • Quyền truy cập tập tin
    • Nén và giải nén tập tin
  • Các lệnh quản trị hệ thống trong Ubuntu
    • Cơ bản
    • Tiến trình (Processus)
    • Mạng máy tính
    • Phân vùng ổ cứng
    • Gói phần mềm

Nhanh, nhẹ, ổn định, an toàn, miễn phí là những ưu điểm của Ubuntu. Và nếu bạn biết thêm Các lệnh về quản trị hệ thống và lệnh quản lý các tệp tin bên dưới đây sẽ giúp bạn làm chủ Ubuntu một cách dễ dàng.

Không chỉ dừng lại ở Ubuntu về căn bản nó còn giống các lệnh trong Linux.

Lệnh quản lý các tệp tin trong Ubuntu

Lệnh di chuyển/liệt kê các tập tin

– Hiển lên tên thư mục đang làm việc với

pwd

– Di chuyển sang thư mục « /home/người_dùng »

cd

– Di chuyển sang thư mục « /home/người_dùng/Desktop »

cd ~/Desktop

– Di chuyển sang thư mục cha (ngay trên thư mục hiện hành)

cd ..

– Di chuyển sang thư mục « /usr/apt »

cd /usr/apt

– Di chuyển sang thư mục « /usr/apt »

cd /usr/apt

– Liệt kê danh mục tập tin trong thư mục Thưmục một cách chi tiết

ls -l Thưmục
dir -l Thưmục

– Liệt kê tất cả các tập tin, kể cả các tập tin ẩn (thường có tên bắt đầu bằng một dấu chấm)

ls -a
dir -a

– Liệt kê tên các thư mục nằm trong thư mục hiện hành

ls -d
dir -d

– Xếp lại các tập tin theo ngày đã tạo ra, bắt đầu bằng những tập tin mới nhất

ls -t
dir -d

– Xếp lại các tập tin theo kích thước, từ to nhất đến nhỏ nhất

ls -S
dir -S

– Liệt kê theo từng trang một, nhờ tiện ích « more »

ls -l | more

Tập tin và thư mục

– Chép file1 sang file2 

cp file1 file2

– Chép file vào thư mục « thưmục »

cp file /thưmục

– Chép toàn bộ nội dung của thư mục « thưmục1 » sang thư mục « thưmục2 »

cp -r thưmục1 thưmục2
rsync -a thưmục1 thưmục2

– Chuyển tên tập tin file1 thành tên file2

mv file1 file2

– Chuyển tên thưmục1 thành thưmục2

mv thưmục1 thưmục2

– Chuyển tập tin file vào thư mục thưmục

mv file thưmục

– Chuyển file1 vào thư mục thưmục đồng thời đổi tên tập tin thành file2

mv file1 thưmục/file2

– Tạo ra thư mục thưmục

mkdir thưmục

– Tạo ra thư mục cha thưmục1 và thư mục con thưmục2 cùng lúc

mkdir -p thưmục1/thưmục2

– Xóa bỏ tập tin file trong thư mục hiện hành

rm file

– Xóa bỏ thư mục trống mang tên thưmục

rmdir thưmục

– Xóa bỏ thư mục mang tên thưmục với tất cả các tập tin trong đó (force)

rm -rf thưmục

– Tạo ra một liên kết mang tên liênkết đến tập tin file (nối tắt)

ln -s file liênkết

– Tìm tập tin mang tên file trong thư mục thưmục kể cả trong các thư mục con

find thưmục -name file

– So sánh nội dung của 2 tập tin hoặc của 2 thư mục

diff file1 file2

Nội dung các tập tin

– Xuất hiện nội dung của tập tin file trên màn hình ở dạng mã ASCII

cat file

– Xuất hiên nội dung của tập tin file trên màn hình theo chế độ từng trang một : ấn phím « Enter » để xuống 1 dòng ; ấn phím « Space » để sang thêm 1 trang ; ấn phím « q »

more file

– « less » giống như « more », nhưng cho phép dùng phím [Page Down]

