Quy định hội thảo cấp quốc gia là gì

Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới" sẽ diễn ra ngày 29/11 tới.

Quy định hội thảo cấp quốc gia là gì

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí thông tin về Hội thảo

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 58-KH/BTGTW, Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận trung ương, Bộ VHTTDL, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và một số cơ quan liên quan tổ chức hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” vào ngày 29/11/2022 tại Hà Nội.

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người là những vấn đề rất hệ trọng mà quốc gia nào cũng quan tâm xây dựng. Sinh thời Bác Hồ cũng đã rất quan tâm, chú trọng đến vấn đề này. Các Văn kiện đại hội, Nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập đến và chỉ ra khá rõ về hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam.

Tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, những vấn đề này đã được đề cập ở tầm nhận thức mới. Nghị quyết Đại hội XIII xác định, xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam thời đại mới là vấn đề tất yếu để bảo đảm sự đoàn kết, đồng thuận của dân tộc, của đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển bền vững, đồng thời là nhu cầu khách quan trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Nghị quyết Đại hội XIII cũng đã định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người đặt lên hàng đầu là xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người gắn với việc phát huy, gìn giữ giá trị gia đình; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cơ bản trong phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới.

Ngày 22/11, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Hội thảo quốc gia "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng BTC Hội thảo chủ trì buổi gặp mặt.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình cho hay: "Hội thảo quốc gia là hoạt động rất quan trọng. Ở đó, chúng ta thu nhặt lại những ý kiến, những "viên ngọc" để đánh giá về quá trình hình thành, quá trình xác định, quá trình hoàn thiện 4 hệ giá trị này".

Cũng theo ông Lê Hải Bình, hội thảo quốc gia sắp tới chỉ là một phần trong việc hoàn thiện 4 hệ giá trị, cùng với rất nhiều hoạt động khác như nghiên cứu các đề tài khoa học lớn để hình thành thêm các luận cứ khoa học, luận cứ thực tiễn.

Tại buổi gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Minh Nhựt – Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo trung ương, Thường trực Ban tổ chức Hội thảo cho biết, mục tiêu của Hội thảo nhằm tập trung làm rõ các nội dung, nội hàm và thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xác định những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức và quần chúng nhân dân thực hiện trong việc nghiên cứu, xác định và tổ chức thực hiện các hệ giá trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; xác định các định hướng, quan điểm, giải pháp xây dựng các hệ giá trị và từng giá trị cụ thể, để thúc đẩy sự phát triển đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta ở giai đoạn hiện nay.

Các tham luận hội thảo có góc độ tiếp cận, kiến giải khác nhau nhưng về cơ bản thống nhất nêu bật các thành tố căn bản của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Hệ giá trị quốc gia là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc. Hệ giá trị văn hóa là dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học. Hệ giá trị gia đình là ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Hệ giá trị con người là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo…, ông Nguyễn Minh Nhựt thông tin.

Được biết, Hội thảo sẽ diễn ra dưới hình thức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (11 Lê Hồng Phong, Hà Nội) và trực tuyến tới hai điểm cầu Thừa Thiên- Huế, TP Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội dự kiến có sự tham dự của 250 đại biểu, các nhà khoa học. Hiện BTC đã nhận được 79 tham luận từ các nhà quản lý, nhà khoa học gửi đến Hội thảo.