less file

– Xuất hiện số n dòng đầu tiên của tập tin file

head -n file

– Xuất hiện số n dòng cuối cùng của file

tail -n file

– Soạn tập tin file dùng trình soạn vi

vi file

– Soạn tập tin file dùng trình soạn nano

nano file

– Soạn tập tin file dùng trình soạn gedit

gedit file

– Xuất hiện các dòng chứa nội dung chuỗi trong tập tin file

grep chuỗi file

– Tìm nội dung chuỗi trong tất cả các tập tin trong thư mục mang tên thưmục

grep -r chuỗi
thưmục

– Ghi kết quả của lệnh lệnh trong tập tin file

lệnh > file

– Bổ sung kết quả của lệnh lệnh ở phần cuối của tập tin file

lệnh >> file

Quyền truy cập tập tin

– Xác định người chủ của tập tin file là người dùng mang tên « tênngườidùng »

chown tênngườidùng file

– Xác định người chủ của thư mục thưmục, kể cả các thư mục con (-R) là người dùng « tênngườidùng »

chown -R tênngườidùng
thưmục

– Chuyển tập tin file thành sở hữu của nhóm người dùng mang tên nhóm

chgrp nhóm file

– Giao (+) quyền thực hiện (x) tập tin file cho người dùng (u)

chmod u+x file

– Rút (-) quyền ghi (w) file của nhóm (g)

chmod g-w file

– Rút (-) quyền đọc (r) tập tin file của những người dùng khác (o)

chmod o-r file

– Giao (+) quyền đọc (r) và ghi (w) file cho mọi người (a)

chmod a+rw file

– Giao (+) quyền đọc (r) và vào bên trong thư mục (x) thưmục, kể cả tất cả các thư mục con của nó (-R), cho tất cả mọi người (a)

chmod -R a+rx thưmục

Nén và giải nén tập tin

– Giải phóng các tập tin có trong tập tin « archive.tar », đồng thời hiển thị các tên tập tin

tar xvf archive.tar

– Giải nén các tập tin có trong tập tin « archive.tar.gz » dùng « gzip » và « tar »

tar xvfz archive.tar.gz

– Giải nén các tập tin có trong tập tin « archive.tar.bz2 » dùng « bzip » và « tar »

tar jxvf archive.tar.bz2

– Tạo ra một tập tin archive.tar chứa các tập tin file1, file2

tar cvf archive.tar file1
file2

– Tạo một tập tin « archive.tar.gz » dùng « gzip » để chứa toàn bộ thư mục thưmục

tar cvfz archive.tar.gz
thưmục

– Tạo tập tin nén « file.txt.gz »

gzip file.txt

– Giải nén tập tin « file.txt »

gunzip file.txt.gz

– Tạo tập tin nén « file.txt.bz2 »

bzip2 file.txt

– Giải nén tập tin « file.txt »

bunzip2 file.txt.bz2

Các lệnh quản trị hệ thống trong Ubuntu

Cơ bản

– Thực hiện lệnh command với tư cách người siêu dùng (root)

sudo command

– Giống với sudo nhưng dùng cho các ứng dụng đồ hoạ

gksudo command

– Chấm dứt chế độ dùng lệnh có chức năng của người siêu dùng

sudo -k

– Cho biết phiên bản của nhân Linux

uname -r

– Khởi động lại máy tính ngay lập tức

shutdown -h now

– Liệt kê các thiết bị usb hoặc pci có mặt trong máy tính

lsusb
lspci

– Cho biết thời gian cần thiết để thực hiện xong lệnh command

time command

– Chuyển kết quả của lệnh command1 làm đầu vào của lệnh command2

command1 | command2

– Xoá màn hình của cửa sổ « Thiết bị cuối » (terminal)

clear

Tiến trình (Processus)

– Hiện thị tất cả các tiến trình đã được thực hiện (pid et ppid)

ps -ef

– Hiện thị chi tiết các tiến trình

ps aux

– Hiện thị các tiến trình liên quan đến chương khởi động soft

ps aux | grep soft

– Báo chấm dứt tiến trình mang số pid

kill pid

– Yêu cầu hệ thống chấm dứt tiến trình pid

kill -9 pid

– Chấm dứt một ứng dụng theo dạng đồ hoạ (ấn chuột vào cửa sổ của ứng dụng)

xkill

Mạng máy tính

– Thông tin cấu hình của các bộ phần giao diện (interfaces)