1. Mục đích Quy trình được xây dựng nhằm thống nhất công tác quản lý các hoạt động đăng ký, phê duyệt và tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học các cấp tại Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường. 2. Phạm vi Quy trình này áp dụng cho quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học các cấp được tổ chức tại Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường, do Viện đăng cai tổ chức. Cụ thể gồm các hội nghị, hội thảo như sau: – Các hội nghị, hội thảo cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp Bộ, ngành, cấp thành phố … do Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường đăng cai tổ chức; – Các hội nghị, hội thảo khoa học cấp Viện; – Các hội nghị, hội thảo khoa học do các đơn vị trong Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường đề nghị tổ chức. 3. Tài liệu viện dẫn – Quyết định về hoạt động KHCN. – Quyết định về việc ban hành Quy định hoạt động KHCN của Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường. – Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện nghiên cứu pháp luật về môi trường. 4. Các từ viết tắt 5. Nội dung 5.1.Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học Cấp Viện (Xem lưu đồ quy trình) 5. 1.1. Đề xuất kế hoạch tổ chức Căn cứ theo nhiệm vụ khoa học công nghệ của hàng năm, Trưởng Ban KH-CN đề xuất kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học cấp Viện trình lên Viện trưởng. Thông thường thời gian thực hiện: 01 – 04 tháng trước khi diễn ra hội nghị, hội thảo khoa học. 5. 1.2. Xem xét Viện trưởng căn cứ vào tình hình thực tiễn xem xét phê duyệt cho triển khai thực hiện/ hoặc không đồng ý tổ chức hội nghị, hội thảo. 5. 1.3. Lập kế hoạch tổ chức Sau khi được Viện trưởng đồng ý tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, Trưởng Ban KH-CN có nhiệm vụ lập kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo trình Viện trưởng phê duyệt. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo cần phải làm rõ một số nội dung sau: – Mục đích. – Lĩnh vực hay nội dung của hội nghị, hội thảo. – Dự kiến tên của hội nghị, hội thảo, thời gian tổ chức hội nghị, hội thảo. – Quy mô tổ chức, thành phần tham dự. – Cơ cấu tổ chức và điều hành hội nghị, hội thảo. Xác định các cơ quan, đơn vị đứng ra trực tiếp thực hiện, các đơn vị phối hợp thực hiện. – Phân công trách nhiệm tổ chức hội nghị, hội thảo. – Lộ trình chuẩn bị cho tổ chức hội nghị, hội thảo. – Nguồn kinh phí. – Các công việc khác (nếu có). Trong quá trình lập kế hoạch chuẩn bị cho hội nghị, hội thảo khoa học có thể kết hợp với các bộ phận liên quan (như Văn phòng, Tài chính…) để làm tốt công tác lập kế hoạch. *. Lưu đồ quy trình