/etc/network/interfaces

– Hiện thị tên của máy tính trong mạng (hostname)

uname -a

– Thử nối mạng đến máy có địa chỉ IP

ping địa chỉIP

– Hiển thị thông tin về tất cả các giao diện mạng đang có

ifconfig -a

– Xác định địa chỉ IP cho giao diện cạc mạng eth0

ifconfig eth0 địa chỉIP

– Ngưng hoạt động giao diện cạc mạng eth0

ifdown eth0
ifconfig eth0 down

– Kích hoạt giao diện cạc mạng eth0

ifup eth0
ifconfig eth0 up

– Ngưng hoạt động tất cả các nối mạng

poweroff -i

– Xác định địa chỉ IP của máy làm cổng dẫn đến bên ngoài mạng cục bộ

route add default gw địa chỉ
IP

– Bỏ địa chỉ IP mặc định để ra khỏi mạng cục bộ

route del default

Phân vùng ổ cứng

– Tập tin xác định nguồn các kho phần mềm để tải xuống nhằm cài mới hoặc cập nhật hệ thống

/etc/apt/sources.list

– Cập nhật danh sách các gói phần mềm căn cứ vào các kho phần mềm có trong tập tin sources.list

apt-get update

– Cập nhật các gói phần mềm đã cài rồi

apt-get upgrade

– Nâng cấp phiên bản Ubuntu đang có đến phiên bản mới tiếp theo

apt-get dist-upgrade

– Cài phần mềm soft đồng thời giải quyết các gói phần mềm phụ thuộc

apt-get install soft

– Loại bỏ phần mềm soft cũng như tất cả các gói phần mềm trực thuộc

apt-get remove soft

– Loại bỏ phần mềm soft kể cả tập tin cấu hình của phần mềm soft

apt-get remove –purge soft

– Xoá bỏ các bản sao chép của những gói phần mềm đã bị loại bỏ

apt-get autoclean

– Hiển thị danh sách các gói phần mềm đang có

apt-cache dumpavail

– Cho biết danh sách các gói phần mềm có tên, hoặc có phần mô tả, chứa chuỗi soft

apt-cache search soft

– Hiển thị phần mô tả của gói phần mềm soft

apt-cache show soft

– Hiển thị các thông tin của gói phần mềm soft

apt-cache showpkg soft

– Liệt kê các gói phần mềm cần thiết cho gói phần mềm soft

apt-cache depends soft

– Liệt kê các gói phần mềm cần đến gói phần mềm soft

apt-cache rdepends soft

– Cập nhật thông tin căn cứ vào danh sách nguồn phần mềm trong tập tin sources.list

apt-file update

– Xác định tập tin file thuộc gói phần mềm nào

apt-file search file

– Liệt kê các tập tin có trong gói phần mềm soft

apt-file list soft

– Liệt kê các gói phần mềm « mồ côi »

deborphan

– Chuyển phần mềm paquet.rpm thành gói phần mềm dạng Debian paquet.deb (-d) và thực hiện cài đặt luôn (-i)

alien -di paquet.rpm

– Cài đặt phần mềm paquet.deb (không giải quyết các gói phụ thuộc)

dpkg -i paquet.deb

– Liệt kê nội dung của gói paquet.deb

dpkg -c paquet.deb

– Hiển thị thông tin của gói paquet.deb

dpkg -I paquet.deb

Chú ý: Cần cài các gói phần mềm apt-file, alien và deborphan nếu muốn dùng chúng.

Gói phần mềm

– Chứa các thông tin về các ổ cứng và hệ thống tập tin được gắn tự động

/etc/fstab

– Hiển thị các phân vùng tích cực

fdisk -l

– Tạo thư mục để gắn hệ thống tập tin của thiết bị diskusb

mkdir /media/diskusb

– Gắn hệ thống tập tin diskusb

mount /media/cleusb

– Tách ra hệ thống tập tin diskusb

umount /media/cleusb

– Gắn, tách ra hoăc gắn lại tất cả các ổ/thiết bị có trong tập tin « /etc/fstab »

mount -a
mount -a -o remount

– Tạo mới và bỏ phân vùng trên ổ cứng IDE thứ nhất

fdisk /dev/hda1

– Tạo một hệ thống tập tin « ext3 » trên phân vùng « /dev/hda1 »

mkfs.ext3 /dev/hda1

– Tạo một hệ thống tập tin « fat32 » trên phân vùng « /dev/hda1 »

mkfs.vfat /dev/hda1

Trên đây là bài tổng hợp các lệnh về quản trị hệ thống và các lệnh quản lý các tệp tin trong Ubuntu mà có lẽ mà rất nhiều người dùng đang cần. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong nhiều việc.

Quản trị linux unbutu