5. 1.4. Phê duyệt Viện trưởng tiến hành xem xét, đánh giá kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo đã được trình lên. Nếu nhất trí với các nội dung trong kế hoạch thì chuyển sang bước tiếp theo. Nếu không thì yêu cầu trưởng Ban KH-CN sửa đổi, bổ sung sau đó xem xét, phê duyệt lại. 5. 1.5. Giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Sau khi phê duyệt kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, Ban KH-CN soạn thảo trình Viện trưởng các văn bản sau: – Thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo và kêu gọi viết bài, thông báo này có thể được nhắc lại theo thời gian, trong thông tin quảng bá phải nêu rõ một số nội dung sau: Nội dung, mục đích, tiêu chí của hội nghị, hội thảo. Dự kiến và thời gian dự định tổ chức hội nghị, hội thảo. Thời hạn nộp bài: nộp tóm tắt, nộp bản toàn văn. Thể lệ bài báo: giới hạn số trang, định dạng của bài báo. Cách thức nhận bài, cách thức liên lạc với Ban tổ chức hội nghị, hội thảo. – Quyết định thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban của hội nghị, hội thảo. Thông thường có các ban, tiểu ban sau: + Ban tổ chức hội nghị, hội thảo: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, xây dựng chương trình, điều phối hoạt động của các tiểu ban, chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo. + Ban thư ký hội nghị, hội thảo: chịu trách nhiệm gửi thông báo, nhận bài viết (là những báo cáo tham gia thảo luật tại hội nghị, hội thảo; các báo cáo được trình bày theo quy định), tổng hợp và gửi bài tới các tiểu ban kỹ thuật, thông tin liên lạc và thực hiện các công việc Ban tổ chức yêu cầu. + Các tiểu ban kỹ thuật: chịu trách nhiệm nội dung của các bài viết và phụ trách chương trình hội nghị tại tiểu ban của mình. + Tiểu ban tài chính: chuẩn bị nguồn kinh phí phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo. + Tiểu ban lễ tân, khánh tiết: đón tiếp đại biểu, bố trí chỗ ăn nghỉ, phương tiện đưa đón đại biểu (nếu được yêu cầu). + Tiểu ban bảo vệ: kết hợp với các lực lượng chức năng (nếu có) đảm bảo an ninh trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo. (Chú ý: tùy vào qui mô tổ chức mà có thể giảm các tiểu ban và một tiểu ban có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Thông thường, Ban KH-CN có các đại diện tham gia Ban tổ chức và Ban thư ký hội nghị, hội thảo cấp Viện). Các văn bản trên được lãnh đạo xem xét và ra thông báo, quyết định. Đồng thời, Viện trưởng cũng tổ chức cuộc họp trù bị triệu tập các cá nhân, tập thể có liên quan tham gia nhằm phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân. 5.1.6. Chuẩn bị tổ chức hội nghị, hội thảo Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị, hội thảo gồm một số công việc sau: – Chuẩn bị kỷ yếu hội nghị, hội thảo: nhận báo cáo, tham luận của các cá nhân và đơn vị (Nếu không đạt thì gửi trả lại tác giả yêu cầu chỉnh sửa hoặc từ chối không cho tham dự hội nghị, hội thảo); tổng hợp và phân loại. Sắp xếp, biên tập chỉnh lỗi và hoàn thiện bản thảo kỷ yếu hội nghị, hội thảo. – Chuẩn bị dự trù kinh phí các khoản chi cho các công việc phục vụ hội nghị, hội thảo mà phía Ban KH-CN phụ trách hoặc phối hợp phụ trách. Đối với các công việc mà do các đơn vị khác thực hiện độc lập thì phía đơn vị đó tự lập dự trù kinh phí trình lên lãnh đạo viện. Sau khi dự trù kinh phí được Viện trưởng phê duyệt, lập đề nghị tạm ứng để tạm ứng tiền phục vụ hội nghị, hội thảo. – Xây dựng chương trình, lập danh sách đại biểu, khách mời, chuẩn bị thẻ đại biểu và tài liệu hội nghị, hội thảo; – Gửi giấy mời; – Chuẩn bị hội trường, bố trí chỗ ngồi, âm thanh ánh sáng, trang trí khánh tiết, văn nghệ (nếu có) … – Chuẩn bị các phiếu đánh giá báo cáo, tham luận tại hội nghị, hội thảo cho Hội đồng khoa học và biên bản hội nghị, hội thảo. – Liên hệ với các cơ quan báo chí để quảng bá thông tin hội thảo (nếu yêu cầu); – Chuẩn bị các công tác hậu cần phục vụ hội nghị, hội thảo; Công tác chuẩn bị hội nghị, hội thảo được ban tổ chức và các tiểu ban tiến hành theo sự phân công. 5.1.7. Tổ chức hội nghị, hội thảo – Đón tiếp đại biểu. – Tiến hành hội nghị, hội thảo theo chương trình. 5.1.8. Tổng kết hội nghị, hội thảo và hoàn tất các thủ tục thanh toán – Tổng kết công tác hội nghị, hội thảo. – Hoàn tất các giấy tờ, thủ tục thanh toán các mục chi cho hội nghị, hội thảo. 5.2. Tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học chuyên môn Căn cứ trên kế hoạch công tác, các Phòng, Ban chuyên môn lập kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo tại đơn vị mình và chuyển đề xuất lên Ban Khoa học – Công nghệ trước thời hạn tổ chức hội nghị hội thảo ít nhất 1 tháng. Ban Khoa học – Công nghệ tổng hợp và trình Viện Viện trưởng phê duyệt. Trong kế hoạch phải làm rõ các nội dung sau: – Mục đích. – Lĩnh vực hay nội dung của hội nghị, hội thảo. – Dự kiến tên của Hội nghị, hội thảo, thời gian tổ chức hội nghị, hội thảo. – Quy mô tổ chức, thành phần tham dự. – Cơ cấu tổ chức và điều hành hội nghị, hội thảo. Khi kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên môn được Viện trưởng phê duyệt, các phòng chuyên môn tự tiến hành công tác chuẩn bị và thực hiện. Ban Khoa học – Công nghệ có chức năng tư vấn và giám sát công tác chuẩn bị cũng như tổ chức hội nghị, hội thảo của các phòng ban chuyên môn. Sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo các đơn vị này có trách nhiệm chuyển về Ban Khoa học – Công nghệ các văn bản sau: – Chương trình hội nghị. – Biên bản hội nghị. – Các phiếu đánh giá (nếu có). – Danh sách đại biểu, khách mời (có bảng danh sách ký tên xác nhận). Kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo cấp khoa, bộ môn do các đơn vị này tự chuẩn bị. 5.3. Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học các cấp ngoài Viện Đối với việc tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học các cấp ngoài Viện thì tùy thuộc vào sự tham gia của Viện trong công tác tổ chức lãnh đạo Viện sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Khoa học – Công nghệ. Các nội dung của công tác tổ chức có thể tham khảo ở mục 1. Cần lưu ý việc tổ chức một số hội nghị, hội thảo phải được sự đồng ý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi đó cần gửi công văn xin phép tổ chức tới các cơ quan này.